Việt Nam trong hoang tưởng sợ hãi đã kiểm soát truyền thông ra sao?

TIN TỨC - THỜI SỰ

NGUỒN:‘Fear and paranoia’: How Vietnam controls its media

VNTB gửi BVN

Khánh Anh dịch

Mức độ khủng bố tăng mạnh ‘khi Việt Nam đứng thứ 176 trên 180 quốc gia về Chỉ số Tự do Báo chí 2019

mail (2)

Phóng viên báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội.

Nguyễn Hằng (*) nhớ ngày đầu tiên làm “trợ lý tin tức” vào năm 2008 cho một ấn phẩm quốc tế tại Việt Nam.

Cô được yêu cầu tham dự một cuộc họp với công an, họ đã yêu cầu cô ký vào một tờ giấy khẳng định rằng công việc mới của cô là bảo vệ đất nước.

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mảnh giấy đó sẽ theo tôi mãi”, Hằng nói với Al Jazeera. “Mỗi lần tôi lên kế hoạch làm điều gì đó không theo ý của chính quyền, họ sẽ đặt tờ giấy đó trước mặt tôi như một lời nhắc nhở”.

Hằng cho biết cô đã bị các nhân viên an ninh đe dọa nhiều lần nhưng nói thêm rằng cô không phải là người duy nhất trong bối cảnh tự do báo chí bị thu hẹp ở quốc gia Đông Nam Á này.

Môi trường truyền thông của Việt Nam là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất ở châu Á, theo Freedom House, tổ chức này đánh giá tình trạng tự do báo chí ở nước này là “không tự do”.

Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2019 xếp Việt Nam hạng 176 trên 180 quốc gia, giảm một bậc so với năm trước.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, công bố danh sách hàng năm, cho biết “mức độ khủng bố đã tăng mạnh trong hai năm qua, với nhiều nhà báo công dân bị bỏ tù hoặc bị trục xuất vì các bài báo của họ”.

Có ít nhất 30 nhà báo và blogger hiện đang bị giam giữ trong các nhà tù Việt Nam vốn nổi tiếng ngược đãi tù nhân.

Nhà nước cộng sản cũng cấm các đảng phái và đoàn thể chính trị độc lập hoạt động.

Theo Phil Robertson, Phó Giám đốc châu Á của tổ chức Quan sát Nhân quyền Thế giới – Human Right Wacht, Chính phủ Việt Nam vẫn là “một trong những Chính phủ không khoan dung nhất trong khu vực”.

Nhiều nhà báo Al Jazeera đã nói chuyện với các phóng viên trong nước và được cơ quan chức năng cấp các hướng dẫn về đưa tin và có người của Chính phủ đi kèm trong các chuyến đi đưa tin.

Đại diện báo chí nước ngoài đưa tin ngoài thủ đô Hà Nội, cần được cấp giấy phép đi lại và được yêu cầu liệt kê tin bài họ sẽ đưa, cũng như sẽ gặp ai và hỏi những câu hỏi nào.

Tôi đã từng đi lên biên giới Việt Trung và đến chợ đen”, Nguyễn Phương Linh, người đi khỏi Việt Nam vào năm 2014 sau khi làm báo được sáu năm.

Tôi muốn viết một bài báo về chuyến đi đó nhưng tôi sợ có thể gặp rắc rối vì đã có được Bộ cho phép. Vì vậy, tôi đã không cho đăng bài báo đó”.

Nhà chức trách cũng bị cáo buộc sử dụng các chiến thuật đe dọa đối với nhà báo, việc giám sát chặt chẽ buộc nhiều người phải tự kiểm duyệt đồng thời tạo ra “sự sợ hãi và hoang tưởng”.

Một số phóng viên thường viết về những chủ đề “nhạy cảm” mà không được ghi nhận trong khi người khác từ chối viết về những vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chính trị.

Chính quyền và Đảng Cộng sản cầm quyền nắm quyền sở hữu hầu hết báo chí trong nước. Có một số tờ báo thuộc sở hữu tư nhân nhưng cũng bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ.

Do sự đàn áp và hạn chế của Chính phủ, người dân đã chuyển sang phương tiện truyền thông xã hội để truy cập tin tức và thông tin, theo Việt Tân, một tổ chức dân chủ Việt Nam không được thừa nhận.

Nhiều người đang trở thành nhà báo công dân và bình luận xã hội, tạo ra một không gian thảo luận trực tuyến. Trong thời kỳ nhạy cảm về chính trị, người ta thường sử dụng Facebook để theo dõi các vấn đề không được truyền thông nhà nước đề cập”, Duy Hoàng, phát ngôn viên của Việt Tân nói.

Tuy nhiên theo Việt Tân, viện dẫn “hạn chế pháp lý trong nước”, Facebook đã chặn một số bài đăng nhất định về sức khỏe của Chủ tịch nước Việt Nam đồng thời kiểm duyệt các bài đăng của blogger nổi tiếng Người Buôn Gió.

Nếu Facebook người Việt không thể đọc hoặc thảo luận về sức khỏe của các nhà lãnh đạo của họ, thì tương lai của nền tảng Facebook tại Việt Nam có vẻ không đáng khích lệ”, một bức thư ngỏ gửi tới Facebook của Việt Tân hồi đầu tháng này.

Điều quan trọng là phải nắm giữ các công ty công nghệ lớn, như Facebook, chịu trách nhiệm để đảm bảo họ không đồng lõa trong việc hạn chế tự do biểu lộ”, Duy Hoàng nói.

Đầu tháng này, Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố số tù nhân lương tâm ở Việt Nam đã tăng một phần ba trong năm qua trong bối cảnh tiếp tục đàn áp những người chỉ trích.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết các nhà hoạt động đã bị buộc tội chủ yếu theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự mới được thi hành năm 2018. Theo đó cấm “sản xuất, lưu trữ, phổ biến hoặc tuyên truyền các tài liệu và sản phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Hướng dẫn hàng tuần

Thứ ba hàng tuần, các quan chức của Bộ Thông tin có cuộc họp giao ban với các biên tập viên chính để thảo luận về những chủ đề tin tức sắp tới và những hạn chế hiện tại.

Các hướng dẫn sau đó được truyền đạt lại xuống dưới.

Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, nói: “Những ai vi phạm thường được cảnh báo, bị phạt và nếu không sẽ bị đình chỉ hoặc thậm chí bỏ tù”.

Vào tháng 7 năm 2018, trang web của báo Tuổi Trẻ đã buộc phải đình chỉ hoạt động trong ba tháng vì “làm suy yếu sự thống nhất quốc gia khi đã đăng lời của Chủ tịch nước mà chính quyền tuyên bố ông không phát biểu”, ông Thayer nói.

Các blogger và nhà báo độc lập trên internet được bị đối xử tương tự,” ông nói.

Một nhà báo Tuổi Trẻ nói với Al Jazeera rằng các phóng viên gặp phiền toái rất nhiều vì lệnh cấm.

Đó không chỉ là những gì tờ báo nói, nó còn hơn là nhắc nhở các ấn phẩm khác phải cẩn thận với những gì họ đang nói”, nhà báo muốn giấu tên cho biết.

Ở một mức độ nào đó, chúng tôi vẫn đang cố gắng để lấy lại số của mình và chúng tôi chắc chắn cẩn thận hơn rất nhiều với những gì đang được đăng. Tôi nghĩ bất cứ ai muốn chúng tôi bị đình chỉ, ở một mức độ nào đó, đã có được những gì họ muốn”.

Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Thông tin từ chối bình luận về các cáo buộc này.

Nhà báo Linh cho biết tình hình ngày càng tồi tệ hơn đối với các phóng viên trong nước.

Chính phủ Việt Nam làm cho có vẻ có tự do báo chí nhưng thực sự là nghiêm ngặt hơn”, cô nói.

_______

(*) Tên người được phỏng vấn đã được thay đổi vì lý do an ninh.

NEWS

JOURNALISM

‘Fear and paranoia’: How Vietnam controls its media

‘Level of terror rises sharply’ as Vietnam ranks 176th out of 180 countries in the 2019 Press Freedom Index.

by Faras Ghani

19 May 2019

Nguyen Hang* remembers her first day as a “news assistant” in 2008 for an international publication in Vietnam.

She was asked to attend a meeting with the police who asked her to sign on a paper affirming that her new job was to protect the country.

“I never thought that piece of paper would follow me around,” Hang told Al Jazeera. “Every time I planned on doing something which wasn’t to the authorities’ liking, they would put that paper in front of me as a reminder.”

Hang said she has been threatened by intelligence agents numerous times but she added she wasn’t the only one amid shrinking press freedom in the Southeast Asian nation.

Vietnam’s media environment is one of the harshest in Asia, according to the US government-funded rights group, Freedom House, which labelled the Press Freedom Status in the country as “not free”.

The 2019 World Press Freedom Index ranked Vietnam 176th out of 180 countries, down one place from the previous year.

Reporters Without Borders, which published the annual list, said the “level of terror has risen sharply in the past two years, with many citizen-journalists being jailed or expelled in connection with their posts”.

At least 30 journalists and bloggers are now held in Vietnam’s jails, where mistreatment is common, it added.

Independent political parties and unions are banned in the Communist country.

According to Human Rights Watch‘s deputy Asia director Phil Robertson, Vietnam’s government remains “one of the most intolerant in the region”.

Various journalists Al Jazeera spoke to said local reporters are issued guidelines on reporting and government minders accompany journalists during reporting trips.

Representatives of foreign media reporting outside the capital, Hanoi, need official permission to travel and are asked to list what story they are working on, who they will be meeting and what questions they will be asking, they said.

“I once travelled to the China-Vietnam border as a tourist and went to the black market,” said Nguyen Phuong Linh, who left Vietnam in 2014 after working as a journalist for six years.

“I wanted to write a story about it but I was afraid I might get into trouble because I didn’t travel there as a journalist with permission from the ministry. So I had to stop myself from publishing that story.”

Authorities have also been accused of using intimidation tactics against journalists, while strict surveillance has forced many into self-censorship and caused “fear and paranoia”.

Some reporters often worked on “sensitive” stories without credit while others would turn down requests or refuse to work on certain stories deemed dangerous, especially those covering political issues.

The governent and the ruling Communist Party own most of the country’s press. There are several privately owned news outlets but they are tightly controlled by the state.

Due to the government crackdown and restrictions, people have moved to social media to access news and information, according to Viet Tan, an unsanctioned Vietnamese pro-democracy organisation.

“More people are becoming citizen journalists and social commentators, providing an online space for discussion to take place. During politically sensitive times, people frequently use Facebook to follow issues not covered by state media,” said Duy Hoang, spokesperson for Viet Tan.

Vietnam fell one spot in Reporters Without Borders’ new World Press Freedom Index – it now sits at 176 out of 180, below Sudan and above China. https://t.co/pVA5T3pJAT

Mike Tatarski (@miketatarski) April 18, 2019

Citing “local legal restrictions”, Facebook, however, has blocked access to certain posts about the health of Vietnam’s president while also censoring posts by popular blogger Nguoi Buon Gio, according to Viet Tan.

“If Vietnamese Facebookers can’t read or discuss the health of their political leaders, the future of the Facebook platform in Vietnam does not look encouraging,” said an open letter to Facebook by Viet Tan earlier this month.

“It’s crucial to hold big tech companies, such as Facebook, accountable in order to ensure they are not complicit in restricting free expression,” said Duy Hoang.

Earlier this month, Amnesty International reported the number of prisoners of conscience in Vietnam rose by a third over the past year amid a continuing crackdown on critics.

Amnesty said activists were charged mostly under Article 117 of a new penal code that was implemented in 2018. It prohibits “making, storing, disseminating or propagandising materials and products that aim to oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam”.

Weekly instructions

Every Tuesday, officials from the Ministry of Information have a meeting with chief editors to discuss upcoming news stories and current restrictions.

The guidelines are then passed down the chain of command.

“Transgressors are invariably warned, fined and if they persist suspended or even jailed,” said Carl Thayer, emeritus professor at the University of New South Wales.

In July 2018, Tuoi Tre newspaper’s website was forced to suspend operations for three months for “undermining national unity for attributing remarks to the president that the authorities claim he did not make,” said Thayer.

“Bloggers and independent journalists who publish on the internet are treated in similar fashion,” he said.

A journalist from Tuoi Tre told Al Jazeera the reporters suffered immensely under the ban.

READ MORE

At least 128 prisoners of conscience in Vietnam: Amnesty

“It was not just about what the newspaper said, it was more about reminding other publications to be careful with what they are saying,” said the journalist, who wished to remain anonymous.

“To some extent, we are still struggling even now to get our numbers back up and we’re being definitely a lot more careful in what is being published. I think whoever wanted us suspended, to some extent, got what they wanted.”

Vietnam’s Ministry of Foreign Affairs and Ministry of Information declined to comment on the allegations.

Journalist Linh says the situation was getting worse for reporters in the country.

“The Vietnamese government makes it look like it’s opening up to press freedom but it’s actually getting stricter,” she said.

*name changed to protect identity

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.