Thích Huyền Tôn: Thiền Thi Vân Tập Cú tập Hai 禪 詩 雲 集 句

PHẬT PHÁP, TIẾNG LÒNG NGƯỜI

ht-huyen-ton-16-

Thiền Thi Vân Tập Cú Tập Hai

Lão Tăng sưu tập Thiền-thi, cống hiến các bạn uống trà, ngâm nga, nghiệm thâm ý, trực ngộ diệu lý

Bất sanh, bất diệt. Bổng nhiên bay vút không trung, cười vui ha hả, nhìn thấy cõi trần không không

Vô tận…Tam-khổ, Bát-khổ biến thành Tịnh-độ. Tu, Tu nhiều, vui thú nhiều bạn nhỉ !

—————0—————

11. Nhật Nam Tăng Thiền Sư.

Chỉ biết Ngài người ở Nhật-Nam. Thi Hào Trương Tịch có bài Thi Tặng Ngài

Thơ đề là SƠN-TRUNG-TẶNG NHỰT-NAM-TĂNG:

Độc Hướng Song Phong Lão,

Tùng Môn Bế Lưỡng Nhai.

Phiên Kinh Thượng Tiêu Diệp,

Quải Nạp Lạc Đằng Hoa.

Thứu Thạch Tân Khai Tỉnh,

Xuyên Lâm Tự Chủng Ma. 穿

Thời Phùng Nam-hải Khách,

Man Ngữ Vấn Thùy Gia.

HT. Mật Thể, Dịch

Núi thẳm một mình ẩn,

Cửa tùng đôi cánh gài.

Lá chuối biên kinh cũ,

Bông mây rụng áo dài,

Lật đá khơi ngòi giếng,

Xoi rừng tỉa giống gai.

Khi gặp khách Nam-hải,

Tiếng Mường biết hỏi ai ?

HT. Huyền Tôn, Dịch:

lão đỉnh đầu non,

Cữa đóng đôi sườn núi.

Viết kinh trên lá chuối,

Áo dài móc lùm hoa,

Lật đá moi thành giếng,

Xoi đất gieo giống mè,

Khi gặp người Nam-hải,

Tiếng mường hỏi ai nghe ? Độc hướng song phong (Lão một mình ở trên 2 đỉnh núi).

Còn tòng môn bế lưỡng nhai (hai sường núi đâu vào nhau như hai cánh cửa). Cố HTMT dịch “Cửa

Tùng đôi cánh gài.” Thị thật quá hay, nhưng nó mất chữ “lưỡng nhai”thiếu cái hùng vỹ của hoang-sơn.

Tuyệt cảnh.

12. PHỤNG ĐÌNH PHÁP SƯ.

Ngài sang Trung Quốc, giảng kinh trong cung Vua Dường, khi về có Thi-

Hào Dương-cự-nguyên tặng thơ tiễn biệt :

Tống Phụng-Đình Pháp-sư qui An-Nam:

Cố hương Nam-Việt ngoại,

Vạn lý bạch vân phong.

Kinh luân từ thiên khứ,

Hương hoa nhập hải phùng.

Lđào thanh phạm triệt,

Thần các hóa thành trùng.

Tâm đáo trường an mạch,

Giao châu hậu dạ chung.

HT. Mật Thể, Dịch:

Quê nhà trông cõi Việt,

Mây bạc tít mù xa.

Cửa trời vắng kinh kệ,

Mặt bể nổi hương hoa.

Sóng gợn cò im bóng,

Thành xây hến mấy tòa.

Trường-an lòng quấn-quít,

Giao-Châu chuông đêm tà…

HT. Huyền Tôn, Dịch:

Cố hương Nam Việt cõi quê nhà,

Mây trắng muôn trùng vạn dặm xa.

Kệ kinh để lại phòng Vua ngự,

Mặt biển phương trời nổi hương hoa.

Sóng cuộn Cò bay im cánh vỗ,

Cát cồn Hến chạy xóa dấu tòa.

Sắp đến Trường An lòng rộn rả,

Giao Châu chuông gọi Nhớ Sơn Hà!

13. Thiền Sư Huyền Quang

Tổ Thứ Ba Phái Trúc Lâm. Thế-kỷ 13.

Thiền-sư họ lý, ở làng vạn-tải, sanh năm Giáp-dần (TL1254 – 1334)

Thọ 80 tuổi. VL.4133-4213.Giáp-tuất. Đời Trần-Minh-tông.

Vua Minh Tông phong Thụy cho Ngài là: Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại,

Đặc phong Tứ Pháp Huyền Quang Tôn Giả. Thi văn của Ngài khá nhiều,

Nay xin dâng mấy bài:

Nhơn Chi Vi Đạo Khởi Tha Tầm,

Tâm Ấn Phật Hề Phật Ấn Tâm.

HuĐịch Kiết Tường Vi Ảnh Hưởng,

Thử Sanh Tất Kiến Hảo Tri Âm. .

HT, Thanh Từ, Dịch:

Người mà vì đạo chớ tìm đâu

Phật vốn tâm mình, tâm Phật sâu

Mong thấy điềm lành là ảnh hưởng

Đời nầy ắt gặp bạn tâm đầu.

HT. Huyền Tôn, dịch:

Ta có đạo rồi há tìm đâu

Phật ta đã sẳn chớ mong cầu

Huđã cát tường là trí hu

Suốt đời tất tỏ thiền tuệ sâu.

Bài Tặng Sĩ Đồ Tử Đ

Phú quí phù vân trì vđáo

Quang âm lưu thủy cấp tương thôi

Hà như tiểu ẩn lâm tuyền hạ

Nhất tháp tùng phong, trà nhứt bôi.

HT. Thanh Từ, dịch:

Giàu sang mây nổi đến dần dà

Ngày tháng trôi nhanh chẳng đợi mà

Chi bằng tiểu ẩn (1) nơi rừng suối

Một giường gió mát, một chung trà.

(1)Tiểu ẩn là nơi rừng núi, Trung ẩn là làm quan nhỏ, Đại ẩn là ở triều đình.

HT. Huyền Tôn, dịch:

Giàu sang đưa đến dễ gì mau

Thấm thoát trôi đi bổng thấy nghèo

Chi bằng an ẩn nơi rừng suối

Một chiếc giường tre, một chén trà.

14. Tuệ Trung Thượng Sĩ. Con của Hưng-Đạo-Vương.

Ngài là Tổ Sư giòng phái Trúc-lâm (bậc đắc đạo).

Ngài nói kệ Các Hạnh Vô Thường:

Vô thường chư pháp hành,

Tâm nghi tội tiện sanh. 便

Bổn lai vô nhứt vật

Phi chủng diệc phi manh.

HT.Huyền Tôn, dịch

Các pháp-hành đều Vô thuòng

Tâm khởi nghi, tội liền sanh

Xưa nay vốn không một vật

Không phải giống cũng không phải mầm.

Nghĩa là:

Các pháp làm ra thảy vô thường

Nghi ngờ sanh tội thiệt đáng thương.

Xưa nay các pháp đều không cả ,

Có không không có tỏ tường hay chưa ?

Ngài Lại Nói :

Nhựt Nhựt Đối Cảnh Thời

Cảnh Cảnh Tùng Tâm Xuất

]Tâm Cảnh Bổn Lai Vô

Xứ Xứ Ba-La-Mật.

Nghĩa Là:

Ngày ngày khi đối cảnh

Cảnh cảnh từ tâm ra

Tâm cảnh vốn là không

Nơi nơi đều giải thoát.

15. Thiền sư Đạo Hạnh.

Ngài ở Thế-hệ 12 của Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Ngài Tịch Năm Nhâm-thìn

VL.3991 (TL.1112)

Bài Thi : KHÔNG HỮU :

Tác Hữu Trần Sa Hữu

Vi Không Nhất Thiết Không

Hữu Không Như Thủy Nguyệt

Vật Trước Hữu Không Không.

Nguyễn Lang, dịch :

Có thì có tự mảy may

Không thì vũ trụ này cũng không

Có không : bóng nguyệt lòng sông

Cả hai tuy vậy chẳng không chút nào

HT. Huyền Tôn, dịch:

Hạt bụi có thì có

Là không tất cả không

Có Không trăng bóng trong sông

Bóng trăng hạt bụi có không đâu rồi ? (Cái có của muôn vật thể, đều là

Bóng trăng trong nước!)

16. THIỀN SƯ MÃN GIÁC

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai

Mạc vị tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

HT. Nhất Hạnh, dịch:

Xuân đến trăm hoa n

Xuân đi trăm hoa rơi

Trước mắt đời diễn biến

Trên đầu già đến nơi

Đừng nói xuân đi hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.

HT. Huyền Tôn, dịch :

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuấn đến trăm hoa n

Việc đời qua trước mắt

Đầu bạc đã đến rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước nở nụ mai.

Nói “Mai”là nói đến bản thể Chân-như không sanh diệt, chứ không phải cây

Mai của mỗi độ xuân về, rồi lại đi.

Mai của mỗ

17. THIỀN SƯ KHÔNG L

Trạch Đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Nguyễn Lang, (Nhất Hạnh) dịch :

Chọn nơi địa thế đẹp sông h

Vui thú tình quê quen sớm trưa

Có lúc trèo lên đầu chói núi

Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.(1)

  1. (Dịch giả cho câu thi này :trầm hùng siêu thoát)

HT. HuyềnTôn, dịch:

Địa thế Long Xà chọn để cư

Vui kiếp tình quê trọn chẳng dư

Có khi leo thẳng lên đỉnh núi

La dài một tiếng’lạnh’[ tràn thái hư.

18. Ngộ Ấn Thiền Sư

Diệu tánh hư vô bất khả phan

Hư Vô tâm ngđắc hà nan

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận

Liên phát lô trung thấp vị càn.

Nhất Hạnh Dịch:

Chân tính hư vô khó đến nơi

Chỉ hư tâm đạt đến mà thôi

Trên núi ngọc thiêu màu vẫn thắm

Trong lò sen nở sắc thường tươi.

Huyền Tôn, dịch :

Diệu tánh hư vô khó nắm bắt

Ngđược hư vô tánh thđắc

Ngọc thiêu trên núi ngọc xinh tươi

Sen đốt trong lò sen đủ sắc.

19, Thiền Sư Chiếu Khoan

Ngài họ Nguyễn sinh năm TL.1741, Tân-dậu. làng Trinh-viên Hà Nội,

Thọ 89 tuổi, Tịch năm 1830.Năm Canh-dần.

Tâm vi thiên địa tiền

Thân vi thiên địa hậu

Thân tâm thiên địa nội

Tuần hoàn vô cùng kỷ.

Nhất Hạnh dịch :

Tâm có trước đất trời

Thân có sau trời đất

Đất trời bọc thân tâm

Xây vần bao giờ mất.

Huyền Tôn, họa ý :

Tâm kia có trước đất trời,

Thân sau trời đất từ thời ba sơ.

Hư không bao bọc đất trời ,

Xây vần kiếp kiếp vạn phần như như.

20. Khổng-khưu-Tử. Sinh năm Canh-tuất TTL.551. VL.2329. Lúc Đức

Phật Bổn Sư 74 Tuổi.

Bài Trong Minh Tâm :

Vị qui tam xích th

Nan bảo nhứt sanh thân

Dĩ quy tam xích thổ Dĩ

Nan bảo bách niên phần.

HT. Huyền Tôn, dịch :

Chưa vào trong lòng đất

Suốt đời khó yên thân

Đã vào trong lòng đất

Trăm năm nát mộ phần.

Hay là :

Xác thân chưa lấp đất vàng

Mấy ai giữ được thân an suốt đời

Nằm yên trong đất thảnh thơi

Ngđâu phần mộ ai khơi lạnh lùng,

Kính Mến Chào Độc giả !

Huyền Tôn lão lai không mấy khỏe . Xin tạm nghỉ. Chúc quí vị uống trà thân tâm an-lạs, Xin cáo lỗi những gì sai sót !

 

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.