
Ý Dân: Hiến Chương có giá trị gì đối với quốc gia và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất?
Trong mọi quốc gia Hiến Chương là văn bản cao nhất, có giá trị tuyệt đối, được quốc hội sọan thảo, biểu quyết và áp dụng, là kim chỉ nam cho Tối Cao Pháp Viện dưa vào khi phê chuẩn và ban hành các bộ luật trong quốc gia đó.
Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện là cơ quan Lập Pháp cao nhất có nhiệm vụ sọan thảo, tu chính và ban hành luật theo thời gian phù hợp với mọi hòan cảnh của quốc gia.
Chính phủ là cơ quan Hành Pháp điều hành quốc gia đúng theo luật pháp hiện hành để bảo đảm tính công lý bình đẳng cho tòan dân và không đi ra ngoài khuôn khổ của luật pháp cho phép.
Nếu có những vi phạm về các điều luật thì tòa án (cơ quan Tư Pháp) sẽ dưa theo luật định để xét xử.
Vì vậy, trong một thể chế dân chủ pháp trị và Tam Quyền Phân Lập, không ai có quyền đứng trên luật pháp và ít ai bị xử ép một cách oan uổng. Mọi người, từ người cùng đinh cho đến vị tổng thống đều thửa hưởng quyền công lý trước luật pháp ngang nhau, dân quyền được bảo đảm tuyệt đối. Nhờ vậy, trật tự xã hội được ổn định, mọi người đều được đối xử công bằng. Không ai chèn ép ai, không ai lấy thịt đè người và không ai có thể dùng thủ đọan hay quyền lực để tranh ngôi đọat vị. Sự cạnh tranh dựa trên tài năng, ý chí, kỹ luật và cơ hội công bằng, nên xã hội thăng tiến không ngừng, mức độ phạm pháp được giảm thiếu tối đa, tránh được nạn tham nhũng, nhũng lạm quyền thế….trút đi nhiều gánh nặng cho quôc gia.
Ờ các nước độc tài hiện nay như Nga, Trung Cọng, Bắc Hàn hay Việt Nam, …nhà cầm quyền tự ý thay đổi hiến chương và luật pháp, không dưa trên tinh thần dân chủ, nên kẻ đang nắm quyền lực trong tay muốn làm gì thì làm, dân chỉ là những con cừu non ngoan ngõan vâng lời theo chủ chăn. Nếu trong đàn cừu có một vài con gấu thì nhà cầm quyền liền nhốt vào củi sắt hoặc làm thịt ngay. Putin và Tập Cân Bình đã tự ý thay đổi hiến chương và luật pháp nhiều lần để cũng có quyền lực và kéo dài suốt đời ngôi vị cầm quyền của mình.
Tại Việt Nam, khi Lê Duẩn còn sống, đảng CSVN đã thay đổi Hiến Chương của nước VNDCCH nhằm minh định Tàu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Đến thời Nguyễn Văn Linh, vì muốn thần phục Tàu, đảng CSVN đã xóa điều đó ra khỏi Hiến Chương, làm vậy cũng chỉ với mục đích tự ý trói tay dân tộc VN vào vòng Bắc thuộc lần thứ năm. Hâu quả, đất đai biển đảo bị mất, tàu cá ngư dân bị đâm chìm ngoài khơi, hạn hán đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm môi trường khắp nới… nguy hiểm nhất là tòan dân đang nơm nóp lo sợ, sống bất an, vì an ninh quốc gia bị đe dọa trầm trọng từng ngày.
Không những quốc gia có hiến chương, mà các hội đòan, đòan thể, tôn giáo, tập đòan công ty cũng có, hoặc là hiến chương (constitution) hoặc nội quy (bylaws) để mọi thành viên làm theo, tuân theo.
Trong Phật Giáo, Đức Phật đã chế ra giới luật cho Tăng gồm 250 giới, Ni 348 giới và Phật Từ 5 giới. Ngoài ra Giáo Hội cũng có Hiến Chương và Tổng Vụ Tăng Sự chuyên trách về giới đức của Tăng Ni dưới sự giám sát, chuẩn y của Đức Tăng Thống. Nên Hiến Chương là linh hồn là phương hướng sinh họat của Giáo Hội, của tứ chúng. Hiến Chương còn, Giáo Hội còn. Hiến Chương mất hoặc không thực hiện đúng, Giáo Hội sẽ tan rã.
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã đưôc thành lập và cho ra đời Hiến Chương tại chùa Xá Lơi, Sài Gòn vào ngày ngày 20 – 11 AL. 2507 (04-01-1964) đựoc thông qua bởi Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo và được 13 đại biểu đại diện nhiều Tông Phái Phật Giáo tại Việt Nam thay mặt ký tên. Đại Hội này đã suy tôn Trưởng Lão Thích Tịnh Khiết lên làm Tăng Thống I, hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo . Từ đó đến nay, hiến chương của GHPGVNTN đã nhiều lần được tu chính để phù hợp với hòan cảnh của giáo hội trước hiện tình của đất nước. Lần tu chính cuối cùng của bản Biến Chương GHPGVNTN vào ngày 4 tháng 12 năm 2015 tại Đại Hội Khoáng đại Bất thường GHPGVNTN kỳ X.
Trong Bản Hiến Chương này đáng để ý nhất trong lúc này là Điều Khỏan:
Nhiệm Vụ và Quyền Hạn Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương
Ðiều thứ 14 : Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương có quyền hạn :
1. Suy Tôn Ðức Tăng Thống và Ðức Phó Tăng Thống
2. Giám Sát mọi Phật Sự của Giáo Hội
3. Ðề cử Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo (Danh sách gồm nhiều Vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức trong và ngoài Hội Ðồng) do Ðại Hội GHPGVNTN bầu cử.
Cá nhân chúng tôi thắc mắc những điều sau đây:
1) Theo như Bản Hiến Chương này, khi Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ký Quyết Định Ủy Quyền Xử Lý Thường Vụ cho Hòa Thượng Tuê Sỹ, Ngài có thông báo cho Hội Đồng Giáo Phẫm qua văn thư để biết hay có sự có mặt của các vị Trưởng Lão trong khi Ngài ký quyết định đó không ? Qua video chỉ thấy HT Thích Nguyên Lý và bà Thu Huyền, nhưng hai vị này không nằm trong Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương lại có vinh dự đó mà tại sao các vị trong hàng Giáo Phẫm lại không ?
2) Quyết Định Ủy Quyền của Đức Tăng Thống đã đựoc ban hành vào ngày 12 tháng 5, 2019. Suốt thời gian kể từ khi ấy cho đến ngày 18 tháng 4, 2020, Hòa Thượng Nguyên Lý có khi nào đã thông báo bằng văn thư, điện thoại, email, FB, ….cho các bậc Trưởng Lão thuộc Hội Đồng Giáo Phẫm biết việc ủy quyền này chưa ?
3) Tại sao qua các phương tiện truyền thông đại chúng, HT Thích Nguyên Lý thông báo chỉ 2 ngày (mà không một tháng hay tối thiểu 7 ngày?) trước buổi Lễ Công Bố Quyết Định, gây khó khăn cho các vị Trưởng Lão thuộc Hội Đồng Giáo Phẫm không kịp chuẩn bị để đến tham dự mà chỉ có hòa thượng Thích Minh Tâm, hòa thượng Thích Thiện Minh, hòa thượng Thích Kiến Tuệ và một vài tăng chúng chùa Từ Hiếu. Tất cả không là thành viên của GHPGVNTN. Nếu nói các ngài thuộc hàng Giáo Phẩm không đến được vì bị công an chận lại, không cho đi, lý do dịch cúm Conora, tại sao những vị có mặt lại không bị công an ngăn chặn và có thể đến chùa Từ Hiếu từ đêm hôm trước dễ dàng, lại có thẩm quyền điều khiển, chứng minh một buổi lễ tối ư quan trọng như vậy? Điều này đã làm cho chúng con nhớ lại khi Hòa Thượng Thích Tâm Liên, Hòa Thượng Nhật Ban, nhiều Trưởng Lão khác và phật tử đến chùa Từ Hiếu để vấn an Đức Tăng Thống đã bị hòa thượng Thích Nguyên Lý và cô Đặng Thị Thu Huyền đuổi ra khỏi chùa trước đây.
4) Một điều chúng con biết được buổi Lễ Công Bố Quyết Định ủy quyền XLTV của Đức Tăng Thống đã được thực hiện trước đó 1 ngày rồi sáng ngày 18 -4-2020 mới cho phát tán mà người xem như cảnh hiện trường đang xẩy ra!
Và còn nhiều câu hỏi khác, nhưng bài viết đã khá dài, xin phép tạm dừng ở đây.
Kính thưa quý vị, nếu một vị tổng thống hay một viên chức cao cấp trong chính quyền ở một nước dân chủ pháp trị mà làm sai hiến chương, sai luật đinh thì những vị đó sẽ bị truy tố ra tòa án và chắc chắn những việc làm của những vị đó hòan tòan không được luật pháp và tòan dân công nhận. Còn nếu việc suy cử một chức sắc trong Giáo Hội không làm đúng theo Hiến Chương thì sao ?
Chúng tôi cũng vì quan tâm đến việc dân chủ hóa đất nước Việt Nam, tôn trọng tinh thần dân chủ và lẽ phải, trong sáng trong mọi sinh họat, mọi đòan thể kể cả Giáo Hội của mình mới dám mạo muội lên tiếng. Nếu một việc nhỏ mà làm sai, thì kết quả sẽ không thành, đừng nói chi đến việc lớn, dù bất cứ ai.
Chúng tôi hòan tòan thông cảm và thương kính Đức Tăng Thống vì lúc gần cuối đời Ngài bị hao mòn súc khỏe, suy nhược trí nhớ, do nhiều năm bị giam hãm, ngươc đãi trong tù, bị áp lực từ nhiều phía – nhà cầm quyền CSVN, và những người xung quanh – nên những quyết định và cách thực hiện những quyết định của Ngài vì thế bị những kẻ có dụng ý không tốt lợi dụng triệt để, cũng vì vậy mà có quá nhiều giáo chỉ ban hành làm tan rã GHPGVNTN trong nhiều năm qua và nay lại thêm một Giáo Chỉ Số 19 nữa.
Dù vậy, trong thời gian này mong quý Chư Tôn Đức có liên quan đến Quyết Định Ủy Quyền XLTV do Đức Tăng Thống ban hành, vẫn còn đủ thời gian để chấn chỉnh mọi việc sái với nguyên tắc căn bản ấn định bởi Hiến Chương của GHPGVNTN.
Ngưỡng mong Giác Linh của Đức Tăng Thống độ trì cho giáo hội đựoc mãi trường tồn như ước nguyện của Ngài và nhiều bậc tiền bối hữu công đã hy hiến cho đạo pháp và dân tộc.
Ý Dân
Canada, April 20, Covid-19