BỒ TÁT & ĐỨC PHẬT

PHẬT PHÁP

                                                   BỒ TÁT

statue-207471_1280Bồ Tát là dịch âm của tiếng Ấn Độ, ý nói là người có tâm rộng lớn, giữ 5 giới cấm, tu theo 10 điều thiện, và tám chánh đạo …v.v…Nói khác đi, những ai có lòng duy hộ (giữ gìn, lo lắng) Phật pháp, cứu người giúp đời, thậm chí họ chỉ mới phát nguyện lợi tha, giác tha thôi cũng có thể gọi là Bồ Tát.

Bồ Tát chia ra 10 cấp bậc (giai đoạn) từ sơ địa (cấp 1) tới thập địa (cấp 10). Đó là căn cứ vào đạo lực, tu dưỡng và thành tích phục vụ loài người, chúng sinh, xã hội để phân định.

Vị thập địa Bồ Tát công đức và trí huệ đều sắp trọn ven (viên mãn), nghĩa là gần tới giai đoạn thành Phật.

Kinh dạy: “tìm Bồ Tát nơi ngũ minh” (Bồ Tát đương ư ngũ minh xứ cầu.) Ngũ minh là: Phật học, y học, văn học, công trình và nghệ thuật học, lý tắc học (nhân minh).

Thế lực và não lực của những người công tác trong các ngành học vừa kể trên, thật sự đối với vấn đề tiến bộ, phồn vinh, hạnh phúc của xã hội nhân quần cống hiến rất lớn.

Xưa nay đã từng có vô số vị Bồ Tát học Phật, như đức Bồ Tát Quán Thế Âm, lịch đại cao tăng, đại đức, những vị này thường quên mình vì người, thương xót, cứu giúp chúng sanh như mẹ hiền âu yếm con cái.

Người đời thường nhận lầm những ngãu tượng bằng gỗ, đá…là Bồ Tát. Theo Phật giáo, Bồ Tát là những người biết cứu giúp chúng sinh, tận tình phụng sự đạo pháp, chân thành phục vụ xã hội. Vì thế Bồ Tát là tấm gương trong sáng, vĩ đại cho người người soi chung.

                                            ĐỨC PHẬT

Đức Phật là một chúng sinh đã giác ngộ.

Giác ngộ có 3 nghĩa:

1 _ Tự giác ngộ: là người ấy đã diệt trừ sạch các tâm lý xấu như: tham lam, giận dữ, ngu si, kiêu ngạo và là tà kiến …v.v…từ vô thỉ kiếp và nhờ thế ra khỏi sanh tử luân hồi, đi vào thánh cảnh.

2 – Làm cho người khác giác ngộ: là vận dụng chân lý, phương pháp mà chính mình đã thể nghiệm thành công để giáo hóa người khác, khiến cho họ có một sự hiểu biết chính xác về nhân sinh, về Phật giáo, sau đó, khuyên họ phải thực sự học tập để thể ngộ chân lý.

3 – Tất cả đều thành tựu viên mãn: tất cả trí huệ, từ bi, năng lực, công đức, sự nghiệp tu hành đều đạt tới mức hoàn toàn, trên trời, dưới nhân gian không một ai có thể sánh bằng vị ấy.

Tóm lại Phật là Thánh nhơn có đầy đủ 3 đức vừa kể trên. Trong quá khứ có vô lượng chư Phật. Tương lai cũng vậy. Tất cả chư Phật đều đầy đủ phước đức và trí huệ như nhau.

Đức Phật dạy: “Mọi người đều có thể thành Phật. Ta là Phật đã thành. Các con là Phật sẽ thành, nếu các con tin theo lời ta và làm những việc mà ta đã làm.”

 

 

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.