
NGUYÊN CHIẾU TRẦN THỊ CẢNH: Nhận Định Về Những Ngọa Ngôn Vọng Ngữ Của “thày” Tuệ Sỹ qua bài “Thái Độ của HT Thích Tuệ Sỹ đối với Phật Giáo Quốc Doanh.”
LTS: Ban Biên tập vừa nhận được bài viết “Nhận Định Về Những Ngọa Ngôn Vọng Ngữ Của “thày” Tuệ Sỹ” của tác giả Nguyên Chiếu Trần Thị Cảnh. Theo tinh thần bài Nhận Định này, Tác giả đã lột trần những lớp son tô điểm trên khuôn mặt của HT Thích Tuệ Sỹ với bao sự kiện minh chứng. TIẾNG LÒNG TA
Nam Mô A Di Đà Phật,
Nhân đọc “THÁI ĐỘ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHẬT GIÁO QUỐC DOANH” Nguyên Chiếu xin được góp lên sự thật về “thày” Tuệ Sỹ.
Kể từ khi Cọng sản cưỡng chiếm Miền Nam 30-4-1975, Cọng sản đã dựng lên một Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam vào năm 1981, đó là một Giáo Hội tay sai cho Đảng không gì ngoài Đảng để làm công cụ và củng cố cho Đảng được lơn mạnh, vì thế mà Phật Giáo Việt Nam dưới thời Xã Nghĩa nay chỉ còn 30% tín đồ. Một khi đạo đức suy đồi, xã hội băng hoại, người Phật tử không hiểu đạo dễ dàng bị lôi cuốn, vội vã chạy theo cái hình thức chùa to phật lớn, cái đầu tròn áo vuông của thày mình, để rồi trở thành một trào lưu chỉ biết đến chùa tôi, thầy tôi mà không nhìn ông thày mình qua đạo hạnh, giới luật nhà Phật có hành trì đúng múc hay không!? Đây có thể nói là một đại nạn cho Phật giáo đồ, so ra nguy hiểm không thua Đại dịch Corona Virus ngày nay.
Về bản chất, đức hạnh và con người của thày Tuệ Sỹ ra sao chúng tôi thiết tưởng hơn 4 thập niên qua người ta cũng đã quá am tường quá nhiều, cho nên ai đó ca ngợi thày Tuệ Sỹ thì xin đừng lấy tay che mặt trời và cũng xin đừng nhìn về học vị, lời thơ lãng mạng mà cho rằng thày Tuệ Sỹ khả kính, đúng nghĩa một vị tăng chân chính.
Xin thưa:.
1. Nguồn Giác Ngộ cũng từ Quốc Doanh lập lên mà có, cho nên bài viết về thày Tuệ Sỹ từ nguồn cung cấp này không hơn không kém chỉ là một loại KIWI đánh bóng cái giầy cũ đã tả tơi rách nát.
2. Năm 1977 thầy Tuệ Sỹ đã lâp gia đình, vợ đẹp con khôn. Một vị Tăng đã hoàn tuc xét ra không đủ tư cách, đức hạnh để có thể lãnh đạo GHPGVNTN, một Giáo Hội truyền thừa của lịch đại tổ sư với hơn 2000 năm truyền giáo.
3. Thày Tuệ Sỹ đấu tranh chống cộng hoàn toàn không vì sự trường tồn của dân tộc và đạo pháp. Sau khi xả giới ra đời, vào thời còn đang mặn nồng gối chăn, với sở học hơn người mà không được trọng dụng, Thày muốn được vươn lên mà không được lại phải chịu nhiều những áp lực khó khăn, thày đâm ra bất mãn nên đã cùng với cư sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát tính chuyện mua súng vào bưng chiến đấu như thời du kích Cọng sản Miền Nam trước đây. Chưa thực hiện đã bị đổ bể, Thày và Lê Mạnh Thát bị bắt, bị Cọng sản tuyên án tử hình. Nhưng may thay cho Thày, mang danh là những học giả của Phật giáo, nên Thày đã được thế giới và Cộng đồng Người Việt Hải ngoại lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền CS phải thực thi quyền làm người và trả tự do cho Thày và Cư sĩ Lê Mạnh Thát.
4. Đảo chánh nhị vị Tăng Thống Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ nhưng không thành. (có sự xác nhận của HT Thích Không Tánh) https://tienglongta.com/2020/04/22/le-nguyen-minh-duc-muu-do-cua-thuong-toa-tue-sy-voi-ghpgvntn/
5. Thành lập Gia Đình Phật Tử Việt Nam Trên Thế gIới nhằm làm giảm tiềm năng đấu tranh cho công cuộc giải trừ quốc nạn và pháp nạn của GHPGVNTN.
6. Chính Thày đã giúp Lê Mạnh Thát trong Đại lễ Vesak do Cộng sản Việt Nam đứng ra tổ chức.
7. Đối với chế độ Cộng sản chỉ có một Giáo Hội Quốc Doanh duy nhất do họ lập ra mà thôi. Cái vai trò của thày Tuệ Sỹ qua tinh thần Bản Quyết Định Số 12 mang danh nghĩa Đức Tăng Thống Thích Quarg Độ nhưng do chính thày là tác giả, tác nhân là không ngoài mục đích kêu gọi bỏ đi qua khứ, bỏ đi mọi dị biệt không cần biết Quốc Doanh hay Quốc Cộng.
8. Hình ảnh Tang lễ và Xá lợi của Đức Tăng Thống trải ra biển là những hình ảnh thực chứng hiện thị nhất về mục tiêu hòa hợp, hòa giải và hòa tan theo Quốc Doanh hóa mất rồi!
Cho nên có đánh bóng một loại KiWi mầu gì cũng là những lớp màu được chét lên, có bóng loáng bây giờ nhưng thời gian rồi sẽ phôi pha, sẽ để lộ cái khuôn mặt nhờn nhợt khó coi của thày Tuệ Sỹ, Nguyên Lý và cả tên tuổi này rồi đây sẽ lưu xú với đời trong những trang sử buồn thương của Phật Giáo Việt Nam nữa.
Nguyên Chiếu
Seattle ngày 10-5-2010
Vấn đề Giáo hội Phật giáo nằm trong Mặt trận tổ quốc, tôi không chấp nhận. Còn vấn đề liên hiệp giữa hai giáo hội (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Phật Giáo Quốc Doanh). Tôi nói lập trường của chúng tôi là không có vấn đề liên hiệp. Phật Giáo Quốc Doanh (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam) là thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Đó là một tổ chức chính trị; chúng tôi không làm chính trị, không liên hiệp với bất cứ tổ chức chính trị nào.
Rồi người ta có nói rằng trong qui chế, trong hiến pháp mình thì đảng cộng sản lãnh đạo tất cả. Tôi nói tôi biết điểm đó. Tôi còn biết Lenin đã nói “đảng phải thông qua tôn giáo để tập họp quần chúng”. Lenin nói, cán bộ cộng sản nào mà đàn áp tôn giáo là phản động. Lenin không chấp nhận chuyện đàn áp tôn giáo; trong cộng sản không có chuyện đàn áp tôn giáo, đó là Lenin đã chỉ thị. “đảng phải thông qua tôn giáo để tập họp quần chúng” có nghĩa là tôn giáo là một công cụ chính trị của đảng. Vì đảng không đủ khả năng tập họp, phải mượn tay tôn giáo tập họp dùm. Mà tôi không bao giờ để cho Phật giáo làm công cụ cho bất cứ đảng phái chính trị nào.
Như Liên xô, một đảng phái chính trị, 70 năm thì sụp. Cứ cho là đảng cộng sản Việt Nam tồn tại 1000 năm nữa đi, tôi cũng không bao giờ đem 2500 năm lịch sử truyền thừa Phật giáo ra làm công cụ cho bất cứ đảng phái nào. Tôi còn nói: “nếu mà lời nói này của tôi là tự đào hố chôn mình, tôi vẫn sẵn sàng tự chôn mình, chứ không thể chấp nhận chuyện đó.
Còn nếu nói là luật pháp, đúng, tôi tôn trọng luật pháp, nhưng luật pháp mà xâm phạm lý tưởng của tôi, tôi không chấp nhận cái luật pháp đó, chứ đừng có dùng chư luật pháp với tôi”.
Đúng là ở trong đất nước nào thì phải tôn trọng luật pháp đó, nhưng nếu tự mình đặt ra luật pháp để dùng luật pháp đó xâm phạm tới giá trị, xâm phạm lý tuởng của người khác thì tôi không chấp nhận luật pháp đó, tôi sẵn sàng chịu chết. Tôi đã từng đứng trước bản án tử hình rồi, tôi không sợ, tôi chấp nhận nó. Đây không phải tôi thách thức, mà là vấn đề lý tưởng của mình…”
NAM MÔ ĐẠI CƯỜNG TINH TẤN DŨNG MÃNH PHẬT.
Trích bài “Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ” của Thầy Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế.
Nguồn Duyên Giác Ngộ