ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ – BÀN VỀ VIỆC NIỆM PHẬT – SÁM HỐI

PHẬT PHÁP

 

                                    downloadsĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

A Di Đà có nghĩa là sống lâu vô cùng (vô lượng thọ) và sáng suốt vô tận (vô lượng quang).

Đức Phật A Di Đà và Thích Ca đều là vị đạo sư của ba cõi, cha lành của bốn loài và cũng là vị Cứu chủ của trời, người.

Khi còn tu Bồ tát hạnh, đức A Di Đà đã phát nguyện rộng lớn: Kiến thiết cho chúng sinh một cõi Tịnh độ cực kỳ an vui. Cõi ấy có 2 đặc điểm:

1. Về hoàn cảnh: hết sức hoa lệ, thanh tịnh do muôn thứ châu báu tạo thành.

2. Về chúng sinh: tất cả chúng sinh ở đây đều là những vị hiền lành, chánh trực. Họ không chịu các thứ khổ não sanh, già, bệnh và chết của thân và cũng thoát khỏi các phiền não tham dục, giận dữ, tà kiến, kiêu mạn…của tâm. Chúng sinh trong cõi Tịnh độ này được sự giáo hóa của đức Phật A Di Đà và chư Bồ tát. Họ luôn luôn được gần gũi với các bậc Thượng thiện nhơn. Những chúng sinh ở cõi Tịnh độ khi đã tu hành thành công, họ thường phát nguyện trở lại chúng sanh để giáo hóa.

Phải là một Thiện nhơn thực sự mới có thể sanh về Tịnh độ như Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: Ai muốn được đức A Di Đà tiếp dẫn về cảnh Tây phương Tịnh độ, người ấy phải có đủ điều kiện sau đây:

– Quy Y Tam Bảo.

– Phát tâm bồ đề.

– Hiếu thuận với cha mẹ.

– Tu trì 10 điều thiện.

– Thường niệm danh hiệu và nhớ tưởng tới cảnh giới trang nghiêm, sự nghiệp vĩ đại của đức A Di Đà.

Làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh.

Những lời đức Thích Tôn giới thiệu với chúng ta về hoàn cảnh (Y Bảo) và chúng sinh (Chánh Bảo) ở cõi Tây phương Tịnh độ đã được chép thành Kinh A Di Đà mà Phật Giáo Đồ hiện đang trì tụng hàng ngày.

 

                              BÀN VỀ VIỆC NIỆM PHẬT

Tham lam, sân hận, si mê, vọng tưởng…là những tính xấu luôn luôn tiềm tàng trong tâm của chúng ta. Chúng nhiễu loạn, xúi dục chúng ta tạo ra biết bao tội lỗi và những tội lỗi ấy không những khiến cho cuộc đời ngập tràn khổ não, mà còn làm trở ngại nếp sông tiến bộ của văn minh nữa.

Vì thế, chúng ta nên có một lý tưởng thật cao khiết làm mục tiêu cho cuộc đời an lạc. Lý tưởng ấy chính là phương pháp niệm Phật.

Mõi ngày nên có một thời gian cố định buổi sáng và buổi tối, chuyên tâm, lắng lòng, gạt bỏ mọi phiền loạn, tiếp đó xưng niệm Hồng danh chư Phật. Nên biết niệm Phật lúc nào cũng như nhau và niệm thầm hay niệm lớn tùy theo hoàn cảnh, miễn hết lòng thành kính là được.

Niệm Phật tức là chúng ta nhờ tới phước đức, trí huệ việc làm nhất là những lời giáo huấn (dạy dỗ) của đức Phật.

Nếu người nào ngày ngày, giờ giờ đều chí thành niệm Phật thì tánh tình, tâm tư, thậm chí đến cả hành vi của họ cũng đều được ảnh hưởng đặc thù (tiềm di mặc hóa) của công đức niệm Phật chi phối.

Thế rồi, tuy sống giữa cuộc đời đầy xô bồ, phức tạp, nhưng người ấy cảm thấy dễ dàng trong vấn đề thực hành lời dạy của đức Phật:

“Không làm những điều ác

Gắng làm những việc lành

Giữ tâm ý cho thanh tịnh.”

Nhờ vậy, cuộc đời của họ được an vui ở hiện tại và hạnh phúc trong tương lai.

 

                                           SÁM HỐI  

Vì muốn làm vua và vì nghe theo lời xúi dục của quân gian, vua A Xà Thế của nước Ma Kiệt Đà đã giam cha mình vào lao ngục. Kết quả, vua cha bị bệnh nawjngvaf chết trong chốn tù đày.

Vua A Xà Thế biết mình đã làm một việc tội lỗi tày trời nên vô cùng đau buồn khóc lóc. Dầu vậy, ông vẫn cảm thấy cắn rứt lương tâm không sao chịu nổi! Do đó, nhà vua tìm đến Phật Đà và cầu xin Ngài chỉ dạy…

Đức Phật:

“Nguồn gốc của tội ác phát sanh từ lòng tham dục, nóng nảy, tà kiến, kiêu ngạo…Người vì lòng ham muốn làm vua quá độ mới có hành động điên cuồng, bất hiếu như thế, Ngươi mau mau sám hối!”

Sám hối là sao? Ầ Thế bạch Phật.

Phật dạy:

“Sám hối là biết được tự mình làm một việc sai trái, liền ăn năn, tỏ bày, nguyện xin chừa bỏ và thề không bao giờ tái phạm nữa. Được vậy, tội lỗi mới tiêu trừ, cuộc sống mới trở nên an vui, trong sáng. Chỉ ngồi than khóc suông thôi đâu có ích lợi gì?”

Vua A Xà Thế nghe lời Phật dạy, nguyện chí tâm sám hối và xin Quy Y Tam Bảo để được làm một tín đồ chính thức.

Kinh Pháp Hoa: “Có 2 loại người đáng khen, một là không bao giờ gây tội lỗi, hai là lỡ gây ra tội nhưng biết ăn năn chừa bỏ.

Từ vô thỉ kiếp đến nay, trong chúng ta, ai dám nói là mình không có tội?Sao lại không chịu tỏ bày sám hối lập tức mà còn do dự chần chờ.?

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.