Đức Phật ra đời tính đến nay 2638 năm, Phật Giáo truyền thừa qua hai ngã: Hướng Bắc theo Việt Nam, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ,…nên được gọi là Bắc Tông… và Hướng Nam qua các quốc gia như Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Lào, Campuchia,…nên gọi là Nam Tông. Nam Tông áp dụng kinh điển theo tiếng Nam Phạn (Pali), trong lúc đó Bắc Tông áp dụng tiếng Bắc Phạn (Sankrist), cả hai được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Sự khác biệt giữa Nam Tông và Bắc Tông dựa trên kinh điển, hành trì, chứng đắc qủa vị khác nhau. Bài này chỉ đặt trọng tâm về sự truyền thừa mạng mạch Phật Pháp trong Phật Giáo, nên không đào sâu về các Tông Phái Phật Giáo.
Cách truyền thừa mạng mạch Phật Pháp không theo khuôn khổ của các pháp thế gian mà tuỳ tông phái và tùy các vị tổ, nhưng tựu trung dựa trên đạo hạnh, khả năng tu chứng, nghiêm trì giới luật, khâm tuân ý chỉ tông môn,vvv ở đệ tử mà các vị Thầy có thể thấy được.
Khởi đầu, trong một pháp hội có đông đủ chư Tăng trong Tăng Đoànthamdự, kể cả những vị Đại đệ tử như ngài: Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, ANanĐà, La Hầu La, Ma Ha Ca Chiên Diên, A Na Luật, Phú Lâu Na, Ưu Ba Li, v.v. và cùng một ngàn hai trăm năm mươi vị khác, Đức Phât bỗng nhiên đưa cành hoasenlên trong tư thế im lặng, cả pháp hội lặng im phăng phắc, chẳng ai hiểu chuyện gì sẽ xảy ra, các vị đã chứng đắc qủa vị A La Hán cũng ngơ ngác, không thể đoán Đức Phật sắp răn dạy những gì, duy chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp, trong tư thế ngồi kiết gìa không lay động hai tay bắt ấn tam muội, miệng nở một nụ cười hàm tiếu, rạng rỡ, tỏa sáng trên khuôn mặt của Tôn Gỉa nổi tiếng tu hạnh đầu đà. Cả pháp hội lặng im vừa hành trì quán sổ tức vừa theo dõi tiếp từng cử chỉ của Đức Phật và Tôn Gỉa Ma Ha Ca Diếp. Đức Phật khi ấy cũng nở một nụ cười hàm tiếu đáp trả Tôn Gỉả Ma Ha Ca Diếp, Ngài cất tiếng trầm hùng nhưng êm ái, dịu dàng, ngọt ngào rót sâu từng lời vào trong tâm tư của chư Tăng, tất cả đều hoan hỉ khi nghe Ngài cất tiếng:
“Ta có pháp lai nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thực tướng, vô tướng, nay truyền lại cho Ma Ha Ca Diếp”.Ngài đã tâm truyền tâm, ấn chứng cho Tôn Gỉa Ma Ha Ca Diếp trở thành vi Tổ Sư đầu tiên hay còn gọi là Sơ Tổ của Phật Gíáo tại Ấn Độ.
Nếu xét về qủa vị thì trong số đệ tử Phật thời ấy có qúa nhiều vị A La Hán, xét về thần thông Ngài Mục Kiền Liên đệ nhất, Xét về nghị luận không có ai có thể đánh bại Tôn Gỉa Ma Ha Ca hiên Diên, xét về đa văn không ai vượt qua A Nan Đà, Tôn Gỉa còn là thị gỉa và em chú bác của Phật, xét về tài thuyết pháp không ai qua Tôn Gỉa Phú Lâu Na, xét về nghiêm trì giới luật thì Ngài Ưu Ba Li bậc nhất, xét về mật hạnh có Tôn Gỉa La Hầu La, vốn là con trai độc nhất của Thái Tử Tất Đạt Đa trước khi Ngài xuất gia thành Phật. Vậy thì, khi chọn vị kế thừa Đức Phật không dựa vào các pháp thế gian như chúng ta vẫn thường làm để xét đoán như: Thân thế, liên hệ huyết thống, tông môn, công lao đóng góp, tài năng (kể cả tài trong đạo), tiếng tăm, ảnh hưởng trong tứ chúng, tình cảm riêng tư v.v.v. Đức Phật có những tiêu chuẩn và cái nhìn viễn kiến thấu suốt để trao truyền mạng mạch Phật pháp, nhằm giữ ngọn đuốc chánh Pháp mà Ngài đã thắp sáng sau khi chứng đắc dưới gốc cây Bồ Đề, được mãi lưu truyền trong thế giới đầy ngũ trược ác thế này.
Sự trao truyền ấn chứng khác đáng ghi nhớ là sau khi Sơ Tổ Trung Hoa Bồ Đề Đạt Ma (Tổ thứ 18 từ Tây Trúc) bỏ ra đi khỏi hòang cung của vua Lương Võ Đế đi về Thiếu Lâm Tự để “Cửu niên diện bích”, Ngài Thần Quang đã quyết tâm theo học Phật Pháp bằng cách chặt một cánh tay và ngồi phơi mình ngoài trời tuyết cả năm trời với chí nguyện cầu Pháp. Tâm nguyện bi hùng như vậy đã làm cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma thấy rõ sự tin tưởng tuyệt đối vào Ngài và vào Phật Pháp nên đã được Ngài truyền dạy, trở thành vị Tồ thứ hai tại Trung Hoa với Pháp hiệu Huệ Khả. Chúng ta thấy Vua Lưông Võ Đế đã đối xử Tổ Bồ Đề Đạt Ma như một thượng khách, ông đã cho đề xuất công quỹ để xây chùa, in kinh, đúc tượng, đào tạo tăng tài hầu mong lưu giữ Tổ Bồ Đề Đạt Ma lại và để được Ngài tán thán công đức, nhưng Ngài đã trả lời một câu rất thẳng thừng: “Ông chẳng có công đức gì cả”. Nếu như bây giờ, thì chắc có lẽ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã bị miệng lưỡi thế gian, ác ý xuyên tạc về Ngài rất nhiều lắm rồi.
Một truyền thừa Phật Pháp khác đáng ghi nhớ nữa, đó là giữa Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng. Lục Tổ Huệ Năng xuất thân là một thanh niên thất học mù chữ, mồ côi cha, làm nghề tiều phu đốn củi để nuôi mẹ gìa. Một hôm đi ngang chùa nghe tiếng tụng kinh Kim Cang, đến câu: “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” thì Ngài thoát nhiên đại ngộ, la lớn lên rằng: “Ðâu ngờ tánh mình vốn thanh tịnh! Ðâu ngờ tánh mình vốn không sanh diệt! Ðâu ngờ tánh mình vốn đầy đủ! Ðâu ngờ tánh mình vốn không dao động! Ðâu ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp!” Ngài vào chùa để xin Tổ Hoàng Nhẫn xuất gia. Tổ hỏi: Ông là ngườì man di, quê mùa, dốt nát từ Lĩnh Nam đến, ông nghĩ như thế nào mà xin xuất gia?. Ngài Huê Năng trả lời không suy nghĩ: “làm người có Nam có Bắc, có quê có tỉnh, nhưng tâm phật vốn bình đẳng”. Ngũ Tổ thấy Ngài có căn tính lanh lợi nên thâu nhận làm đệ tử nhưng sai xuống bếp nấu cơm gĩa gạo.
Trong chúng có Ngài Thần Tú văn hay chữ tốt, tinh thông Phật Pháp, đang làm gíáo thọ, nên ai cũng nể phục. Một hôm Ngũ Tổ muốn tìm một người xứng đáng để truyền y bát bèn ra một tựa đề khảo hạch và phán rằng ai làm được bài kệ xuất chúng thì sẽ trao y bát để kế thừa. Ngài Thần Tú đã làm một bài kệ trong chúng ai cũng tấm tắc khen hay, và tin tưởng y bát sẽ về tay Ngài. Thế mà dù không biết chữ, Ngài Huệ Năng đã ứng khẩu đọc bài kệ cũa mình và nhờ viết lên bảng giùm. Qua bài kệ đó, Ngũ Tổ biết Ngài Huệ năng đã ngộ đạo, nên vào đúng canh ba đã trao y bát và khuyên Ngài phải trốn đi về phương Nam tránh khỏi bị di hại. Tuy vậy vẫn bị võ tướng Huệ Minh, đệ tử của Ngài Thần Tú, đuổi kịp và đòi y bát lại. Nhưng khi Ngài Huệ Năng để y bát trên một cái gò đất và bảo Huệ Minh lấy về đi, thì Huệ Minh nhấc lên không nổi. Huệ Minh biết ý chư Phật chư Tổ đã quyết trao truyền y bát cho Ngài Huệ Năng, nên ông đã quỳ xuống sám hối và quy y làm đệ tử của Ngài.
Mặc dầu không được Ngũ Tổ truyền lại y bát, Ngài Thần Tú cũng đã tự lập một nhánh ở Phương Bắc và tu theo lối niệm tu nhưng chỉ tryền được hai đòi thì hết, trong lúc đó Ngài Huệ Năng đã trở thành Lục Tổ ở phương Nam, đào tạo rất nhiều Thiền Sư đắc đạo nổi tiếng, tu theo phương pháp đốn ngộ, và truyền được rất nhiều đời về sau. Phật Pháp, cũng như các pháp khác, được khai sinh trong Tục Đế nên vẫn chịu ảnh hưởng bởi định luật “thành trụ hoại không”: Trải qua các thời kỳ Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. Tất cả các pháp là do duyên mà thành và cũng do duyên mà hoại diệt. Một trong những duyên lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình “thành trụ dị diệt” chính là nhân duyên, là con người. Do đó Phật Pháp có trường tồn hay chóng bị hủy diệt đều do Tăng Ni Phật Tử có quyết tâm xây dựng, đóng góp, bảo vệ và đi đúng chánh pháp hay không.
Trong thế giới pháp nhược ma cường hiện nay, con người (kể cả người tu) bị cám dỗ bởi ngũ dục (tài, danh, sắc, thực, thuỳ) rất mãnh liệt, lý tưởng xuất gia (xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia – dục giới, sắc giới, vô sắc giới) bị hủ hóa không còn thuần túy như trước đây của giới tu sỹ, với chủ trương duy tuệ thị nghiêp và con đường giải thoát là chính. Thật vậy, chính sự hủ hóa vì ảnh hưởng mạnh mẽ vào duy vật chủ nghĩa, làm biến tướng đạo Phật của xã hội Việt Nam bây giờ, tạo nên con người nhiều mê tín, lãnh cảm, khuất phục trước sức mạnh của vật chất, bạo lực và thần quyền, mất hết niềm tin, khả năng, ý chí và sức mạnh tinh thần của chính mình.
Chính vì vậy mà sự lựa chọn nhân sự trong các vai trò lãnh đạo Phật Giáo hơn bao giờ hết trong giai đoạn này phải rất cẩn trọng. Việc đào tạo Tăng Ni Phật Tử cũng không kém phần quan trọng, vì tứ chúng là giềng mối, là hạt giống bồ đề làm cho Phật Pháp hưng thịnh, trường tồn. Những thành phần tăng ni với tham vọng cá nhân, hủ hoá, cơ hội chủ nghĩa, thủ đoạn, trước sau bất nhất, không có đủ can đảm để vượt thắng qua cám dỗ của ngũ dục, quy hàng vào tổn hữu ác đảng vì lợi dưỡng, địa vi, quyền lực chỉ làm hại đạo pháp, đánh mất niềm tin của quần chúng Phật tử vào Tam Bảo. Giáo Hội cần phải tiếp tục đào tạo và mạnh mẽ thanh lọc hàng ngũ tăng lữ để chỉ duy trì tăng ni có giới đức, trong sạch, có lý tưởng gỉai thoát, lý tưởng phục vụ quần sanh, dân tộc và đạo pháp. Có như vậy mới tạo được uy tín với quần chúng Phật tử tại gia và niềm tin của họ mới được gởi gâm tuyệt đối nơi giới xuất gia. Không có gì đau khổ và dễ đánh mất niềm tin vào Tam Bảo khi một người đệ tử khám phá vị bổn sư, vị trụ trì, vị lãnh đạo trong hội đồng Giáo Phẩm của mình, tri hành không hợp nhất, không có oai nghi tế hạnh và giới đức không đươc thanh tịnh.
Việc hình thành GHPGVNTN vào cuối năm 1963 với Hiến Chương của GH được Cư Sỹ Chánh Trí Mai Tho Truyền và Chư Tăng hợp soạn làm nền tảng cho sự thống nhất tất cả các Tông Phái Phật Giáo tại Việt Nam. Mặc dù hiến chương đó đã được tu chính, áp dụng và dựa vào như một kim chỉ nam cho mọi sinh họat của các cấp trong GH. Tuy nhiên, kể từ khi Cọng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam 1975, Gíáo Hội đã bị tước đi quyền pháp lý, bị đặt ra ngòai vòng pháp luật, mọi sinh hoạt và đặt đinh nhân sự vào hàng Giáo Phẩm, các chức vụ quan yếu của GH phải uyển chuyển và phải dựa trên sự sinh tồn của Giáo Hội. Không vì một bản hiến chương được sọan thảo lúc GH đang hưng thịnh được hòan tòan tự do họat động mà những phần tữ phản đồ cứ vin vào để chất vấn vị lãnh đạo tối cao trong giai đoạn thập tử nhất sinh này.
Thật vậy, một quốc gia dân chủ đang trong thời bình, yên ổn, vị Tổng Thống phải tôn trọng bản hiến pháp và mọi quyết định phải được sụ đồng thuận của đa số lưỡng viện quốc hội. Nhưng khi quốc gia ấy đứng trước sụ đe dọa của chiến tranh, nền an ninh bị thách đố, vị Tổng Thống đó có quyền phủ quyết tất cả ý kiến trái ngược của quốc hội, tự mình đơn phương định đoạt mọi vấn đề để bảo vệ sự sống còn cho quốc gia mình. Cũng vậy, thời gian gần đây, có những biến chuyến nội bộ khá quan trọng, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ không thể kỳ vọng vào 2 Viện Hóa Đạo I & II, lý do chính là 2 vị đứng đầu 2 Viện này, HT Viên Định và HT Viên Lý, đã hiệp lực củng với vị Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, cả ba cùng kéo nhau đi chệch hướng, mục tiêu và tôn chỉ của GHPGVNTN. Vì vậy, Đức Tăng Thống có quyền đơn phương áp dụng biện pháp chế tài nhị vị Chủ Tịch của Lưỡng Viện để bảo tòan sự sinh tồn của GHPGVNTN và tiếp tục lèo lái con thuyền GH đi đúng chánh pháp mà Đức Phật đã vạch ra.
Đức Phật đã không nhường Giáo Hội và Tăng Đoàn khi bị Đề Bà Đạt Đa kéo theo đa số Chư Tăng để áp đảo Ngài. Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn không truyền Y Bát cho Ngài Thần Tú vì lý do Ngài Thần Tú được đa số Chư Tăng yêu chuộng. Cũng vậy, nay mai Đức Đệ Ngũ Tăng Thống cũng không thể truyền thừa Giáo Hội lại cho những chư Tăng nào đã có mầm mống tạo phản dù họ đang mạnh mẽ kéo theo số đông để cô lập Ngài. Một mảnh đất mầu mỡ cần phải diệt hết cỏ dại, gieo những hạt giống tốt mới mong thu hoạch hoa mầu có lợi tức cao. Cũng vậy, trang nghiêm để có một gíáo hôi tốt, thanh tịnh là một điều cần yếu Đức Tăng Thống đã can đảm làm mặc dầu đang trong hòan cảnh thật khắc nghiệt cho chính bản thân Ngài.