
Người Việt tại Đức đưa Phật đến nhà hàng và tôn giáo “định hướng XHCN”
Nhà hàng đặc sản Đức “Lippoldsruhe” sẽ trở thành nơi thờ Phật ( Nhật báo Freiepresse, LVZ CHLB Đức)
LỜI TÒA SOẠN: Phật giáo là một tôn giáo hướng về tâm linh. Phật giáo thoát ra mọi vọng động của thế tục. Người Trưởng tử Như Lai trước khi quy đầu cửa Phật, lạy cha mẹ 3 lạy, từ đó chỉ biết tác Như Lai sứ hành Như Lai sự, thể hiện đúng với pháp Tứ Ân, lời Phật dạy và giữ giới luật Phật chế nghiêm minh, nhưng Phật giáo vào thời Xã Nghĩa ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Tổ Quốc, Ban Tôn Giáo Chính Phủ định đặt Phật giáo không hơn không kém là một công cụ chính trị và là nguồn lợi nhuận tài chánh kếch xù mỗi năm cho Đảng và nhà nước CSVN. Hình ảnh quý Sư bên cạnh hàng loạt các Tướng, Tá Công An cùng lạy bàn thờ tên tội đồ Hồ Chí Minh một cách kính cẩn, đã phản ảnh về một vấn nạn Phật giáo trong thời mạt Pháp vậy- TIẾNG LÒNG TA.
NGUỒN: https://thoibao.de/nguoi-viet-tai-duc-dua-phat-den-nha-hang-va-ton-giao-dinh-huong-xhcn
Sau khi nước Đức thống nhất, số lượng rất đông người Việt theo diện hợp tác lao động tại vùng phía Đông nước Đức phải tự bươn trải, lo cho bản thân và tiếp tục tích lũy gửi về quê hương. Cuộc sống dần ổn định thì cũng là lúc lý tưởng cộng sản của họ phai nhạt dần và nhu cầu tâm linh trở về cội nguồn dân tộc cũng bắt đầu được coi trọng
Nhà hàng đặc sản trở thành nơi thờ Phật
Sau một thời gian dài, cuối cùng nhà hàng đặc sản Đức „Lippoldsruhe“ được xây dựng từ năm 1870 đã tìm được người mua, nhưng không được sử dụng làm nhà hàng nữa mà trong tương lai, một Hội Phật tử Việt Nam sẽ sử dụng nơi này làm nơi thờ cúng.
Nhà hàng „Lippoldsruhe“ ở Bundesstraße 173, xã Mülsen đã có một chủ nhân mới, sau khi đóng cửa từ tháng 8/2018. Chủ nhà hàng cho tới nay Frieder Rudolph cho biết, ông và vợ đã quyết định nghỉ hưu. Hiện nay, nhà hàng đã được bán và hợp đồng mua bán đã được công chứng. Trong tương lai, địa điểm này sẽ do „Hội Phật tử Zwickau“ mới được thành lập sử dụng. Nơi này sẽ không còn là nhà hàng và những thiết bị để chơi Bowling cũng sẽ được dỡ bỏ. Trong tương lai, đây sẽ là nơi gặp gỡ của những người Việt Nam đã thành lập Hội Phật tử.
Những người chủ mới đến từ Việt Nam
Ông Rudolph và vợ đã cùng nhau điều hành nhà hàng này từ năm 1994. Nhưng mới đây, họ đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sau khi khu phố Bundesstraße được cải tạo lại. Thông qua việc cải tạo ngã tư đường, việc tới nhà hàng không còn dễ dàng như cũ. Cách đây vài năm, chủ nhà hàng đã tìm cách bán khu nhà được xây dựng từ năm 1870 này. Nhưng ngay cả việc tổ chức bán đấu giá đầu năm 2017 ở Dresden cũng không mang lại kết quả. Sau đó, Rudeolph đã rao bán ngôi nhà trên Internet, nhưng cũng phải chờ một thời gian dài mới tìm được người mua, cho dù cũng có một số người khác quan tâm, nhưng cuối cùng Hội Phật tử mới thành lập mới tỏ ra thực sự muốn mua.
Hình bóng Công an Việt Nam tại chùa trên đất Đức
Tại Cộng hòa Séc và các nước thuộc khối đông Âu cũ, nơi có nhiều người Việt Nam định cư, phong trào xây dựng nơi thờ tự, tâm linh trong cộng đồng cũng nở rộ.
Gần đây nhất, tại bang Sachsen, CHLB Đức cũng có một Ngôi chùa được những người Việt Nam đang dựng lên trong khu đất riêng, cạnh nhà ga thành phố Taucha, tuy nhiên điều đặc biệt từ khi chuẩn bị cho ngôi chùa này đến lúc khởi công xây dựng đều có sự hiện diện trực tiếp các tướng lĩnh cấp cao Bộ Công an Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn (hàng thứ nhất, người đầu tiên bên trái) đứng cạnh Thị trưởng thành phố Taucha, ông Tobias Meier (hàng thứ nhất, thứ 2 từ bên trái) (Ảnh: giacngo.vn)
Lê Anh – Thoibao.de