Nguyên Chiếu: (Bài 1) Về những vấn nạn Chùa tôi Thầy tôi xẩy ra tại chùa Cổ Lâm.

TIẾNG LÒNG NGƯỜI

 

                HT Thích Nguyên An

On Thursday, February 1, 2018 4:00 PM, Canh Tran <canhtran723@gmail.com> wrote:

Sau khi bài viết “Trả Lời Ô. Nguyễn Đức Truyền Về Vấn Nạn Chùa Tôi, Thầy Tôi Qua Hình Ảnh Chùa Phật Quang và Cổ Lâm Hiện Nay” Nguyên Chiếu nhận được nhiều email gởi đến trong hộp thư Yahoo tỏ lời cảm mến và yêu cầu Nguyên Chiếu (NC) ghi lại bằng văn từ, nét chữ để có thể in ra thành văn bản cho những ai không quen xử dụng internet được đọc, và nhất là các báo chí địa phương có thể dùng như một bài tường thuật phổ biến cho đọc giả am tường về các diễn biến liên tiếp xảy ra tại chùa Cổ Lâm, xuyên qua các youtube của ô. Lê Thái (Thái Gò Công) đã live stream ngay tại hiện trường bằng hình ảnh mắt thấy, tai nghe. Tất cả Youtube của Nhà báo Lê Thái không chỉ phản ảnh sự thật, mà còn có giá trị cho các vấn đề pháp lý tố tụng nếu cần.

Thể theo lời yêu cầu và trước vấn nạn “chùa tôi, thầy tôi” tại chùa Cổ Lâm là vấn nạn chung đã gây ra bao nhức nhối, đau thương cho toàn thể Phật giáo, NC xin ghi lại những sự kiện xẩy ra qua 2 you tube do Nhà báo Lê Thái đã chuyển tải trên mạng:

Tuy nhiên, Trước khi vào phần lược thuật, xin cho phép NC được trả lời một số thắc mắc:

Hỏi rằng: “Thầy cho tui quy y thì tui phải kính trọng và ngôi chùa tui đóng góp gửi gấm tâm linh thì tui phải gìn giữ là lẽ thường sao gọi là vấn nạn?”

Thưa rằng: Lẽ thường là vậy, nhưng một khi đã là chuyện bất thường, thì tự nó đã trở thành vấn nạn vậy. Bất thường do đâu mà có!? Do sự hiểu biết Phật pháp quá hạn hẹp của chúng ta và công hạnh tu hành của vị Thầy cho ta quy y không còn đúng ý nghĩa là Trưởng tử như lai. Xin hiểu rằng:

– Quy là trở về, Y là y cứ có nghĩa là trở về với chánh pháp, chánh đạo, trở về với bản lai diện mục. Như thế, chúng ta quy y không phải nương tựa vào vị Thầy nào, mà chính là đem cương lĩnh và nguyên tắc tu học Phật pháp cho chúng ta.

– Thầy là vị Trưởng tử của Như Lai, là người sống trên tất cả và sống vì tất cả. Sống trên tất là tâm tính và hình hài của người Tu sĩ biết gìn giữ giới luật Phật chế, không còn vướng mắc vào những thú vui trần tục, mà người cư sĩ chúng ta còn mãi trầm luân không buông bỏ được. Sống vì tất cả là sống cho chúng sinh, thể hiện đúng với Pháp Tứ ân của Phật giáo là Ân đối với Quốc gia Dân tộc, Ân đối với Thầy Tổ, Ân đối với Cha Mẹ và Ân đối với những người đã giúp mình.

– Trước khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn. Bấy giờ là lúc nửa đếm, trong rừng Sa La, giữa cây Song Thọ, Ngài đã vì chúng đệ tử mà giảng Kinh Di Giáo Cuối Cùng. “ Này các Tỷ Kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các Thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới (Ba La Đề Mộc Xoa) là đức Thầy cao cả của các Thầy. Nếu Như Lai ở đời không khác gì tịnh giới ấy”. Qua lời dạy của Ngài đã cho chúng ta hiểu thêm, trường hợp nếu chúng ta biết rõ một vị Tăng nào đó không biết tịnh giới, đi ngược lại với bản thể Phật Giáo, thì vị đó không còn là một tu sĩ đúng nghĩa cho chúng ta tôn kính, bái lạy nữa rồi. Ông bà ta cũng có câu: “chiếc áo không làm nên Thầy tu”. Nếu vì tình thân mà chúng ta cố tình dung dưỡng, bao che, thì bao phước báu tiêu tan, mà còn phải trả nghiệp tội đồng lõa phá đạo! Thiết nghĩ, đó chính là một vấn nạn vậy!.

– Phật dạy: “Theo ta mà không hiểu ta chẳng khác nào phỉ báng ta vậy!”. Tội nặng nhất đó là tội phá đạo hay đồng lõa với người phá đạo làm cho Đức Phật chảy máu, thì hẳn nhiên nghiệp quả sẽ theo như bóng với hình. Nhiều người tự hỏi, sao tôi đi chùa lễ lạy, công đức hơn người, mà sao tôi và gia đình cứ mãi gặp bao cảnh chướng duyên? Nghiệp do việc làm từ vô thỉ, nhưng nghiệp quả cũng do tại tiền mà có, vì thế mới có câu “quả báo nhãn tiền” . Nghiệp quả ta mang chính là vấn nạn chúng ta phải chịu vậy!.

– Chúng ta tụng kinh niệm Phật hàng ngày “Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo” thì rõ biết Phật ngự khắp mười phương, nơi nào cũng có Phật. Và Phật gần nhất ở ngay trong tâm ta, thế thì phải hỏi rằng tại sao chúng ta đến chùa lễ Phật làm gì? Vì chùa là nơi thanh tịnh trang nghiêm, là nơi chúng ta học Phật, cùng nhau tu tập hầu tiến tu đạo nghiệp cho mình và phát huy đạo pháp của đức Như Lai. Nay liên tiếp xẩy ra tại chùa Cổ Lâm với biết bao chuyện lạ, đã làm cho chúng sinh phiền não, ngao ngán không còn muốn đến chùa. Mà chùa có còn hay mất đều tùy thuộc vào nguồn tài chánh công đức đóng góp của toàn thể chúng sinh khắp nơi. Một khi chúng sinh ra đi, thì tức khắc chùa sẽ thành hoang phế, điêu tàn. Đó là một vấn nạn lớn mà người con Phật không thể không quan tâm. Vì thế, những người Phật tử tín tâm và Cộng đồng Phật giáo chùa Cổ Lâm gặp nhau đã bày tỏ nỗi ưu tư là phải làm sao:

  • Luôn gìn giữ là ngôi chùa chung của Phật tử và Cộng Đồng Phật Giáo chùa Cổ Lâm.

  • Phát triển sinh hoạt cho các em GĐPT để tổ chức các lớp dạy Việt Ngữ thêm cho các em, các cháu, hầu phát huy và bảo tồn văn hóa Việt nơi xứ người.

  • Thanh tịnh hóa chùa Cổ Lâm bằng cách Tăng, Ni và phụ nữ không thể trú trì hay cư ngụ trong cùng một đạo tràng.
  • Thỉnh cầu Thầy Nguyên An tổ chức một buổi họp với sự tham dự của toàn thể Phật tử và cộng đồng Phật giáo chùa Cổ Lâm cùng quý cơ quan truyền thông báo chí, để nghe Thầy chính thức trình bày về tổng kết tài chánh thu, chi hàng năm; công khai về các ngân khoản nợ, hợp đồng vay mượn của các thân chủ, nhất là số nợ to lớn Thầy đã vay mượn của bà Nguyễn Thị Mạnh và Thầy cần cho biết đã dùng ngân khoản vay mượn này vào việc gì?

  • Bầu lại Ban Trị Sự, mới, vì lẽ HT Thích Tín Nghĩa chỉ là một khách Tăng mà thôi! Cho nên mọi vấn đề thuộc nội bộ của Chùa Cổ Lâm phải do Thầy Nguyên An và Cộng đồng Phật tử chùa Cỏ Lâm giải quyết. Thầy Tín Nghĩa cũng không thể định đặt Thầy Nguyên An ngồi đó như phỗng đá, để Thầy chủ tọa hay quyết định được. Qua hình ảnh cuộc bầu bán vào ngày Chủ Nhật 28.1.2018 vừa qua, đã cho người ta thấy một sự dàn dựng có chủ đích, bầu bán lấy lệ, cho qua chuyện, trông thật khôi hài và kịch cỡm làm sao! Hơn nữa cuộc bầu bán đã không thông báo từ trước, để cho toàn thể Phật tử và Cộng Đồng Phật giáo chùa Cổ Lâm đến tham dự, mà chọn mặt gởi vàng. Thật sự người ta muốn tìm những vị có kiến thức, có tài, cần nhất đạo đức phải hơn người mới  có thể phát triển ngôi đạo tràng, mà chính chúng sinh là những người Phật tử đã bỏ biết bao công sức cũng như tài lực để chùa Cổ Lâm được hình thành cho đến ngày nay. Cho nên, Cộng Đồng Phật giáo Chùa Cổ Lâm không bao giờ muốn có một Sư Minh Tín thứ hai, qua sự trạng Phật Tử Chùa Thiền Đức Utah, đã phải khổ công biểu tình, nhờ luật pháp can thiệp với biết bao tốn kém mới lấy lại được Chùa. https://www.nguoi-viet.com/nv-utah/Chua-Thien-Duc-ha-bang-dep-chua-0255

/

Tuần báo Người Việt Utah tham dự phiên họp ngày 9 tháng 5, 2013 với các nạn nhân chùa Thiên Ðức và nhân viên điều tra các cấp của chính quyền thành phố West Valley City, tiểu bang Utah và liên bang Hoa Kỳ.

  • Cần phải soạn thảo thêm mọi  khế ước, điều lệ, nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Trị Sự có giá trị trên mặt pháp lý, để Chùa Cổ Lâm mãi là ngôi chùa chung không phải là của riêng một cá nhân nào, để có thể làm chủ hay quản nhiệm mọi tài chánh.

A. Thái Gò Công : Thư giãn và nói chính xác (84) Chuyện lạ chùa Cổ Lâm 28.01.2018 https://www.youtube.com/watch?v=O0VsFIXPdmo

Trước ngày thứ Bảy 27.1.2018, Phật tử và Đồng hương gọi nhau cùng quy tụ về chùa Cổ Lam tham dự một buổi họp để được nghe HT Thích Nguyên An giải thích và trả lời những thắc mắc về những xáo trộn liên tiếp đã xẩy ra trong suốt mấy tuần qua. Đứng giờ như mọi người khác Nhà báo mạng Lê Thái cũng có mặt trước cổng chùa. Ông ngạc nhiên khi thấy hình ảnh của Ông bên cạnh hai người khác là ô. Trần Thuận Hiếu và ô Nguyên Hồng Nguyễn Tấn Phúc được yết thị trên tường bằng một Bố Cáo với lời lẽ ngăn cấm không được phép vào chùa.

Dù biết bị ngăn cấm, nhưng nhận thấy mình không làm gì nên tội, nên ô. Lê Thái đã quyết định đi vào. Vừa bước qua ngưỡng cửa cổng chùa vài bước, thì có hai người với dáng cao, to lớn tiến ra chận Ông lại. Một người khoác tay ra dấu cho ô. Lê Thái phải buông camera, người kia yêu cầu Ông phải rời chùa. Khi Ô. Lê Thái hỏi lại thì được trẳ lời rằng, trong buổi phóng sự trước đó, ô. Lê Thái đã có lời phát biểu không đúng sự thực là có camera trong restroom. Nghe xong, ô Lê Thái liền giải bày ngay, trong lúc quay trực tiếp trang mạng online, bất chợt có người nêu câu hỏi “không biết có camera trong cầu tiêu không?” trong vai trò Nhà Báo, khi được hỏi và Ông đã trả lời “không biết có không, coi chừng!”. Nếu quả đúng như vậy, thì thiết nghĩ với số lượng hơn 40 cameras cài đặt một cách bất thường tại nơi public công cộng, hẳn nhiên không khỏi tránh được sự thắc mắc, e ngại, nhất là đối với giới phụ nữ. Tuy nhiên xét cả hai câu hỏi và câu trả lời của ô Lê Thái về vấn đề camera đều mang tính cách nghi vấn mà thôi!

Dù ô. Lê Thái giải thích hầu như cạn lời, thêm vào đó có nhiều Phật tử chung quanh cũng nói thêm, xin cho Ô. Lê Thái được tự do làm tròn chức năng truyền thông mà mọi người đang muốn tìm hiểu sự thật để tôn trọng sự thật, hơn nữa ô. Lê Thái chưa bao giờ có hành động xấu xa hay phạm pháp ở khuôn viên chùa, nhưng hai ông to lớn đó vẫn tỏ ý không muốn cho vào! Cuối cùng có một thanh niên trẻ độ tuổi đời xấp xỉ khoảng hơn 30 tuổi, sau khi nghe giải bày cớ sự đã cho phép ô. Lê Thái vào chùa, lúc bấy giờ người ta mới biết người thanh niên đó mới thực là nhân viên an ninh (security) có nhiệm vụ gìn giữ an ninh Chùa, còn hai người to con, lớn xác đó chỉ là Phật tử bình thường như bao người khác. Khi biết sự thật người ta không quên tự hỏi, hai người đó đã lấy tư cách gì để có thể ngăn cấm người khác? Cùng lúc, mọi người cũng được Anh thanh niên security thông báo, buổi họp phải dời lại ngày khác, vì Thầy Nguyên An đang đau bệnh phải nhập viện cấp cứu. Anh cũng minh chứng bằng hình ảnh trong cell phone Thầy Nguyên An đang nằm trên giường bệnh.

Khi ô. Lê Thái cho ống kính camera chiếu thẳng vào tờ yết thị dán trên tường, người ta thấy rõ hình ảnh các ông Trần Thuận Hiếu, Nguyên Hồng, Thái Gò Công chẳng khác chi bố thị của FBI bố cáo săn lùng tội phạm vậy!. Thêm vào đó, sự ngăn chận không cho ô. Lê Thái vào chùa vì lý do “Chùa Tôi, Thầy Tôi” của hai vị Phật tử đó, NC nghĩ rằng có lẽ HT Thích Nguyên An đã quên và Ban Trị Sư Chùa cũng đã không biết về vụ kiện mà HT Thích Chánh Lạc và Cộng Đồng Phật Giáo Chùa Như Lai phải bồi thường $4,800,000.00, sau điều đình bớt xuống còn $2,432,800.00. Riêng HT Thích Chánh Lạc phải bồi thường $1,600,000.00 cho nạn nhân, số còn lại dành cho tất cả thành viên Ban Trị Sự, và cái giá phải trả giá không dưới $40,000.00 cho mỗi người, vì đã có hành vi bôi nhọ cá nhân. Có những thành viên trong Ban Quản Trị chùa Như Lai sau  nghe án lệnh mất bình tĩnh lúc lái xe trên đường về nhà đã gây ra tai nạn thảm khốc, một thành viên khác buồn lo về số tiền bồi thường quá lớn, suy nhược tinh thần, tâm trí khủng hoảng vài năm thì mất. http://tiengnoiluongtri.com/2013/09/08/hello-world/

Còn chuyện siêu tra ai là thủ phạm đã dùng mộc chùa và mộc chữ ký của Thầy Nguyên An viết yết thị, thì thiết tưởng khi ra pháp lý sẽ chứng thực là ai. Tuy nhiên, người ta cũng biết rằng, dựa trên nguyên tắc hành chánh thì chỉ có Thầy Nguyên An và vị Thư Ký được quyền gìn giữ những các mộc ấn này. Nếu Thầy Nguyên An không là tác giả và không hề hay biết yết thị ngăn cấm người, thì vị Thư Ký nào đó phải là người chịu trách nhiệm. 

Dù biết phải dời lại ngày họp, nhưng mọi người vẫn quy tụ nơi hành lang trước cửa chính Hội trường, để nghe ông Nguyên Hồng Lê Thấn Phúc phát biểu và trả lời thắc mắc của một số Phật tử và các cơ quan truyền thông báo chí. Theo lời ông Nguyên Hồng, thì trên chánh điện đang có khóa lễ hàng tuần, còn bên trong Hội trường nhà chùa đã chuẩn bị đâu ra đó cho bữa Cơm Gây Quỹ chiều nay, nên không thể vào họp bàn bên trong. Một điều người ta không hiểu tại sao, một khi đã mời họp, tức nhiên là đã có thông báo với thầy Nguyên An rồi, thì theo đúng lý lẽ chính Thầy phải cho chúng đệ tử chuẩn bị phòng họp với đầy đủ chỗ ngồi cho mọi người, trước khi Thầy đau bệnh bất tử chứ! Đằng này, Thầy lại để mọi người phải đứng ở hành lang và dọc theo các bậc tam cấp dưới cái rét căm căm giữa mùa Đông lạnh giá!

Mở đầu là lời phát biểu của một phụ nữ, chị cho biết đã tham gia trong cộng đồng giúp người tỵ nạn từ 1980. Sống trong một đất nước tụ do, người dân có quyền hội họp, phát biểu, bày tỏ ý kiến của mình, hôm nay chị rất ngạc nhiên khi thấy những tờ giấy dán trên tường cấm người ta vào chùa, trong khi họ không làm gì hại ai, cũng không chửi bới đánh đập ai, thế thì tại sao lại cấm không cho được vào Chùa? Chị cũng cho biết, chị có hỏi một vị Thầy thì được trả lời “Cô không biết đâu, mấy người này ký để cấm chuyển nhượng, để cho nội bộ tính xong đi rồi Sư Ông sẽ nói”. Qua lời nói của vị Tăng này, chị có lời nhận định : “Ủa nếu xong hết rồi còn nói làm gì nữa trước sự việc đã rồi” Và chị phát biểu thêm rằng, ngôi chùa trước đây chỉ là một cái chòi, nhà nhỏ, bây giờ được phát triển to lớn như ngày nay đều do mồ hôi nước mắt của bao người đã đổ xuống, cho nên tôi không thể không quan tâm.

Buổi hội thảo cũng có bàn về những tấm poster dán trước cổng chùa và dọc những bờ tường trong khuôn viên nhà chùa.

  • Có người cho biết những tấm Yết thị bố cáo này đã bày dán nhiều nơi khác.
  • Dù dấu mộc đỏ Cộng Đồng Phật Giáo Chùa Cổ Lâm có trong văn bản, nhưng chữ ký Thích Nguyên An tuy in đậm mầu mực đen, nhưng vẫn là dấu mộc, không phải nét chữ ký tay, do đó cần phải có thời gian điều tra.
  • Qua sự kiện này cũng có người gợi ý với Nguyên Chiếu. Nếu thầy Nguyên An không phải là tác giả bản Bố Cáo ngăn cấm người ta vào chùa, thì tức nhiên có kẻ xấu đang ẩn nấp trong Chùa làm chuyện tày trời này, nếu thực vậy thì nguy hiểm quá, mà khổ nỗi hành tung của họ chẳng ai biết được, vì Thầy Nguyên An bảo lãnh họ qua, chưa bao giờ cho Phật tử biết về thân thế, lý lịch của những vị đang trú trì trong chùa Cổ Lâm.

Tiếp đến Đại diện tuần báo Người Việt Ngày Nay yêu cầu xác minh về một sự kiện, mà người ta nghe được trong một youtube của ông Lê Thái phổ biến trên mạng, về lời phát biểu của Sư Cô Quảng Lạc và bà Hiền Vương đã cho rằng ô. Trần Thuận Hiếu và ô. Nguyên Hồng cầm chùa. Điều này có hay không? Ông Nguyên Hồng trả lời nguyên văn: “…chắc chăn là không có rồi, Đây là giấy tờ mà quý vị phát ra đó. Ỏ xứ Mỹ này không phải Việt Nam, mà nói rằng đi cầm cái chùa, người khác bỏ tiền ra chuộc lại. Quý vị sống ở Mỹ thời gian quá dài thì đã biết, xứ Mỹ có ngân hàng, có lớp lang làm việc, chứ không phải ra chợ trời bỏ tiền ra chuộc lại..”

Sau đó chúng tôi còn nghe thêm nhiều ý kiến đóng góp khác nữa, tuy nhiên nhận thấy rằng, những ý kiến nêu ra thật chính đáng, nhưng điều thiết yếu và cần có một buổi họp với Thầy Nguyên An mới có thể giải quyết mọi vấn đề. Do đó, NC thiết nghĩ không tường thuật nhiều thêm nữa, chỉ xin ghi lại lời phát biểu của Bà Võ Lan đã đề nghị tất cả Phật tử hiện diện cùng ký một Thỉnh Nguyện Thư bầu lại Ban Quản trị mới. Mọi người ai nấy đều tán thành cùng ký tên vào thỉnh Nguyên Thư với lòng hân hoan rồi ra về.

Buổi hội thảo đã chấm dứt, tuy nhiên nghe lại trong một đoạn cuối của youtube này, NC ghi nhận được một hình ảnh tại khuôn viên sân Chùa, có một Cụ Ông đã than phiền với ông Nguyên Hồng là HT Thích Nguyên An và Ban trị sự chùa Cổ Lâm không hề báo cáo tài chánh! Ông Nguyên Hồng Lê Tấn Phúc, một Huynh trưởng kỳ cựu sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử Liễu Quán dưới mái chùa Cổ Lâm cả bao thập niên qua đã trả lời rằng: “ …Mỗi lần cuối năm chùa có tổ chức một bữa cơm, gọi là Cơm Tất Niên cuối năm, thì bữa cơm đó sau khi lời mở đầu của Hòa Thượng xong, thì có một vị Đại Đức đọc lại quá trình một năm sinh hoạt chi tiêu. Và năm rồi chắc chắn là con thấy rõ ràng là thầy Huệ Nhân có đọc vấn đề đó, còn trước kia nữa thì chú hỏi cháu hoàn toàn không biêt..”

Nhận thấy nỗi thắc mắc về tài chánh không chỉ riêng Cụ Ông, mà còn là nỗi ưu tư của toàn thể Phật tử nữa! Thật vậy, cũng chính vì tiền bạc không phân minh mới gây ra vấn nạn, bao xáo trộn đổ vỡ trong lòng Phật tử tín tâm. Do vậy, NC xin được góp ý! Than ôi, ông Nguyên Hồng sinh hoạt bao năm còn không biết, thì làm sao Cụ ông và Phật tử và Đồng hương biết được đây chứ!? Còn cái biết của ông Nguyên Hồng vào năm ngoái qua báo trình của thầy Huệ Nhân vẫn chỉ là con số bằng miệng, không một minh chứng bằng dữ kiện giấy tờ thu, chi, cùng danh sách Phật tử hảo tâm đã đóng góp, cũng như hoàn toàn không thông báo trên các báo Việt ngữ địa phương theo đúng tinh thần danh nghĩa Cộng Đồng Phật Giáo Chùa Cổ Lâm. Bằng chứng số tiền to lớn mượn của người phụ nữ nào đó, chẳng ai thấy được chứng từ nhà bank, hợp đồng giữa người vay và người cho mượn, cùng báo trình của Thầy Nguyên An đã mượn dùng vào việc gì!?.

Còn tiếp

Nguyên Chiếu

One thought on “Nguyên Chiếu: (Bài 1) Về những vấn nạn Chùa tôi Thầy tôi xẩy ra tại chùa Cổ Lâm.

  • Ông Thích Nguyên Chiêu có thể đưa hình ảnh về bộ dạng của ông không ??? Phải Nguyên Thiện ngày xưa cũ không ta ???

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.