Palm Dương: Chùa Cổ Lâm còn hay đã mất?

TIẾNG LÒNG NGƯỜI

Image result for chùa cổ lâm seattle

On Wednesday, January 24, 2018 4:26 PM, Pam Duong <pamduong07@gmail.com> wrote:

Liên tiếp những tuần qua, các tờ báo Việt ngữ tại Seattle đã có những bài tường thuật kèm thêm hình ảnh chung quanh sự vụ xẩy ra tại Chùa Cổ Lâm. Một số Phật tử và Đồng hương hay tin không khỏi hoang mang và tự hỏi Chùa Cổ Lâm còn hay đã mất trước một biến cố trọng đại.?

Trước khi bàn về sự việc thực hư như thế nào, xin lược sơ vài nét về chùa Cổ Lâm. Chùa tọa lạc tại số 3503 S Graham ST, Seattle, WA 98118 gần góc đường Matin Luther King với đông đảo dân cư và dịch vụ thương mại người Việt. Sau khi Cọng sản cưỡng chiếm Miền Nam 30.4.1975, hàng ngàn người tỵ nạn Cọng sản đã theo làn sóng người bỏ nước ra đi, đến định cư tại thành phố Cao Nguyên Tình Xanh này, mong mỏi có được một nơi sinh hoạt, học Phật hướng về tâm linh, vì thế chùa đã được hình thành từ một ngôi nhà cũ kỹ ọp ẹp. Chùa Cổ Lâm tuy là ngôi chùa thứ hai sau chùa Việt Nam, nhưng được phát triển mạnh mẽ trở thành một đạo tràng to lớn khang trang với 2 lý do:

– Chùa mang danh nghĩa Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam – Vietnamese Buddhist Community. Hai chữ cộng đồng – community tự ý nghĩa này đã cho người ta hiểu, là một ngôi chùa chung của toàn thể Cộng đồng Người Việt tỵ nạn.

Image may contain: 2 people, flower

– HT Thích Nguyên An vi Tăng trú trì Lãnh đạo Tinh thần Phật tử, Thầy cũng là một thành viên cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, Sau khi Giáo Hội  được thành lâp vào ngày 25,26,27.10. 1992, dưới sự lãnh đạo tối cao của nhị vị Tăng Thống HT Thích Huyền Quang, HT Thích Quảng Độ trong nước, vì thế Phật tử đã nỗ lực đóng góp với nguyện vọng mong cầu chùa Cổ Lâm luôn là trụ sở của Giáo Hội và đại diện cho Phật tử tại Seattle.

1. Biến cố:

Nói đến 2 chữ “biến cố” thực sự không phải mới đây, mà đã xẩy ra từ lâu, tất cả được hoạch định theo tiến trình thời gian một cách tinh vi. Đối với Phật tử chỉ biết nhìn vào hình tượng, hình thức bên ngoài ngôi chùa, hay quan niệm ai tu người đó hưởng, Chùa tôi, Thầy tôi thì cho dù có sinh hoạt hơn 35 năm như lời phát biểu của ông Huynh trưởng Gia Đình Phật tử nào đó, mà qua hình ảnh người ta thấy được, cũng khó có thể nhận biết được về những uẩn khúc xâu xa bên trong. Còn những ai am tường về hiện trạng Phật giáo ngày nay đều có cùng một nhận định rằng:

– Biến cố bắt nguồn từ ngày Hòa thượng (HT) Thích Nguyên An tách rời Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), dưới sự lãnh đạo của nhị vị Tăng Thống, đi theo một đường hướng mới, một sinh hoạt mới, từ đó người ta biết được HT Thích Nguyên An đã nhiều lần về Việt Nam. Và cũng từ đó biết bao Sư Ông, Sư Bà lạ hoắc về chùa trú trì, mà người ta không hề biết được lai lịch của các vị này! Công hạnh tu tập ra sao? Có thực là tu sĩ Phật giáo hay không?

hthuyenquang

 Hòa THượng Thích Huyền Quang

Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN

Image result for hòa thượng thích quảng độ image

Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN

– Một điều đáng buồn không thể không nói. HT Thích Nguyên An đã không còn là thành viên Giáo Hội, nhưng Thầy vẫn treo chân dung nhị vị Tăng Thống tại Hội trường và nhà ăn cốt ý để che mắt Phật tử, nhưng qua các kỳ Đại Hội Về Nguồn, thì Thầy lại hạ hình ảnh quý Ngài xuống, vất bỏ trong một xó xỉnh rồi sau đó lại thượng lên.

– Về hành chánh quản lý chùa Cổ Lầm, theo như hồ sơ đăng bạ tại Olympia, Tiểu bang Washington ngày 16.6.1983 và có hiệu lực kể từ ngày 23.6.1983 gồm có HT Thích Nguyên An là Giám đốc, Chủ tịch ( President); ông Trần Thuận Hiếu là Thư Ký (Secretary); và bà Võ Thanh là Thủ quỹ (Treasury) nhưng theo văn bản mới nhất Nonprofit Corporation Amended Report UBI #601608643 đã được tung lên mạng, mà người ta thấy được, ngày 30.10.2017 HT Thích Nguyên An đã đăng bạ lại dưới chữ ký Thái Đình Cư về một số thành phần nhân sự quản lý mới gồm có : HT Thích Nguyên An, President; Lộc Quang Nguyễn tức Thích Quảng Thọ. Vice President; Thích Huệ Nhân tức Danh Tương Quốc Nguyễn, Secretary; Mạnh Thị Nguyễn tức Quảng An, Treasury. Tất cả bốn vị đều là Governor có quyền thủ hiến và định đoạt chùa Cổ Lâm như nhau. Như thể, sự nghi ngại của ông Nguyên Hồng Lê Tấn Phúc và nhiều người trước đây thường tự hỏi, sau khi HT Thich Nguyên An viên tịch hay đường tu không trọn, thì chùa Cổ Lâm sẽ về tay ai? Chính sự kiện này cũng là điều minh chứng cho dư luận và Phật tử thấy được tên bà Nguyễn Thị Mạnh sờ sờ trong văn bản đăng bạ và được Tiểu bang Washington chấp thuận kể từ ngày 30.11. 2017, thế mà HT Thích Nguyên An lại thiếu thành thật khi trả lời “tin tôi hay tin các bà đó…” .

 -Dựa trên nguyên tắc hành chánh và lý lẽ phải phù hợp với danh nghĩa Cộng Đồng Phật Giáo, thì thiết tưởng rằng trước khi mời ai vào thành phần chỉ đạo và có quyền thủ hiến chùa Cổ Lâm do thập phương bá tánh đóng góp, thì HT Thích Nguyên An phải thông báo với Phật tử và Cộng đồng, để người ta có thể sưu tra lý lịch một cách kỹ lưỡng. Sự việc Thầy tự ý cho tên 3 vị làm thủ hiến ngôi chùa, mà lý lịch không rõ, người ta chỉ biết bà Nguyễn thị Mạnh mới vào chùa sinh hoạt vài tháng từ lễ Vu Lan năm ngoái, lại có khả năng sai khiến Thầy như một tài xế (theo lời tường trình của ông Nguyên Hồng do ông Thái Gò Công chuyển tải trực tiếp trên mạng youtube và facebook vào ngày 21.1.2018 https://www.youtube.com/watch?v=8yOC8fTgxjI )

– Về tài chánh thì xét ra cũng y khuôn như nhân sự vậy! Dù chùa Cổ Lâm dưới danh nghĩa là của Cộng Đồng Phật Giáo, nhưng HT Thích Nguyên An quản lý tất cả, Thầy chưa bao giờ thông báo cho Phật tử biết về tịnh tài công đức và ngân quỹ thu, chi hàng tháng, hàng năm. Từ ngày chùa Cổ Lâm hình thành đến ngày nay, chẳng ai biết cũng chẳng ai hay về  nguồn tài chánh do công đức của bá tánh xa gần đã đóng góp,  và nhất là  nguồn chi phí cho những gì?  Và về đâu? Đã vào tay ai? Thực sự người ta hoàn toàn mù tịt! Qua sự kiện này thiết tưởng không chỉ là niềm ưu tư riêng đối với ông Nguyên Hồng Lê Tấn Phúc, mà còn là nỗi băn khoăn, e ngại chung của toàn thể bá tánh đúng như chúng tôi đã nói ở trên, về một ngày vô thường đến cho HT Thích Nguyên An, thì tương lai chùa Cổ Lâm sẽ về tay ai đây?

2. Chùa Cổ Lâm còn hay mất?

Hẳn nhiên chúng ta không thể trao trọn ngôi chùa cho một số thành phần lãnh đạo, mà chúng ta không biết họ là ai! Thì chùa Cổ Lâm mất hay còn là do chính chúng ta có đủ trí huệ nhận thức tầm mức quan trọng và xử dụng cái dũng của người Phật tử để ngăn chận kịp thời không? Một số người có cơ duyên sinh hoạt với chùa Cổ Lâm đã có lời nhận định rằng:

– HT Thượng Thích Nguyên An từng sinh hoạt với Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Tiểu Bang Washington một thời gian quá dài gần nửa đời người, thì thiết tưởng hơn ai hết Thầy đã quá rõ, qua kinh nghiệm xẩy ra hầu như hàng năm trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, có những kẻ chủ mưu tổ chức chương trình ca nhạc vào ngày sinh nhật Hồ Chí Minh 19.5 và ngày 2.9 quốc khánh CSVN, nên đã bị Cộng Đồng tảy chay và biểu tình chống đối mãnh liệt, mà Thầy lại bảo vô tình không để ý, đó là điều nghịch lý đến vô lý, đã cho người ta không khỏi thắc mắc về Lịch Trình Sinh Hoạt 2018 dự định tổ chức Đại Lễ Phật Đản và Vu Lan lại trùng với 2 ngày cấm kỵ nêu trên, phải chăng là một hành động dọ dẫm sự phản ứng của Cộng Đồng?

– Đừng lo chùa Cổ Lâm rất linh thiêng, bằng chứng Chư Phật đã gia hộ cho Phật tử và bá tánh biết trước, để ông Phan Rang đại diện Cộng Đồng lên tiếng yêu cầu thay đổi Lịnh Trình Sinh Hoạt.

– Trước công đức của toàn thể bá tánh, anh linh của những người đã khuất trong việc hình thành và xây dưng chùa Cổ Lâm được như ngày nay, nên Ông Nguyên Hồng Lê Tấn Phúc đã đứng ra kêu gọi mọi người cùng ký tên gìn giữ ngôi chùa chung. Hành động của ông Nguyên Hồng rất đáng ca ngợi, tán thán.

Riêng phần người viết chúng tôi xin lấy chút kinh nghiệm góp ý về một vấn nạn bán chùa, cướp chùa đã xảy ra nhan nhản khắp nơi tại Hải Ngoại, nó như một phong trào, chỉ chờ chực khi có văn bản thủ hiến trong tay, họ sẽ dùng kẽ hở luật pháp để cưỡng chế, cướp đất dành dân một cách trắng trợn như người ta đã thấy qua sự trạng Chùa Phật Quang của GHPGVNTN đã bị Sư Thích Giác Đẳng ngang nhiên bán chùa công khai, bất chấp dư luận; như Chùa Giác Hoàng của Cố HT Thích Tâm Thọ cũng bị người ta lợi dụng Pháp lý cưỡng chế, dù Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích sinh hoạt trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia bao năm, và cũng là người am tường nhiều về lãnh vực luật pháp, thế mà vẫn phải bó tay thua kiện. 

Qua kinh nghiệm thâu thập đó, cuối cùng xin có một lời khuyên, người Phật tử tu tập hầu phát huy trí huệ để nhận định mọi sự việc đúng, sai và nhất là xin đừng quên cần phải dấn thân, hành động thức thời trước khi quá trễ.

Palm Dương

One thought on “Palm Dương: Chùa Cổ Lâm còn hay đã mất?

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.