Tôn Nữ Hoàng Hoa: Thái Độ Nhập Thế Hay Hoài Đảng Của Thích Tuệ Sỹ Qua Tô Đông Pha Phương Trời Viễn Mộng và Giấc Mơ Trường Sơn!?

TIẾNG LÒNG NGƯỜI

LTS: Ban Biên tập chúng tôi vừa tìm được một bài viết cũ của tác giả Tôn Nữ Hoàng Hoa “Thái Độ Nhập Thế Hay Hoài Đảng  Của Thích Tuệ Sỹ Qua Tô Đông Pha Phương Trời Viễn Mộng và Giấc Mơ Trường Sơn!? Bài viết này là những chứng tích ghi lại cho người đọc và nhất là những Phật tử nào đang mải mê và còn mộng du về Phương trời viễn mộng Thích Tuệ Sỹ. TIẾNG LÒNG TA 

download (12)

 Tôn Nữ Hoàng Hoa

 Sau khi Đại Hội Bất Thường Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
(GHPGVNTN) đã được tổ chức thành công tại Port Arthur Texas vừa qua. Những người con Phật lại càng thấy rõ hơn dã tâm cùa Việt Cộng trong việc chiếm đoạt GHPGVNTN với một âm mưu vô hiệu hoá Giáo Hội,  qua sự việc thay đổi nhân sự của Giáo Hội do Thích Tuệ Sỹ và cư sĩ Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu) dàn dựng đã làm Phật tử vô cùng hoang mang…hoang mang về  những gông tù, những bản án tử hình, khổ sai chung thân vân vân và vân vân mà hai vị này đã mắc phải trong quá trình “chống VC” giữ “Giáo Hội” vừa qua.

Sư Thích Tuệ Sỹ và cư sĩ Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu)

Tôi nhớ khoảng tháng 9 năm 1999. Hoà Thượng Thích Chánh Lạc đã gọi sang Tampa Florida bảo chúng tôi phải gởi thư đi vận động Quốc Hội Hoa kỳ để can thiệp với Việt Cộng về bản án tử hình mà VC đã xử hai ông Thích Tuệ Sỹ và Cư sĩ Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu).

 Đạo hữu Võ Văn Ái Giám Đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
(PTTPGQT) ở Pháp liên tục gởi điện thư cứu nguy Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát)…Nhưng hôm nay đối chứng trước sự việc Thich Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) đồng lõa với VC để xóa bỏ GHPGVNTN. Thãt sự điều này đã không những làm riêng tôi mà phần đông Phật tử tại hải ngoại vô cùng hụt hẫng. Từ đó bắt buột chúng ta phải đánh giá lại niềm tin và phẩm định lại trí tuệ trước những sự dấu mặt của VC trong mục tiêu chiếm đoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

 Đối với Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, không ai ở hải ngoại đòi hỏi qúy Thầy, những vị tu hành tại VN đang đứng trước những họng súng đen ngòm vạch ngực cho đạn thù bắn tới. Cũng không ai cổ võ để qúy Thầy đang đứng trước cữa tù rộng mở có những hành động bất khuất ngạo mạn trước sự tàn bạo của VC. Bởi dù sao Qúy Thầy cũng là chúng sanh không khác. Tuy nhiên trước hành động quả cãm của Thích Tuệ Sỹ dù bị tuyên án tử hình mà vẫn không ngán thì quả là một việc khác thường. Một là chán sống hai là biết mình không chết nên mới oai phong lẫm liệt khác thường như vậy?

 Vậy Thích Tuệ Sỹ là ai?

 Thích Tuệ Sỹ tên tục là Phạm Văn Thương sinh ngày 5 tháng hai năm 1943 tại Pakse’ Lào. Nguyên quán tại Quãng Bình Trung Phần VN.

Năm 1970 Thích Tuệ Sỹ được đặc cách bổ nhiệm Giáo Sư Thực Thụ tại Viện Đại Học vạn Hạnh.
Năm 1984 Thích Tuệ Sỹ bị VC bắt giữ và năm 1999 Thích Tuệ Sỹ bị Việt Cộng tuyên án tử hình.
Trong khoảng thời gian bị tuyên án tử hình Thích Tuệ Sỹ đã được ông Võ Văn Ái Giám Đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế vận động Quốc Tế can thiệp với VC để cứu nguy cho Thích Tuệ Sỹ tại quê nhà. Sau đó VC thả Thích Tuệ Sỹ về lại Chùa Già Lam.

Năm 1979, ngao ngán tu hành Thích Tuệ Sỹ ra đời lấy vợ. Nợ ái ân chưa tròn ba năm. Hết duyên với vợ Thầy về lại chùa thọ giới Tỳ Kheo.

Từ năm 1994 và về sau vì tình trạng sức khỏe hao mòn và trước quá trình quả cảm vào tù ra khám mà vẫn kiên trì “bảo vệ” Giáo Hội của Thích Tuệ Sỹ đã nuôi trong ý nghĩa của Đại Lão Hoà Thượng một dấu ấn về Thích Tuệ Sỹ trong việc kế thừa GHPGVNTN hay Đại Lão Hoà Thượng đã thông quán được không đưa trước thì trước sau gì cũng bị chiếm nên Đại Lão Hoà Thượng đã thi hành hạnh Phật bất biến nhưng biến hoá khôn lường ?? Do đó Hòa Thượng Thích Quảng Độ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo cùng một lần đã đề cử Thích Tuệ Sỹ giữ hai chức: Đó là Phó Viện Trưởng và Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo.

Một số Tỳ Kheo cho biết trong khi điều hành VHĐ Thích Tuệ Sỹ đã ứng xử bất nhất, gây phe cánh. Khi Giáo hội  hữu sự thì Thích Tuệ Sỹ tránh né giao hết việc cho Thượng Tọa Thích Không Tánh.

Sau đó Thích Tuệ Sỹ vượt quyền Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Đô. bổ nhiệm nhân sự không cần thông qua HT Quảng Độ với mục đích đưa phe phái vào Giáo Hội và Viện Hoá Đạo. Đồng thời Thích Tuệ Sỹ tự bổ nhiệm Nguyên Tín-Nguyễn Châu vào chức vụ Vụ Trưởng Gia Đình Phật Tử Quốc tế.Htr-NguyenTin-Nguyen-Chau

Theo tin tức được phổ biến trên các Diễn Đàn Yahoo thì âm mưu của Gia Đình Phật Tử trên Thế Giơi là muốn biến tổ chức này thành một Tổ Chức Phi chính phủ (NGO), có qui chế, có tiếng nói để khi hữu sự tổ chức này có tầm vóc để phản bác lại GHPGVNTN trên diễn đàn Quốc tế theo công tác thi hành chỉ thị của Việt Cộng đưa ra

 Trước hành động đó của Thích Tuệ Sỹ. GHPGVNTN đã nhìn ra tấm lòng phàm phu tục tử và âm mưu của Thích Tuệ Sỹ . Do đó Viện Tăng Thống đã loại nhóm Tuệ Sỹ ra khỏi danh sách thành viên của Viện Hoá Đạo nhiệm kỳ 2005-2007 theo tinh thần Giáo Chỉ 02-2005.

Tại sao trong khi chấp chỉ nhiệm vụ mà Thích Tuệ Sỹ đã đòi từ chức hai lần nhưng theo Thượng Tọa Thích Giác Đẳng thì Thích Tuệ Sỹ từ chức đến 4 lần với yêu sách đòi hỏi Hòa Thượng Thích Quãng Độ phải thay đổi ông Võ Văn Ái Giám Đốc PTTPGQT và đưa chức vụ này cho ông Trần Quang Thuận nắm giữ.

 Ở điểm này Thích Tuệ Sỹ đã tỏ ra vô ơn và bất nghĩa với ông Võ Văn Ái vì trong khỏang thời gian Thích Tuệ Sỹ bị tuyên án tử hình ông Võ Văn Ái liên tục kêu gọi Quốc Tế can thiệp. Trong khoảng thời gian này vợ chồng chúng tôi viếng Chùa Như lai tại Denver và đã chứng kiến tận mắt điện đàm giữa Thầy Chánh Lạc và ông Võ văn Ái suốt đêm. Thầy Chánh Lạc gọi điện thoại đến hết Phật Tử trong Giáo Hội trên toàn quôc Hoa Kỳ kêu gọi Phật tử gởi thư vào Quốc Hội can thiệp cho Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu ( Lê Mạnh Thát) về án tử hình.

 Tại sao phải thay bằng ông Trần Quang Thuận mà không là một cư sĩ khác.?

Ông Trần Quang Thuận và ông Bùi Ngọc Đường là hai đệ tử ruột của Sư Mãn Giác. Nhưng sau khi Sư Mãn Giác sai đệ tử Bùi Ngoạc Đường ra phi trường đón khách thì ở chùa Sư Mãn Giác mò vợ của ông Bùi Ngọc Đường. Trong những bài báo của ông Bùi Ngọc Đường gởi ra công luận tố cáo Sư Mãn Giác hiếp dâm vợ của ông ta. Sau đó Trần Quang Thuận và Bùi Ngọc Đường biến mất ở chùa Việt Nam.

 Ông Võ Văn Ái đầy nhiệt tình với Giáo Hội đã đem lại rất nhiều thành quả cho GHPGVNTN tại Hải ngoại qua sự việc đấu tranh không ngừng nghỉ của ông ta và tiếng nói của GHPGVNTN đã được mọi người quan tâm phần đông cũng do PTTPGQT mà ra. Do đó khi Thich Tuệ Sỹ từ chức với yêu sách đòi hỏi phải thay thế ông Võ Văn Ái ít nhiều quý Thầy cũng đã nhìn ra âm mưu của Thích Tuệ Sỹ .

 Bài viết hôm nay chúng tôi kính mời cùng chúng tôi dạo vườn Thơ của Thích Tuệ Sỹ để từ đó chúng ta có thể tìm hiểu hơn về tâm hồn của Thích Tuệ Sỹ để biết Thích Tuệ Sỹ có phải non nớt ngớ ngẫn làm công cụ cho Việt Cộng trong việc chiếm đạo GHPGVNTN hay Thích Tuệ Sỹ chỉ là một con người nghệ sĩ bất nhất trong cuộc sồng hay chính Thích Tuệ Sỹ là một cán bộ CS nằm vùng đã được VC trồng trên mảnh đất Hoa Đàm của Phật Giáo chúng ta?

 Đi vào cõi Thơ của Thích Tuệ Sỹ, Thích Nguyên Siêu đã viết: Trích :” Để góp phần làm giàu đẹp cho gia tài văn hóa nước nhà, cũng như Đạo pháp, Thầy đã dành phần lớn thời gian, công sức để trước tác, dịch thuật Kinh Luật Luận, nghiên tầm các hệ phái triết học, tư tưởng Đông Tây và cũng chính từ đó, Thầy đã đi vào «Những Phương Trời Viễn Mộng.» hết trích

mail (32)

 Trong Chiều Thơ Nhạc Tuệ Sỹ và Tô Đông Pha Phương Trời Viễn mộng đã được tổ chức tại San Diego vào ngày 17 tháng 9 năm 2006  Thích Nguyên Siêu viết về Thích Tuệ Sỹ như sau:

Trích :” Phương trời viễn mộng, như là bầu trời thơ của Thầy đã kết tinh một tấm lòng vì quê hương, dân tộc, về một chặng đường lịch sử nguy nan, khốn khó mà con người phải mang nặng trên đôi vai sinh tử của thời đại. Phương trời viễn mộng đó, mênh mông những vần thơ mang tính tự tồn, độc lập, kiêu hùng của dòng lịch sử quê Cha, đất Tổ mà Thầy luôn mãi là đứa con của giống nòi, lênh đênh theo dòng sử mệnh quê hương.” ……………..”Thầy đã đem tâm không để hóa giải tâm chấp thủ, đem lòng vị tha mà hóa độ kẻ hẹp hòi để tạo sự bình an và tịnh lạc cho tất cả. Thầy đã tự hỏi mình trong tập thơ «Ngục Trung Mị Ngữ « qua bài Tự Vấn:

 Vấn dư hà cố tọa lao lung
Dư chỉ khinh yên bán ngục trung
Tâm cảnh tương trì kinh lữ mộng
Cố giao già tỏa diện hư ngung
Hỏi Mình
Hỏi mình sao phải lao tù?
Song thưa cửa ngục có tù được mây?
Kiên trì cuộc lữ vàng bay
Lời xưa còn đó phút giây không sờn.”

 Qua 4 câu thơ trên Thích Nguyên Siêu đã cho đó là một tâm hồn dũng mãnh của một vị sư nhập thế. Trước bạo lực vẫn không đầu hàng. Thêm vào trong đó Thích Nguyên Siêu còn ca ngợi Thích Tuệ Sỹ như một Đại sư nhập thế” Bàng bạc trong thơ văn cũa Thầy là nỗi đau của chúng sanh, trước bạo lực cũng không xao động” như Thi sĩ họ Tô nhà Tống Tô Đông Pha mà Thích Tuệ Sỹ thường viễn mộng mình cũng bàng bạc như họ Tô

 Tô Đông Pha là một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Tống bên Tàu. Thơ của Tô Đông Pha cũng mang tính chất thoát tục. Cũng bềnh bồng xôn xao, cũng gió thổi mây trôi. Bên những bềnh bồng xôn xao đó Thơ của Tô Đông Pha cũng phảng phất một chất Thiền.

Nhưng thời bấy giờ người ta không gọi Thiền Sư Tô Đông Pha mà chỉ gọi là nhà thơ Tô Đông Pha mà thôi. Cái này Tô Đông Pha không bằng được Thích Tuệ Sỹ.

 Tô Đông Pha (TĐP)có một người bạn thiết là Đại Sư Phật Ấn. Đại sư Phật Ấn là một vị cao tăng có tài thông quán. Cho nên khi đối ẩm hàn huyên với Tô Đông Pha. Đại sư Phật Ấn đã biết rõ Tô Đông Pha chỉ là một phàm phu tục tử, có nhiều tham vọng và cuồng ngông. Do đó Tô Đông Pha luôn luôn muốn chứng tỏ cho Đại sư Phật Ấn biết tuy TĐP mang tâm hồn trần tục nhưng TĐP cũng có đủ khả năng thoát tục của một vị chân tu. Để chứng tỏ điều đó Tô Đông Pha thường ví von trong những bài thơ thanh thoát cõi trần, an lạc trong tâm hồn và nhìn cảnh đời ô trọc cùng những lợi danh thị phi không làm họ Tô xôn xao.

Một ngày kia, Tô Đông Pha trong một phút lênh đênh thoát tục đã hạ bút ghi rằng:

Bát phong xuy bất động
tạm dịch là:
Tám gió thổi không động

 Nghĩ rằng câu thơ thoát tục này sẽ được Đại sư Phật Ấn ngưỡng mộ. Tô Đông Pha bèn sai quân lính mang câu thơ đắc ý của mình đến Đại sư Phật Ấn. Đọc xong Đại sư Phật Ấn viết một chữ ” THÍ” và bảo quân lính mang về cho Tô Đông Pha. Họ Tô vội vã mở ra xem nhưng khi thấy chỉ vỏn vẹn một chữ THÍ đề ngay dưới câu thơ đắc ý của mình, họ Tô đã vô cùng tức giận truyền quân lính lấy đò vượt sông đến Chùa hạch tội Đại sư Phật Ấn. Khi thấy khuôn mặt đằng đằng sát khí của Tô Đông Pha, Đại sư Phật Ấn đã không tỏ ra lo sợ mà còn cười ha hả bảo rằng:

” Thượng quan bảo rằng 8 hướng gió thổi cũng không xao động. Cớ sao chỉ một chữ THÍ mà Thượng quan lại vượt sông tìm đến bần tăng”

Tô Đông Pha thấy được cái lố bịch của mình, nên đã lặng yên không nói gì. Từ đó hai câu thơ một của Tô Đông Pha và một của Đại sư Phật Ấn được ghép lại:

Bát phong xuy bất động
Nhứt Thí mã quá giang

Tám gió thổi tâm không động
Một chữ THÍ vội vượt sông

 Chữ THÍ mà Đại sư Phật Ấn đề dưới câu thơ đắc ý của Tô Đông Pha có nghĩa là ” Đánh rắm”. Đánh rắm thì làm sao mà thơm được.

 Xưa nay những sự việc như Tô Đông Pha như Đại sư Phật Ấn hay như Thích Tuệ Sỹ với Đại lão Hoà Thượng Thích Quãng Độ có tính cách mang chủ đề quy luật trong cuộc sống. Chính trong quy luật của cuộc sống thường mang đến cho loài người,  sự tương quan giữa người và người một lời cảnh tĩnh, một bài học sâu sắc. Chính sự sâu sắc đó đã đưa con người vào tiến bộ. Không biết Thích tuệ Sỹ có đồng ý với tôi điều này không?

Đã đề cập đến Thơ của Thích Tuệ Sỹ, ngoài Tô Đông Pha khung trời Viễn Mộng Thích Tuệ Sỹ còn co’ Giấc Mơ Trường Sơn nữa.

 Nói đến Trường Sơn người Cộng sản thường ca ngợi Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Trong khi đó  người Quốc Gia thí lại ngậm ngùi cho số phận thanh thiếu niên miền Bắc  đã bị Việt Cộng đẩy vào cuộc chiến làm Cách mạng xâm chiếm miền Nam VN, đã chết tức tưởi chết nghẹn ngào dưới những trận mưa bom .

 Nhưng đối với Thích Tuệ Sỹ Giấc Mơ Trường Sơn là hoài niệm là ký ức mà đôi lúc bất chợt mở ra vẫn còn thấy:

 Lại ác mộng bởi rừng khuya tàn bạo đấy
Thịt xương người vung vãi lối anh đi
( Ác Mộng Trường Sơn)

 Lối đi của Thich Tuệ Sỹ đi là lối nào và trên lối đi đó có gì cảm hứng để Thich Tuệ Sỹ phải làm thơ:

Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại
Thoáng trông em như áo mỏng vai gấy.

Thì ra Thích Tuệ Sỹ đã chiến đấu trong rừng sâu núi thẳm Trường Sơn mà không hề mệt mỏi khi bên cạnh người có em du kích áo mỏng vai gầy.

 Mô Phật!! Thích Tuệ Sỹ đã phạm giới vì đã vọng động tình dục qua áo mỏng vai gầy

Hay trong “Tôi Vẫn Đợi” xin mời qu’i vị cùng tôi chờ xem Thích Tuệ Sỹ đợi gì? 

Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
Trong bóng tối hận thù tha thiết mãi
Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng
 

Thích Tuệ Sỹ hận thù ai trong chiếc áo nâu sòng, trong đêm dài thăm thẵm của rừng sâu để sau dó thiết tha mãi một vì sao bên khóe miệng rưng rưng.


Tại sao không là một mành trăng tàn bên khóe miệng rưng rưng mà phải vì Một Vì Sao. Có phải Sao Vàng mà Thích Tuệ Sỹ đã xanh xao trong tiếng khóc ven rừng, cho hận thù tràn ra từ khóe miệng?

 Thích Tuệ Sỹ lại phạm giới tu hành một lần nữa vì đã để cho sân si thù hận luân lạc trong tâm hồn qua những vần thơ đã viết.

Trong bài thơ ” Môt Bóng Trăng Gầy”, chúng ta hãy nghe Thích Tuệ Sỹ trang trãi cảm xúc hoài niệm theo từng ô kỹ niệm của rừng khuya: 

Nằm ôm một bóng trăng gầy
Vai nghiêng tủi nhục hờn lay mộng tàn
Rừng sâu mấy nhịp Trường sơn
Biển Ðông mấy độ triều dâng ráng hồng
Khóc tràn cuộc lữ long đong
Người đi còn một tấm lòng đơn sơ?
Máu người pha đỏ sắc cờ
Phương trời xẻ nửa giấc mơ dị thường
Quân hành đạp nát tà dương
Khúc ca du tử bẽ bàng trên môi
Tình chung không trả thù người

Thích Tuệ Sỹ nghĩ gì khi viết:

Người đi còn một tấm lòng đơn sơ?
Máu người pha đỏ sắc cờ

 Những anh bộ đội, những em du kích chỉ một tấm lòng đơn sơ khi đi vào Trường Sơn xuôi ngàn, chỉ cốt với mục đích pha đỏ mầu cờ thôi sao thưa Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ. Theo Thích Tuệ Sỹ thì đã có bao nhiêu máu của Thanh Thiếu Niên miền Bắc và cả miền Nam đã pha đỏ sắc cờ đó, để Thích Tuệ Sỹ đã phải nằm  ôm một bóng trăng gầy (hay trăng lưỡi liềm) mà nghe tủi nhục hờn lay mộng tàn?.

 Thích Tuệ Sỹ không hung tàn như Tố Hữu nhất quyết giết ! giết ! giết !, không ngoan cố như Trịnh Công Sơn  cổ võ cho mấy “em” Du Kích, mấy “anh” Bộ Ðội , mấy “Chị” Chiến Sỹ” cho dù có bị bầm, bi tra tấn trên da thịt hay bị nhục nhằn thì hãy biến đau thương đó lên quật cường để trường kỳ kháng chiến:

     “Trên Thân em có vết bầm
Trên da thịt anh xương tra tấn
Trên thân chị nhục nhằn đau thương
Xin nuôi thêm dòng máu quật cường” ( Trịnh Công Sơn)

 Với Thích Tuệ Sỹ, chắc vì có tu nên có trường kỳ kháng chiến cũng nhẹ nhàng thoát tục trong mười năm phiêu lãng :

 Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi
Từng con sông từng huyết lệ lan tràn.
Mười năm đó anh quên mình sậy yếu,
Trên vai gầy từ thủa dựng quê hương;
Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu,
Bản tình ca vô tận của Ðông phương.

Tại sao Thích Tuệ Sỹ không nói thẳng là bản hoan ca vô tận của Trường Sơn?

Mà lại quanh co Bản tình ca vô tận của Đông Phương ?? Câu thơ này Thích Tuệ Sỹ đã ép vận và đã làm mất ý nghĩa đích thực của câu thơ vì núi rừng Trường Sơn hợp tấu thì phải là bản Hoan Ca Vô Tận Của Trường Sơn mới đúng. Cái gì đã làm Thích Tuệ Sỹ không dám diễn tả trung thực ý ngĩia của một vần thơ??

Tu hành là cầu mong giãi Thoát
Giấc Mơ Trường Sơn cũng cầu mong giãi thoát để được vào phố thị giải phóng miền Nam.

Tuy vậy đã về thành rồi mà Thích Tuệ Sỹ vẫn còn nhớ rừng sâu là tại sao? Cái gì âm vang trong rừng sâu mà phải làm bận lòng kẽ tu hành? Xin qúi vị lắng nghe lời thổn thức của Thích Tuệ Sỹ nhớ về rừng sâu

Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị
Yêu rừng sâu nên khoé mắt rưng rưng
Tay anh vói trời cao chim chiều rủ rỉ
Ðời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường.

Những người yêu thơ Tuệ Sỹ – Trong nhóm của Thích Tuệ Sỹ cho thơ của Thích Tuệ Sỹ có âm hưởng buồn vời vợi, buồn xa xăm nhưng lại kỳ ảo”

Với tôi thơ của Thích Tuệ Sỹ rất kỳ ảo vì những gì chất chứa không minh bạch nhiều dối gian thường luân lưu trong tâm thức vào từng ô nhỏ để ẩn ức theo ngày tháng mà chuyên chở vào tư duy rồi từ tư duy nẫy sinh ra hành động.

 Beaudelaire đã từng nói: “Vĩ đại thay sứ mệnh của Thi ca”.  

Chính sứ mệnh đó đã làm thơ của Thích Tuệ Sỹ kỳ ảo. Vì những kỳ ảo đó đi từ những vọng động ở rừng sâu, ở núi ngàn  mà Thích Tuệ Sỹ đã ôm mộ giấc mơ: Đó là giấc mơ đi từ một tư duy của một  khúc hoan ca vô tận của Trường Sơn. Chính khúc hoan ca đó đang làm dậy mõ chuông của một vùng trời pháp nạn.  Mô Phật.

Tiếc thay! Gần bùn mà lại tanh hơn mùi bùn 

Tôn Nữ Hoàng Hoa

One thought on “Tôn Nữ Hoàng Hoa: Thái Độ Nhập Thế Hay Hoài Đảng Của Thích Tuệ Sỹ Qua Tô Đông Pha Phương Trời Viễn Mộng và Giấc Mơ Trường Sơn!?

  • Hoang Hoa nay viet bai rat hay. the nao bao Nhan Dan cua Dang ta cung dang khi can thiet. Hoan ho Tienglongta da tro giup dac luc cho nha nuoc va chinh phu.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.