Toàn Không: LỜI PHẬT DẠY VÀ KHOA HỌC (bài 4)

PHẬT PHÁP

1). Thời gian không gian dung thông:  

– Đức Phật dạy:

     Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy:

     “Thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian”.

– Về Khoa Học:

     Quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 62 ghi:

– Khoa học gia Matt Visser thuộc đại học Washington đã nói về thuyết tương đối của Bác học Albert Einstein: “Einstein đã biến đổi vật lý học bằng cách chứng tỏ rằng không gian và thời gian thực ra chỉ là hai vẻ khác nhau của cùng một môi trường, có thể giãn ra, uốn cong, và vặn vẹo hình thái bởi trọng trường”. 

Nhà Bác học Albert Einstein (1879-1955), Quyển Cấu Tạo Vũ trụ, trang 50 viết: “Thuyết của Einstein khẳng định rằng khối lượng làm cong không gian -thời gian” (Einstein s theory states that mass curves space-time). Bộ sách Giải Thích về Vũ Trụ ghi, một điểm trong thuyết tương đối (Theory of Relativity) của ông như sau: “Khi tốc độ bằng ánh sáng, thời gian ngừng, khoảng cách không còn, và trọng lượng của vật bay phải lên tới vô cực” (vô cùng lớn) (At the speed of light, time stops, you have zero length, and your mass is infinite).

       Nhà Bác học Einstein kế luận: “Không thể nào đạt được tới tốc độ nhanh như ánh sáng” (Einstein concluded that you cannot reach the speed of light).

       Lý thuyết này chỉ áp dụng cho người thế tục, chứ không áp dụng cho bậc Thánh của Phật giáo, vì sắc thân của các Ngài là quang minh, sắc tức là không.

2). Thời gian mau chậm khác nhau:

– Phật dạy:

     Nhị Khóa Hiệp Giải, trang 205, 206 ghi:

Một ngày ở cõi trời Đao Lợi bằng một năm ở cõi người, các tầng trời càng cao, Chư Thiên càng cao lớn hơn và càng sống lâu hơn. Một điểm nữa là càng xa mặt đất lên cao, không khí càng loãng dần, hấp lực cũng giảm đi cho tới chỗ qúa xa thì không còn không khí, không còn hấp lực nữa.

       Quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 48, kể truyện một Tiên nữ lạc xuống Trần gặp một chàng trai, rồi hai người thương nhau lấy nhau làm vợ chồng. Hai người sống chung với nhau mười mấy năm hạnh phúc, sinh được hai con. Sau Tiên nữ nhớ cảnh Tiên, lén bay về Trời, Vua Trời Đao Lợi Đế Thích thấy hỏi: “Nàng đi đâu cả buổi khiến ta không thấy?”.

     Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Một kiếp ở cõi Ta Bà này chỉ bằng một ngày một đêm ở cõi Cực Lạc”.

– Về Khoa học:

       Bộ sách Giải Thích về Vũ Trụ viết nhà Bác học Albert Einstein nói về sự thay đổi đối với sức hấp lực (Gravitation shift) như sau : 

1)- Thời gian nơi có hấp lực (trọng trường hay trọng lực) chậm hơn thời gian nơi không gian không có hấp lực (The time at a point gravitation field run slower than time in free space).

2)- Đường thẳng trong không gian là Không Thời (không gian thời gian) bốn chiều (Straight line in space is 4-dimensional Space-Time).

3)- Hấp lực được hình dung là một sự uốn cong của Không Thời (Gravity should be a curvature of Space-Time).

4)- Các hành tinh giữ đường quay quanh mặt trời không phải  do hấp lực, mà bởi không gian cong giữ các hành tinh chuyển động trong đường quay (The planets keep the orbit to the sun not by gravity but by curvature of space constrains them to move in closed paths).

5)- Thời gian cần cho ánh sáng truyền đi giữa hai điểm nơi có hấp lực thì nhiều thời gian hơn cho ánh sáng truyền đi cùng một khoảng cách ở nơi không gian không có hấp lực (The Time taken for light to travel between two points in the gravitional field is greater than for an identical distance in free space).

     Quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 54 viết:

     “Ví dụ một quan sát viên mang theo một cái đồng hồ lên phi thuyền sau khi từ biệt một quan sát viên đứng tại chỗ ở dưới đất vào một thời gian nào đó. Rồi người đáp phi thuyền trở lại mặt đất và gặp lại người quan sát viên ở dưới đất, vì tác dụng của thời gian co giãn, khoảng thời gian của người đáp phi thuyền trôi nhanh hơn thời gian của người dưới đất; nếu người đáp phi thuyền bay trong hai năm thì khi phi thuyền đáp xuống trái đất đã trải qua hai mươi năm rồi”.

     Trang 55 viết: “Người ta thí nghiệm làm cho một hạt nguyên tử dao động ở tầng thấp nhất, người ta thấy rằng hạt nguyên tử ở tầng thấp nhất giao động chậm hơn là hạt nguyên tử được đặt trên tầng thứ tư của tòa nhà bốn tầng”. Như vậy khoa học đã chứng minh thời gian nơi không trung trôi nhanh hơn thời gian ở dưới đất, do đó có thể hiểu một ngày ở cõi trời Đao Lợi bằng một năm ở mặt đất vậy.

LỜI BÀN:

     Ở đây, chúng ta thấy lời Phật dạy với sự tìm hiểu, chứng minh, của khoa học, cùng một nhịp đàn êm tai. Các nhà khoa học đáng được ca ngợi, vì nhờ họ mà các lời Phật dạy được giải thích, làm sáng tỏ hơn lên, nhất là đối với những người ít tìm hiểu. Việc làm của các nhà khoa học rất cần thiết cho đời sống con người, cần thiết cho đời sống tiến bộ, văn minh; nhưng cũng còn vô số điều Phật dạy mà khoa học chưa giải thích được.

VIII). NHỮNG PHÁT BIỂU NỔI TIẾNG.

      Sau đây là những phát biểu của một số nhân vật nổi tiếng trên thế giới:

1). Albert Einstein

     Trong quyển “Phật Giáo dưới mắt các nhà trí thức” (Buddhism in the Eyes of Intellectuals) của Tiến-sĩ Sri Dhammanand, trang 54 ghi: Albert Einstein viết: “Tôn giáo tương lai sẽ là Tôn giáo vũ trụ, Tôn giáo này siêu việt trên một đấng Thiêng liêng nào đó và tránh hết mọi giáo điều và thần học, bao trùm cả thiên nhiên lẫn tinh thần Tôn giáo. Tôn giáo này phải căn cứ vào ý niệm đang phát sinh từ những thực nghiệm của mọi vật, thiên nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật đáp ứng được điều đó” (Albert Einstein write: The religion of the future will be a cosmic religion. It should trensend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religiuos sense arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unit. Buddhism answers this description).

     Trang 115 ghi tiếp: Albert Einstein viết tiếp: “Nếu có một Tôn giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại, thì Tôn giáo đó phải là Phật giáo”. (If there is any religion cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

     Trong quyển “Nền Tảng của Đạo Phật” (Fundamentals of Buddhism), của Tiến-sĩ Peter D Santina ghi: “Nhà Bác học Albert Einstein trong bài tự thuật rằng ông là người không Tôn giáo, nhưng nếu ông là người có Tôn giáo thì ông phải là một Phật tử”. (Albert Einstein remarked that he was not a religious man, but if he were one, he would be a Buddhist).

     Cũng trong quyển Đạo Phật Dưới Mắt Các Nhà   Trí Thức, có các sự phát biểu như sau:

2). Bertrand Russell (trang 80) nói: “Trong những tôn-giáo vĩ đại của lịch sử, tôi thích Phật-giáo, nhất là những dạng thức thuở ban đầu, vì tôn-giáo này có ít yếu tố ngược đãi nhất” (Of the great religion of history, I prefer Buddhism, especially in its nearest forms, because it has the smallest element of persecution).

3). H.G. Well (trang 98) nói: “Phật giáo đã mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn là bất cứ ảnh hưởng nào khác trong lịch sử của nhân loại”. (Buddhism has done more for the advance of world civilization and true culture than any other influence in the chronicles of mankind).

4). Ngài Edwin Arnol (trang 115) nói: “Tôi đã thường nói, và tôi sẽ nói mãi nói mãi rằng giữa  Phật-giáo và khoa học hiện đại có quan hệ tinh thần khắn khít” (Sir Edwin Arnol said: I often said, and I shall say again and again, that between Buddhism and modern science there exists a close intellectual bond).

5). Egerton C. Baptist (trang 117) nói: “Khoa học không thể đưa ra một sự đoan chắc. Nhưng Phật giáo có thể đáp ứng sự thách đố của Nguyên tử, nên kiến thức siêu phàm của Phật-giáo bắt đầu ở chỗ kết thúc của khoa học” (Science can give no assurance herein. But Budhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundente knowledge of Budhism begins where science leaves off).

     Và còn rất nhiều sự phát biểu khác mà người viết không thể viết hết được, rất tiếc!.,.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.