
Quách Thị Hương Giang: Những tiến trình Tuệ Sĩ âm mưu đảo chánh GHPGVNTN không thành
LTS: Trong một đoạn bài viết “Những Tiến Trình Tuệ Sĩ Âm Mưu Đảo Chánh GHPGVNTN”, tác giả Quách Thị Hương Giang đã ghi lại về lời phát biểu của Hòa thượng Thích Quảng Độ với Thầy Tuệ Sỹ khi Thầy Tuệ Sĩ từ chức cả 2 chức vụ: Phó Viện trưởng và Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, thì Hoà Thượng Tăng Thống Thích Quảng Độ (thời gian đó Ngài còn là Viện Trưởng) đã cho mời Thầy Tuệ Sĩ sang Thanh Minh Thiền viện, lúc tiếp chuyện Hòa thượng Thích Quảng Độ nói: “Gìa Lam (nơi Tuệ Sĩ ở) sang đây (Thiền viện Thanh Minh, nơi Thầy Quảng Độ ở) không xa, mình làm việc với nhau, có gì không bằng lòng thì Thầy nói để tìm cách giải quyết, hơn nữa việc Thầy xin từ chức, tôi không có quyền nhận hay không nhận, chức vụ Thầy là do Hội đồng viện cử thì Hội đồng viện mới có thẩm quyền giải quyết…”
Lời dạy của Ngài còn đó, mọi chức vụ đều do Hội đồng viện thỉnh cử Ngài không có quyền nhận hay không nhận đã đồng nghĩa cho chúng ta hiểu rằng mọi chức vụ phải có sự chuẩn thuận của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương. Như thế:
– Di chúc để lại cho Thầy Tuệ Sỹ không có sự chuẩn thuận của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương, thì cái tổ chức của Thầy Tuệ Sỹ hoàn toàn không có giá trị và bất hợp hiến đối với Hiến Chương của GHPGVNTN.
– Di chúc để lại cho Hòa thượng Thích Tâm Liên cũng đã không có chấp thuận của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương, hơn nữa Hòa thượng Thích Tâm Liên đã viên tịch, thì cái tổ chức của (đức ông) Lê Công Cầu, Hòa thượng Thích Chí Viên, Hòa thượng Thích Huyền Việt, Hòa thượng Thích Minh Quang cũng hoàn toàn không có giá trị gì và bất hợp hiến đối với Hiến Chương của GHPGVNTN.- TIẾNG LÒNG TA
Quách Thị Hương Giang.
Nhà nước Xã nghĩa bằng nhiều loại hình, trải hằng chục năm (từ 1992 đến 2003) đánh phá GHPGVNTN, một Giáo hội bị “chôn mà chưa chết”, chẳng những thế, sau Tang lễ Ôn Thích Đôn Hậu, Giáo hội lại hồi sinh mạnh mẽ hơn trước. Do đó Tôn giáo vận Cộng sản đã đổi chiến lược, chuyển sang đánh Cô Lập (Cô) GHPGVNTN theo mô hình “Xâm nhập” nội bộ Giáo hội để qua đó biến chất thành viên Giáo hội (từ nhuộm đỏ từng phần đến nhuộm đỏ “nguyên con”); chuyển hóa rồi cài cấm họ trở lại để thực hiện âm mưu ly khai Giáo hội, giáo gian Tuệ Sĩ thống lãnh thực hiện mưu đồ nầy. Thầy Tuệ Sĩ đã áp lực VHĐ, khuynh đảo GHPGVNTN hầu tiến lên ngôi vị Viện trưởng VHĐ, thời điểm Đại hội Nguyên Thiều (Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định) tháng 10-2003 được chọn là đỉnh điểm mở màn chiến lược đảo chánh nầy.
Thầy Tuệ Sĩ trong vai trò Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký VHĐ, Thầy đã dùng tiền quỹ cứu trợ bão lụt miền Trung (năm 2000) của Giáo hội vào việc “bảo trợ” nhân sự, tạo hậu thuẫn cho nhóm “Hoàng triều cương thổ”, hệ quả là nhân sự của cánh Tuệ Sĩ đã chiếm ¾ số phiếu trong Ban chỉ đạo VHĐ. Người của Xã nghĩa thông qua Tuệ Sĩ đã xâm nhập vào VHĐ mà theo số phiếu nhân sư áp đảo như thế. Tuệ Sĩ dự kiến sẽ làm cuộc ly khai GHPGVNTN (kế hoạch xóa sổ Giáo hội thật nhẹ nhàng) bằng cách áp lực những điều bất hợp lý với VHĐ (điển hình là âm mưu “hạ bệ” Cư sĩ Võ Văn Ái, Giám đốc phòng thông tin Phật giáo quốc tế) để một khi yêu sách gian manh kia không được đáp ứng thì Thầy đứng lên ly khai – đảo chánh Giáo hội, đỉnh cao biến cố nầy là 11-10-2004. Do đó vai trò Giáo gian Tuệ Sĩ như là nguồn “trung tâm bão” pháp nạn Xã nghĩa ngày nay; cho nên cần phải nói rõ đôi điều về Giáo gian Tuệ Sĩ: Thủ lĩnh thân hữu Già Hồ.
A. Thủ Lĩnh Thân Hữu Già Hồ: Giáo Gian Tuệ Sĩ
Thủ lĩnh Thân hữu già Lam: Giáo gian Tuệ Sĩ đã bị thuần hóa Xã nghĩa, theo con đường xóa sổ GHPGVNTN cho nên Thân hữu già Lam đã trở nên Thân hữu già Hồ. Tuệ Sĩ vốn có dòng máu tham vọng ngồi chiếc ghế Viện trưởng VHĐ, cho nên với thủ đoạn gian manh, Thầy sẵn sàng bán đứng cả Giáo hội truyền thống cho mafia Xã nghĩa để mong đạt được mục đích. Bên trên, chung quanh, bên dưới Giáo gian Tuệ Sĩ còn có cả đám quần ma cộng sự nữa. Cuộc đời Thầy Tuệ Sĩ có 2 phần: Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, một thiên tài Phật giáo của thế kỷ 20 và một Giáo gian Tuệ Sĩ của thế kỷ 21, nay nói về phần đời Giáo gian “Đạo sư” Tuệ Sĩ.
[58]Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ tục danh Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, ông quê tại Quảng Bình, Việt Nam. Qui y Phật lúc 7 tuổi, năm 1973 thọ giới Tỳ kheo tại Đại giới đàn Phước Huệ, Phật Học Viện Hải Đức, Thành phố Nha Trang, sau đó vào Tu viện Quảng Hương Già Lam, Gò Vấp, Sài Gòn. Là nhà văn nghệ sĩ tài hoa, sớm trèo lên ngôi thần tượng trong hàng Tăng Ni trẻ PGVN từ những năm 1970 nhất là sau khi Thầy cho ra đời dịch phẩm: Phật Giáo Việt Nam của Trần Văn Giáp; Thiền Luận của Suzuki, (Thích Tuệ Sĩ dịch quyền 2, 3); Tô Đông Pha, một phương trời viễn mộng của Thích Tuệ Sĩ, v.v…
1979 Thầy ra đời lấy vợ, (việc nầy hả Google Tập Thành Pagoda.com). Đến 1982 thọ giới Tỳ kheo lại, lúc đó Thầy có mời Đại Tăng chùa Ấn Quang (Chợ Lớn) sang chùa Già Lam làm lễ thọ giới lại, Tăng chúng Sài Gòn nói chung, chùa Ấn Quang nói riêng bấy giờ đều nghe, biết việc nầy, việc Thượng toạ Thích Tuệ Sĩ trở lại với Tăng đoàn là điều đáng ca ngợi vạn phần.
Tác phẩm Thích Tuệ Sĩ, Triết học về Tánh không không là sáng tác mà là cóp nhặt, xào nấu lại từ sách The Central Philosophy of Buddhism của T.R.V. Muti, xuất bản tại Luân Đôn; sách Thích Tuệ Sĩ, Tô Đông Pha một phương trời viễn mộng, xuất xứ từ sách chữ Hán của một tác giả người Hoa, được Tuệ Sĩ cóp nhặt, pha trộn lấy làm của mình. Nói về giảng dạy thì Thầy Tuệ Sĩ thiếu kiến thức sư phạm, trường lớp, chỉ nói tràng giang đại hải không đầu đuôi, lớp lang hay thứ tự chi cả, chỉ tùy hứng, nhớ đâu nói đó. Với Tăng trẻ PGVN, sở học của Thầy Tuệ Sĩ kể cả Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) thật đáng thọ học theo hầu; còn về nhân cách ứng xử với Giáo hội thì thuộc loại mạt hạng như bèo nước trôi sông. Thế nhưng Ngài không tự bằng lòng với những gì đang có trong tầm tay, lại bị nhóm cơ hội chủ nghĩa tâng bốc lên ngôi thần tượng nhằm phục vụ ý đồ con buôn chính trị của họ. Chính vì thế, đám chính trị theo chiều gió đã cường điệu đến ngớ ngẩn khi thổi phồng Tuệ Sĩ lên hàng thần tượng như: Đạo Sư Tuệ Sĩ (Nhóm Giáo gian Nguyên Siêu, Hoa Kỳ); Thiền Sư Tuệ Sĩ (Nhóm Phạm Công Thiện). Trong khi đó thực chất Thích Tuệ Sĩ cũng như Lê Mạnh Thát chỉ là thần tượng phù phiếm, hư ảo theo kiểu giấc mơ Trường Sơn; Phương trời viễn mộng.
Mở màn chiến dịch ly khai GHPGVNTN là nhóm Casino Thân hữu Già Hồ; Nhóm Tăng Ni Hải ngoại; Nhóm Về Nguồn, cả ba nhóm nầy đều trực tiếp hay gián tiếp theo sự chỉ đạo của Giáo gian Tuệ Sĩ mà ra, “đầu dây mối nhợ” pháp nạn XHCNVN kéo dài đến nay cũng từ “Đạo sư 6N” nầy mà có. Cho nên phải nói rằng: Giáo gian Tuệ Sĩ thuộc mẫu người 6 N: Non Nớt trong chính trị; Nông Nỗi trong việc làm và Ngớ Ngẩn trước phù phép tâng bốc của bọn “chính trị mùa vụ”.
1| Thầy Tuệ Sĩ Non Nớt trong Chính Trị
Cùng dòng máu “Hoàng triều cương thổ” mà bên cạnh đó, ngoài đẳng cấp Thầy trò lại còn có quan hệ thân tộc: cậu – cháu, cho nên cả hai: Thầy Thích Trí Quang “Thượng nhân bàn Phật xuống đường” (1966) với Giáo gian Thích Tuệ Sĩ càng gắn bó nhau hơn. Vì vậy, dàn dựng kế sách cho Thầy Thích Tuệ Sĩ lên ngôi Viện trưởng Viện Hoá Đạo đó cũng là cao vọng chiếc ghế Tăng thống GHPGVNTN của Ngài Thượng nhân: người “một thời làm rung rinh nước Mỹ”. Bởi một khi Thầy Tuệ Sĩ lên ghế Viện trưởng Viện Hoá Đạo thì bảo toạ Tăng thống GHPGVNTN còn ai chen chân vào đó nữa ngoài Thái Thượng Hoàng.
Vào thời điểm 2003 GHPGVNTN bị phân hoá cũng chính là cơ hội chẳng bỏ lỡ cho cao vọng làm lãnh tụ Phật giáo của nhóm Đạo sư nầy. Bên cạnh đó, nhà nước đã từ lâu muốn xoá tên GHPGVNTN mà chưa thực hiện được, nay họ đánh hơi biết cao vọng làm Tăng thống của Thượng nhân Già Lam, 2 âm mưu lớn gặp nhau, cho nên nhà nước với “ông râu” cùng làm trong chiến dịch xoá tên GHPGVNTN mà Tuệ Sĩ chỉ là con cờ trong tay của bọn họ. Bên trên thì có thượng nhân “vẽ đường hưu chạy, ngoài nước thì đám chính trị theo chiều gió lại tâng bộc Tuệ Sĩ lên tận mây xanh, bao vây vòng ngoài tổng thể thì có nhà nước XHCN “lo liệu trọn gói”. Một khi chiến lược xoá tên GHPGVNTN mà đạt được thì chiếc ghế Viện trưởng Viện Hoá đạo GHPGVNTN có trọn phần dành cho Tuệ Sĩ không, hay bấy giờ bậc Đạo Sư Tuệ Sĩ chỉ là trái bóng chuyển lăn theo sự chỉ đạo của nhà nước; theo hướng nhà nước XHCNVN mượn tay Tôn giáo thống trị 80 triệu đồng bào mình. Tự đặt mình theo lộ đồ “nhập chủ xuất nô” (vào là chủ mà ra là tớ) trên quỹ đạo chính trị như thế thì Đạo sư Tuệ Sĩ không thuộc loại Non Nớt chính trị thì là gì?
2| Thầy Tuệ Sĩ Nông Nỗi trong Việc Làm
Chưa hết 2 nhiệm kỳ (4 năm: 2000-2004) GH mà Thầy đã gióng trống từ chức ba lần với những lý do vu vơ nhằm làm áp lực lên lãnh đạo. Ba lần từ chức rồi lại nhờ 3 người ra tận Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định xin với đức Tăng thống Thích Huyền Quang để Thầy làm việc lại. Vào một dịp Trần Quang Thuận về nước, Ông Thuận kết hợp với bà Hạnh Mãn (Ni, tu xuất) chung chuyến du thuyết, ra tận Tu viện Nguyên Thiều, tuần tự kẻ trước người sau thật có “bài bản” để bày tuồng: “uống ba tất lưỡi” xin Đức Tăng thống Thích Huyền Quang cho Thầy Tuệ Sĩ trở lại chức vụ, nhưng hai sứ giả đã lên đường mà việc cũng không thành. Tiếp theo, Thầy Tuệ Sĩ đánh “ván bài tàn thâu canh” bèn nhờ đến người thứ ba: Thượng toạ Thích Viên Định (Viện chủ chùa Giác Hoa), vốn là bạn đồng liêu cũng là đồng chức vụ GH với Thầy, để Thầy Giác Hoa ra Nguyên Thiều, Bình Định gặp đức Tăng thống để… xin phục chức cho Thầy Tuệ Sĩ. Ngoài cái thâm tình bạn đạo ra Giáo hội luôn cần người cho nên Thầy Giác Hoa lên đường ra Tu viện Nguyên Thiều, sau tuần trà thân mật, tiếp đến Thầy vừa trình bày chủ ý lên đức Tăng thống sự việc như trên. Đức Tăng thống liền bảo: Hai người trước, vừa mới ra đây, một “đường” là [Trần Quang Thuận] biện luận, chữ nghĩa; một “đường” kia là tình cảm, để xin việc cho Tuệ Sĩ mà đã không xong, nay lại đến lược Thầy, “vậy Thầy nói cách nào cho tôi nghe được thì tôi thuận ngay”. Thầy Giác Hoa đáp: Trình bày là việc của con, còn thuận hay không là do quyết định của Ngài. “Hai xe trước qua ải không thành, nay vì tình pháp lữ, Thầy Giác Hoa cũng làm hết sức mình nhưng “Việc đời như dòng nước chảy [cơ may qua đi không tìm lại được], Trăm năm lòng nhắn nhủ lòng” (Vạn sự thủy lưu thủy, Bách niên tâm ngữ tâm); “Cao cầu phẩm tự vô” (cao vọng mất phẩm hạnh), câu nói Tuệ Sĩ treo trước cửa phòng Thầy… thế mà Đạo sư chưa thuộc nhiều lần.
Theo thân hữu nhận định: bản chất Thầy Tuệ Sĩ rất là nghệ sĩ. Trong vai lãnh đạo GH mà Thầy tuỳ tiện, ứng xử bất nhất, thuận thời thì tạo vây, thêm cánh, đến khi GH đứng trước thời thế khó khăn thì Thầy lại “Tay nâng dùi mõ tay nâng sáo”, đẩy việc Giáo hội sang cho Thầy Thích Không Tánh (chùa Liên Trì) rồi tuyên bố nhập thất. Đến khi cộng đồng Liên Âu lên tiếng can thiệp giúp đỡ GHPGVNTN thì Thầy đứng ra vận động tài vật kêu gọi cứu trợ mà chi thu tài chánh không rõ ràng. Chính vì thế cho nên người thứ ba xin phục chức cho Thầy Tuệ Sĩ cũng đành quay về mà không được việc gì hơn. Xét cho cùng, Thầy Tuệ Sĩ: “Anh ôm giấc mộng đi hoang” (Tuệ Sĩ, Giấc mơ Trường Sơn) như thế thì Đạo sư chỉ thích hợp với vai trò làm văn hoá, Nhà thơ, Văn nghệ sĩ hơn là làm hành chánh, lãnh đạo Giáo hội.
3| Thầy Tuệ Sĩ Ngớ Ngẫn trước Phù Phép Tâng Bốc của Bọn “Chính Trị Mùa Vụ”
Cho đến tháng 03-2004 nhóm cơ hội chủ nghĩa hải ngoại, phường “đón gió bẻ măng”, qua những cuộc ra mắt thi ca, sì căn đan kỷ niệm sinh nhật, đám chính trị thời tiết mà điển hình là Nhóm Nguyên Siêu (Chơn Trí, Đệ tử của Thầy Tuệ Sĩ), Vĩnh Hảo (Tâm Quang) đã tâng bốc Thầy Tuệ Sĩ lên hàng Đạo Sư Tuệ Sĩ. Họ làm thế là nhằm mục đích gì? là muốn “tô son trát phấn” vẽ ra môt thần tượng để mở đường dư luận cho Tuệ Sĩ lên ngôi Viện trưởng VHĐ, thay Hòa thượng Thích Quảng Độ. Chỉ vì nhóm nầy nghĩ rằng một mai Thầy Tuệ Sĩ được phần trong hợp đồng bán đứng GHPGVNTN cho Xã nghĩa thì họ cũng kiếm được ghế – giường trong quốc hội XHCN đó mà. Hay nói theo Bùi Ngọc Đường (Hoa Kỳ) thì một khi Đạo Sư được phần lãnh tụ … giáo gian thì chúng em cũng được “sơ múi” canh thừa cơm cặn XHCN chứ đời nào lại không ư. Đứng đầu danh sách đạo diễn vỡ tuồng tâng bốc Tuệ Sĩ lên tận chân mây đó là cao đệ Nguyên Siêu (Chơn Trí) Hoa Kỳ. Việc nầy ngoài dây mơ rễ má trong quan hệ thầy trò ra, còn có ý đồ riêng: Thầy mình: Tuệ Sĩ lên hàng Đạo Sư thì mình: Nguyên Siêu cũng được gần bên “chín bệ” vào hàng giáo gian … đạo chích nữa. Thần tượng Đạo sư Tuệ Sĩ:
Bên trong còn lắm điều hay
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”
Con người 6 N nầy: Tuệ Sĩ vốn Non Nớt trong chính trị đã bị nhà nước đánh lừa, hứa hảo, lại Nông Nỗi trong việc làm: Lãnh đạo Giáo hội theo kiểu tài tử “thổi sáo, đánh đàn, chơi hoang. Có tham vọng lãnh tụ Phật giáo, thích được tâng bốc lên hàng Đạo sư, Thiền sư đến độ ngớ ngẩn, ngây ngô, ngông nghênh, trước những ảo thuật phù phép bốc đồng thiệt là nghiệt ngã hết chỗ nói. Thế nhưng khi việc Giáo hội gặp khó khăn thì Đạo sư nhà mình đi “nhập thất” phó thác việc Giáo hội ra sao thì mặc, bên cạnh đó Tuệ Sĩ lại còn có cái tật thê tử lòng thòng. Cùng với gấu đỏ Lê Mạnh Thát, Giáo Gian Tuệ Sĩ đã rơi vào cảnh “mưa dầm thấm đất” từ lâu, ngay lúc còn trong nhà tù XHCN. Cho nên sau khi ra tù (1999) Thầy Tuệ Sĩ luôn bị khống chế bởi “vòng kim cô” của nhà nước thông qua “pháp lệnh” của Nữ hoàng Cà răng căn tai: Xuân Hương (Hạnh Mãn), cán bộ đặc tình Tôn giáo bộ nội vụ.
Với những chuỗi bệnh tật liên hoàn lê thê như đường tàu hỏa xuyên Bắc Nam như thế; nó diễn ra theo kiểu “mưa dầm thấm đất”, hệ lụy nầy đã tạo nên “đường rây” cho con tàu Tuệ Sĩ lao vào phương trời viễn mộng mà Nhà nước Xã nghĩa là người cầm tay lái con tàu. Đó là hệ quả của Tuệ Sĩ ngày nay, Một Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký trong cương vị quyền lực “cờ đến tay” mà để mất đi thì thật quả là đúng bong như câu đối [sửa lời] trước cửa phòng của “Thiền sư” Phạm Văn Thương vậy. Nguyên trước cửa phòng của Đạo sư Tuệ Sĩ có câu đối:
Vô cầu phẩm tự cao (Không cầu cao phẩm hạnh)
Tri túc thường an lạc (Biết đủ thường an lạc)
Thế nhưng “trong trần ai, ai dễ biết ai”, giang hồ nghiệt ngã, nó nghe, thấy, biết Đạo sư Tuệ Sĩ vốn “như thị”, như thị. Cho nên họ bèn đối lại câu đối trên như sau:
Cao cầu phẩm tự vô (cao vọng mất phẩm hạnh)
Bất túc phi an lạc (tham cầu thường lo âu)
Mẫu người Thầy Tuệ Sĩ càng rõ nét hơn khi lắng nghe thêm đôi điều ứng xử tình người của Thầy Tuệ Sĩ với các bậc Thầy, bạn:
4| Giao Tình Thầy Quảng Độ với Thầy Tuệ Sĩ
Sau vụ cứu trợ bảo lục miền Tây Nam Việt Nam không thành (do nhà nước ngăm cấm, bắt bớ), những năm 1994 về sau, sức khoẻ Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo bước sang giai đoạn đáng quan ngại, phải vào bệnh viện mổ tim. Ngài tỏ ra lo lắng, như có mệnh hệ vô thường thì GHPGVNTN không người kế thế. Cho nên thay vì tiến cử Thầy Thích Tuệ Sĩ vào chức vụ Tổng thư ký Viện Hoá Đạo thì Thầy Thích Quảng Độ lại tiến cử Tuệ Sĩ một lúc 2 chức vụ: Phó viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hoá Đạo. Việc tiến cử nầy, ngay Đức Tăng thống Thích Huyền Quang lúc đầu cũng còn dè dặt. Thế nhưng Thầy Quảng Độ kính trình giải thích, cân nhắc trước sau với đức Tăng thống, Thầy Quảng Độ giải thích:
Ôn đã niên cao, tôi thì sức khoẻ ngày càng kém sút, nếu chỉ cử Tuệ Sĩ chức Tổng thư ký không thôi thì GH trống ghế Phó Viện trưởng. Nếu như tôi có mệnh hệ gì thì Tổng thư ký không thể kế vị Viện trưởng để tiếp tục lãnh đạo GH, cho nên thuận theo sự tiến cử của Thầy Quảng Độ, Thầy Tuệ Sĩ kiêm cả 2 chức vụ quan trọng trong cùng một lúc. Từ cách suy nghĩ như thế đủ thấy ngoài việc bổ nhiệm nhân sự GH, Thầy Quảng Độ đã tỏ tình riêng, tin tưởng giao GH cho Tuệ Sĩ một khi ngài mãn duyên về Phật. Đủ thấy Thầy Quảng Độ một đời vun bồi GH không có chút cố vị hay bè phái, địa phương, thế nhưng Tuệ Sĩ đối với Thầy Quảng Độ, người lãnh đạo của mình ra sau?
Vào một dịp, Thầy Thích Quảng Độ (ở Thanh Minh Thiền viện) nhận được thư tay từ chùa Già Lam, Gò Vấp, Gia Định do Thầy Tuệ Sĩ gởi, Thầy Thích Nguyên Vương (đệ tử Thích Tuệ Sĩ) mang thư sang. Nội dung thư cho biết Thầy Tuệ Sĩ xin từ chức! mà không nói lý do, Thầy Thích Quảng Độ cũng chưa rõ hết lý do từ chức của Thầy Tuệ Sĩ. Ngày nọ Hoà Thượng Viện trưởng Thích Quảng Độ cho mời Thầy Tuệ Sĩ sang Thanh Minh Thiền viện, lúc tiếp chuyện cùng Tuệ Sĩ, Thầy Quảng Độ nói: Gìa Lam (nơi Tuệ Sĩ ở) sang đây (Thiền viện Thanh Minh, nơi Thầy Quảng Độ ở) không xa, mình làm việc với nhau, có gì không bằng lòng thì Thầy nói để tìm cách giải quyết, hơn nữa việc Thầy xin từ chức, tôi không có quyền nhận hay không nhận, chức vụ Thầy là do Hội đồng viện cử thì Hội đồng viện mới có thẩm quyền giải quyết, nay tôi giữ thư nầy, chờ đến Đại hội tới sẽ xem xét. Về sau Thầy Quảng độ lại được nghe nguồn tin Thầy Tuệ Sĩ từ chức là để “ngả giá” với Thầy Quảng Độ, áp lực Thầy Quảng Độ loại bỏ Cư sĩ Võ Văn Ái, giao chức Giám đốc Phòng thông tin Phật giáo quốc tế lại cho… Trần Quang Thuận (Hoa Kỳ) vốn là “tay chân” của Tuệ Sĩ.
Sau khi lên kế hoạch 10 năm (1998-2008) xóa sổ GHPGVNTN, diễn biến tiếp theo là trong âm mưu giải thể GHPGVNTN, nhà nước Xã nghĩa đánh tiếng rằng: Cho GHPGVNTN sinh hoạt trở lại theo một trong ba điều sau đây:
1. GHPGVNTN không Huyền Quang – Quảng Độ;
2. Phải đổi tên Giáo hội, bỏ 2 chữ Thống nhất.
3. GHPGVNTN Phải đăng ký để được sinh hoạt.
Điều ngẫu nhiên đến lạ lùng là mô hình 3 điểm trong âm mưu Xã nghĩa lại được chính Thầy Tuệ Sĩ bung xòe ra với nhiều người.
Hưởng ứng chiến dịch XHCN nầy, Thầy Thích Tuệ Sĩ đã hồ hởi phấn khởi bày tỏ với thành viên VHĐ; Vào một dịp, Thầy Tuệ Sĩ nói với Thầy Quảng Độ, Viện trưởng VHĐ: “Con nghe nhà nước nói cho phép Giáo hội hoạt động trở lại với điều kiện không có hai Ngài Huyền Quang với Quảng Độ, Hòa thượng nghỉ sao? Ôn Viện trưởng hỏi lại Thầy Tuệ Sĩ: “Vậy thì Thầy nghỉ sao?” Thầy Tuệ Sĩ [biết mình hố nên thầy ngập ngừng] đáp: “Không có hai Ngài thì tụi con làm việc với ai”. Thì ra bụng với dạ Thầy Tuệ Sĩ là hai, mần răng mà như xe lửa “trược đường rầy” vậy hỷ.
2005 Vào một dịp, Thầy Tuệ Sĩ cùng với Thầy Đức Thắng (Tổng thư ký VHĐ) nói với Thầy Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng, Tổng vụ Từ thiện rằng: “Chờ Thủ tướng Phan Văn Khải về nước (lúc bấy giờ Ông Khải đang công du Hoa Kỳ) mình đem danh sách Hội đồng VHĐ lên “đăng ký” đễ Giáo hội được sinh hoạt dễ dàng”. Thầy Thích Không Tánh hỏi lại: vậy quí Thầy có trình việc nầy lên Cụ Viện trưởng chưa, xem Cụ có đồng ý không? Tuệ Sĩ đáp lời: Thì “đồng ý chứ sao không đồng ý”. Trong thời gian đó công an canh gát trước cửa Thanh Minh Thiền viện rất kỹ do đó 2 Thượng tọa Thầy Tuệ Sĩ cùng với Thầy Đức Thắng cũng “lờ đi” không ai lên trình báo gì với Hòa thượng Viện trưởng cả.
Một Thầy Thích Tuệ Sĩ, Phó viện trưởng, VHĐ mà có kiểu suy nghĩ như thế, tự đặt mình vào cơ chế xin – cho của nhà nước thì khác nào “đưa cổ vào tròng Xã nghĩa”, bảo họ hãy “xiếc cổ dùm tôi”. Mình đang có cái quyền sinh hoạt, (mặc dù nhà nước họ đang cướp pháp lý của mình) được Quốc tế công nhận từ những năm 1950 khi Thượng tọa Tố Liên nhân danh Phật giáo Việt Nam tham gia Phật giáo thế giới The WorLd Fellowship of the Buddhists” (WFB) và từ đó mình chính thức là thành viên Phật giáo Thế giới, nay lại tự bỏ cái mình đã có, để đi xin nhà nước cho mình cái mới (pháp lý khác). Xin thành lập Giáo hội mới, tức cũng có nghĩa là tự phủ nhận truyền thống 2000 năm của mình, tự phủ nhận quyền thừa kế giáo sản GH; Mà, một khi đã trở nên một GH mới thì đâu còn tư cách gì để đòi giáo sản và những quyền lợi liên hệ thuộc GHPGVNTN cũ, tức tự mình khai tử mình rồi. Mặt khác, mình làm đơn xin lập hội mà biết nhà nước có cho phép không? Hay là ông nhà nước cứ “ngâm tôm” mãi, chẳng cho cũng chẳng không mà gọi là “đang xem xét” thì mần răng. Hơn 30 năm nay (1975-2005) có ai thấy có tổ chức Dân sự, đoàn thể chính trị nào xin phép lập hội mà được Cho Phép đâu. Điển hình như: Hội Ái hữu tù nhân chính trị và Tôn giáo (2006); Đảng Thăng tiến; Khối 8406 (2006); Đảng Dân chủ: Nguyễn Tiến Trung công khai phục hoạt ngày 01-06-2006 http://webwarper.net/ww/~av/my.opera.com/Tieuxitrumaqt/blog/show.dml/281256Một khi chưa cho phép mà mình hoạt động thì vi phạm luật, là tự mình “đưa cổ vào tròng” xin nhà nước xiếc cổ giùm mình ư. Trên đời có bốn cái ngu, thì đó là cái ngu thứ năm [ngu đúng qui trình] vậy.
Một Thích Tuệ Sĩ, Phó Viện trưởng mà có cái sọ khỉ, tư duy theo kiểu lao nô Hồ cộng như thế thì một mai Thầy lên Viện trưởng, VHĐ, ngồi vào ghế lãnh đạo thì GHPGVNTN nầy sẽ viễn mộng về phương trời nào đây? Rất may cho Giáo hội đã có một quyết định dứt khoát, chấp nhận nhóm Tuệ Sĩ từ chức theo “nguyện vọng” của đương sự, một cuộc “phẩu thuật” những “tế bào” bệnh hoạn (nhóm Tuệ Sĩ) giúp cho toàn thân Giáo hội chỉ “đau một lần” để được mạnh lành, một cuộc phẩu thuật kịp thời, cứu sống GH trong đường tơ kẻ tóc.
5| Thầy Thích Tuệ Sĩ với Thầy Thích Thiện Hạnh (T3: 177)
Giáo Chỉ 02-2005/ Viện Tăng Thống chấn chỉnh nhân sự Hai viện GHPGVNTN ban hành, từ đó nhóm Thầy Tuệ Sĩ không còn trong Viện Hoá đạo. Tiếp sau đó, đôi ba phen Thầy Tuệ Sĩ cố thuyết phục Hoà thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh thư ký Viện Tăng thống từ chức, việc nầy đã bị Hoà thượng từ chối. Điển hình là lúc đưa Đức Tăng thống vào bệnh viện Pháp – Việt (Sài Gòn) trị bệnh, lúc đó tôi (Hòa thượng Thiện Hạnh) về nghỉ ở chùa Già Lam (Gò Vấp), nhân đó Thầy Tuệ Sĩ có nói với tôi rằng: “Ôn nên nghỉ việc đi, theo di chúc của Ôn Tăng thống [Huyền Quang] mà Bùi Ngọc Đường đọc được thì Ôn không có chức vụ chi mô. Ôn nghỉ đi và cầu nguyện cho con và Lê Mạnh Thát, sau nầy chúng con sẽ thỉnh Ôn trở lại”. Tôi đã nói cho Thầy Tuệ Sĩ biết rằng “Tôi làm việc vì Giáo hội và vì tấm lòng của tôi đối với nhị vị lãnh đạo Giáo hội, xin Thầy hãy bỏ luận điểu ấy đi và xin Thầy hãy suy nghỉ cho kỹ về hành động của mình”. Thế nhưng khi tôi về Huế, Thầy Tuệ Sĩ lại gọi điện ra nhắc lại một lần nữa. Theo nguồn tin từ những vị lãnh đạo VHĐ thì những điều phi nghĩa, vô đạo của Thầy Tuệ Sĩ trong âm mưu phá nát Giáo hội, đó chỉ là một phần mười sự thật được bày ra qua giấy mực, “khối u” thầm kính còn lại sẽ được công bố “nguyên con” về Giáo gian Tuệ Sĩ khi “thời tiết” thuận lợi và cần thiết (sic)
Bấy nhiêu đó để cho thấy rằng một khi Thầy Tuệ Sĩ có ý “rẽ sang đường khác” là cố nhận chìm luôn con thuyền GHPGVNTN, con thuyền đã từng cưu mang Đạo sư mà xa gần nhóm Văn bút quốc tế của Vĩnh Hảo đều ngửi biết. Bài học hôm nay 2007 của Thầy Tuệ Sĩ với bài học Thích Trí Thủ, Trưởng ban vận động Thống Nhất Phật giáo 1981 ngày xưa, xem ra thì cả 2 có cùng một thông số như nhau đó là tùy tiện đặt sinh mệnh sống còn của Giáo hội vào trong tay mình, có điều là so với Thầy Trí Thủ thì Thầy Tuệ Sĩ chỉ là “con bài loppy” hành lang trong chiến lược Xã nghĩa âm mưu xóa sổ GHPGVNTN mà thôi. Cho nên một mai, khi chiến lược nhà nước xóa sổ GHPGVNTN mà thành công thì vai trò Tuệ Sĩ cũng không khác gì cái cảnh “thỏ chết thì chó cũng phanh thây” (thố tử cẩu phanh) như trường hợp Hòa thượng Thích Trí Thủ bị bức tử của vậy thôi [hết trích].
6| Thầy Tuệ Sĩ Áp Lực VHĐ Loại Bỏ Cư Sĩ Võ Văn Ái
Vì sao Thầy Tuệ Sĩ muốn loại bỏ Cư sĩ Võ Văn Ái, Tổng vụ trưởng, Tổng vụ Truyền thông GHPGVNTN ra khỏi Giáo hội. Việc là vầy, 1992 Hòa thượng Thích Huyền Quang, quyền Viện trưởng VHĐ ra Quyết Định số 27/ 1992 (ngày 10-12-1992) bổ nhiệm Cư sĩ Võ Văn Ái chức vụ Phát ngôn nhân VHĐ, đến năm 1999? Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng VHĐ lại ra quyết định 01/1999 (ngày 27-08-1999) bổ nhiệm cư sĩ Võ Văn Ái chức vụ Giám đốc Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế (PTTPGQT), trụ sở tại Paris. Phải nói rằng dưới bầu trời XHCNVN, mọi hình thái tự do truyền thông bị bưng bít thì tiếng nói Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế, vai trò phát ngôn nhân VHĐ của Cư sĩ Võ Văn Ái là quan trọng mang tính chiến lược; Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế chính là “lá chắn” bảo hộ sự sống còn của Giáo hội trước pháp nạn. Thế nhưng PTTPGQT cũng là “gai nhọn” soi vào mắt đối với nhà nước xã nghĩa, cho nên dẹp bỏ PTTPGQT tại Paris là điều mà nhà nước bằng mọi giá phải “đập nát” cái loa Võ Văn Ái. Chiến lược nầy đã lên kế hoạch và rồi sự việc tuần tự diễn ra:
Cho đến những năm 1998 nhà nước đổi chiến thuật, “đánh GHPGVNTN phải đánh từ hải ngoại” và hồ sơ đập nát “cái loa” Võ Văn Ái được “hâm nóng” lại
Điển hình là lần lược sau đó, có nhiều đợt, nhiều tên đặc tình “nặng ký” bằng nhiều hình thức như qua liên lạc điện thoại, có người bay về Việt Nam, khéo tiếp xúc trực tiếp với Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng VHĐ (dù Hòa thượng đang bị quản chế, nhưng với những tên đặc tình thì họ không bị trở ngại nào), họ bày tỏ quan điểm, yêu cầu thay thế Cư sĩ Võ Văn Ái. Một lần, có một bà trong Ban hướng dẫn TW Gia đình Phật tử Hoa Kỳ tiếp xúc trực tiếp với Hòa thượng Thích Quảng Độ, đề nghị thay Võ Văn Ái. Hòa thượng Thích Quảng Độ thăm dò ý người nầy, Ngài bảo rằng: Tội quá! tôi cũng muốn thay lắm, nhưng chưa tìm được người, nay có những vị nầy, nếu Phật tử thấy được thì tôi thay liền, như: Bạch Hoa Mai, Trần Chung Ngọc, Trần Tư Tín, Bùi Ngọc Đường … Nghe một loạt tên tuổi “giáo gian” mà Hòa thượng vừa đưa ra, vị khách thấy mình bị hố, vì những người vừa nêu tên đều là người có thành tích”sổ đỏ” mà nhiều người đều nghe biết cả; thấy Hòa thượng Thích Quảng Độ đang “biết cả bụng dạ mình” cho nên họ đành im lặng rồi cáo lui.
Một lần khác, từ Châu Úc liên lạc điện thoại về với Hòa thượng Thích Quảng Độ, Thầy Thích Quảng Ba cũng “trần tình” rằng Thầy sẽ sẳn sàng làm những gì có thể được để chia xẻ, gánh vác với Phòng thông tin Phật giáo quốc tế, Hòa thượng Thích Quảng Độ sớm biết rõ tình huống pháp nạn, Ngài im lặng trước lời đề nghị của Thầy Thích Quảng Ba. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sĩ có ý muốn loại Ông Võ Văn Ái, Tổng vụ trưởng, Tổng vụ Truyền thông GHPGVNTN ra khỏi Giáo hội từ lâu, việc nầy có nhiều nguyên do:
Một là, vào những năm 1969-1970, khi sư ông Nhất Hạnh còn ngỡ ngàn, xa lạ khi mới đặt chân đến xứ người trên vùng trời Paris thì bấy giờ Sư ông được sự bảo bọc buổi đầu của Cư sĩ Võ Văn Ái. Về sau Dòng Tiếp Hiện của làng Mai do Nhất Hạnh chủ trương, phát triển, tự nó đã tách rời con đường sinh hoạt tu học theo truyền thống Phật giáo Việt Nam. Hơn nữa, bấy giờ Nhất Hạnh lại có cô Cao Ngọc Phượng trợ lý đắc lực cho nên Nhất Hạnh tách ra sinh hoạt riêng, từ đó Thầy Nhất Hạnh có mặc cảm với Ông Võ Văn Ái. Trong khi đó những năm gần đây, Giáo gian Tuệ Sĩ vốn nhận tài trợ hậu hỉ từ nguồn làng Mai theo kiểu “mưa dầm thấm đất”, từ nguồn tài trợ nầy, Thầy Tuệ Sĩ vun tiền ra cho mục đích kết bè, kéo cánh theo nhóm mình. Cho nên Giáo gian Tuệ Sĩ một mặt không muốn liên hệ với Ông Võ Văn Ái vì như thế sẽ làm mất lòng Thầy Nhất Hạnh, có thể bị cắt nguồn Viện trợ và mặt khác là hòa hợp theo Xã nghĩa nên Giáo gian Tuệ Sĩ muốn truất phế Cư sĩ Võ Văn Ái.
Hai là, loại Ông Võ Văn Ái để đưa Trần Quang Thuận (Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giao tế Hội đồng Điều hành, GHPGVNTN-HN Hoa Kỳ 2003-2007) vào thay thế, chuyển phòng thông tin Phật giáo Quốc tế sang Hoa Kỳ hầu lái cuộc đấu tranh giải trừ pháp nạn XHCNVN của Giáo hội lệch sang hướng khác. Đó cũng có nghĩa là “chọc thủng” cái loa tranh đấu cho tự do Tôn giáo, Dân chủ, nhân quyền Việt Nam, cái loa đã làm “nhức nhối” Hà Nội từ nhiều năm nay để bước tiếp theo là thoả hiệp, hoà hợp với nhà nước. Ý đồ nầy, Giáo gian Tuệ Sĩ đã vài lần lên tiếng với Thầy Thích Không Tánh rằng là: Thầy đừng nên liên hệ gì với Ông Võ Văn Ái cả.
Đến 2003 với chức vụ Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký VHĐ, có được vây cánh vững vàng, Thầy Tuệ Sĩ áp lực Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng VHĐ nhiều việc. Điển hình là mọi thông tin Pháp nạn GHPGVNTN trong nước chuyển ra nước ngoài thay vì phải chuyển cho Ông Võ Văn Ái, Phòng thông tin Phật giáo quốc tế thì Thầy Tuệ Sĩ lại chuyển sang cho Trần Quang Thuận (Hoa Kỳ). Một vài việc điển hình như thế cho thấy, Thầy Tuệ Sĩ đã sinh hoạt tuỳ tiện ra ngoài nguyên tắc phân nhiệm truyền thông của Giáo hội như thế, việc nầy Thầy Thích Quảng Độ đã có lần nhắc nhở, thế nhưng chẳng những Thầy Tuệ Sĩ không nghe mà trái lại còn tỏ bất bình, yêu sách áp lực lên hàng lãnh đạo truất phế Ông Võ Văn Ái bằng việc đưa đơn xin từ chức mà không nói lý do. Âm mưu việc truất phế Ông Võ Văn Ái cũng có nghĩa là đóng cửa phòng thông tin Phật giáo Quốc tế, vậy Giáo gian Tuệ Sĩ thực hiện âm mưu kia là theo chỉ đạo từ đâu? Hơn nữa, Thầy Tuệ Sĩ là loại người ngông ngạo, Thầy tự cho mình là làm ra GHPGVNTN, Thầy có lần nói: “Tôi mà từ chức thì Giáo hội sẽ tiêu liền” [111] Mô Phật ạ! Xã nghĩa thông qua giáo gian Tuệ Sĩ để thực hiện âm mưu loại bỏ cư Sĩ Võ Văn Ái như đã trình bày.
Do đó không lấy gì làm lạ khi Bộ Công an, Cục A16 (phòng chuyên trách biên soạn tài liệu đánh phá Tôn giáo như tài liệu mật, tài liệu giả, chúc thư giả, tài liệu Audio, Video giả (cắn xén, ráp nối…) (54:1; T3: 42) tiến hành đánh phá GHPGVNTN cũng như chỉ đạo cho nhóm Giao Điểm, Đông Dương thời báo mà cụ thể là Trần Chung Ngọc, Giới Tử (Hoàng Nguyên Nhuận) luôn đánh phá PTTPGQT không ngừng nghĩ. Giao Điểm viện lý lẽ, Cư sĩ Võ Văn Ái được tài trợ từ NED (Tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ hoạt động cho Dân chủ, nhân quyền, bảo trợ từ thiện trên thế giới) rồi vu vạ, hàm ý rằng Cư sĩ Võ Văn Ái có liên hệ với CIA, một kiểu vu vạ khẩu chứng vô bằng. Vậy các tổ chức từ thiện của nhà nước Xã nghĩa như Hội chữ thập đỏ Việt Nam cũng nhận tài trợ từ thiện từ tổ chức NET nầy, vậy Hội chữ thập đỏ Việt Nam cũng là CIA chăng?
Cho nên mọi loại hình đánh phá PTTPGQT đều có bàn tay Xã nghĩa xen vào cả
7| Giáo gian Tuệ Sĩ dùng tiền cứu trợ bảo lụt miền Trung năm 2000 để “bảo trợ nhân sự” tạo vây, cánh cho phe nhóm mình
Thời điểm năm 2000, Thầy Tuệ sĩ tuy nhận 2 chức vụ cùng lúc: Phó viện trưởng kiêm Tổng thư ký VHĐ nhưng Thầy không thiết tha việc sinh hoạt Giáo hội, trái lại còn e dè nhà nước vì Hà Nội chưa bậc đèn xanh cho hoạt động. Cho nên Thầy bèn giao hết việc cho Thầy Thích Không Tánh rồi lui về nhập thất. Đến những năm 2000 Liên Âu ủng hộ, hải ngoại giúp đở, Thầy Tuệ sĩ lại ra Thông Tư kêu gọi cứu trợ bảo lụt miền trung, khắp nơi hưởng ứng. Thầy Thích Nguyên Trí (Hoa Kỳ) cho người đưa về Việt Nam 15, 000 dollar USD với yêu cầu Hoà thượng Thích Quảng Độ ký nhận là 20, 000 USD việc nầy đã bị Hoà thượng Thích Quang Độ từ chối và số tiền đó đưa về Thày Tuệ Sĩ – Già Lam. Nhóm Tuệ Sĩ vốn có ý riêng từ lâu, trước tình thế đó, Thầy Tuệ Sĩ đã biến thủ công quỷ Giáo hội, xử dụng sai mục đích tài chánh, dùng tiền cứu trợ bảo lụt miền Trung năm 2000 (số tiền lên đến cả tỷ dollar USD mà việc thu, chi nhân sách không có một chứng từ nào cả) vào việc “bảo trợ nhân sự” tạo vây, cánh cho phe nhóm mình, nhóm nầy về sau làm áp lực lại Giáo hội. Khi phóng viên báo, đài hải ngoại chất vấn hỏi về việc thu chi cứu trợ bảo lụt nầy thì Thầy Tuệ Sĩ lại giải thích quanh co theo kiểu “phương trời viễn mộng”… cò trắng bay… bay…
B. Tuệ Sĩ, Âm mưu đảo chánh GHPGVNTN (không thành)
2003 tháng 10 nhân lễ kỷ niệm Công hạnh tổ đạo (tưởng niệm thánh tử đạo) hàng năm, Giáo hội mở Đại hội tại Tu viên Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, nhân đó gọi là Đại hội Nguyên Thiều 2003. Nhân Đại hội, Xã nghĩa thông qua Giáo gian Tuệ Sĩ âm mưu đảo chánh xóa sổ GHPGVNTN không thành (đây là âm mưu xóa sổ GHPGVNTN lần 3);
Cũng nhân Đại hội Nguyên Thiều 2003, Viện Hoá Đạo ứng dụng chiến lược “mượn củi đậu nấu đậu” để đối phó với đặc tình nội gián đưa Đại hội Nguyên Thiều đến thành công, kiện toàn nhân sự nhiệm kỳ 2003-2005 làm nền cho sự phục hoạt các đơn vị (Ban đại diện) tỉnh thành cả nước; mặt khác, nhà nước Xã nghĩa âm mưu đảo chánh Giáo hội không thành nên họ trút “cơn thịnh nộ” qua sự biến Lương Sơn”, chung quanh, trước và sau Đại hội Nguyên Thiều 2003 có nhiều diễn biến cam go, Giáo hội đã vượt qua muôn vàn gian nan thử thách để đi đến thành công.
Nhìn lại, sau hơn 10 năm tuyên bố phục hoạt (kể từ sau Tang lễ đức Tăng thống Thích Đôn Hậu (1992) cho đến trước thềm Đại hội Nguyên Thiều (2003) Giáo hội vẫn trong tình trạng thiếu vắng nhân sự. Thật vậy, Sau tang lễ ngài Thích Đôn Hậu (1992), Tăng thống thứ 3 GHPGVNTN dù GHPGVNTN chính thức công bố phục hoạt, thế nhưng bấy giờ nhân sự GH thật sự thiếu vắng, trong bối cảnh Giáo hội cần người như thế đó cũng là lúc thuận lợi cho đặc tình xâm nhập Giáo hội, có thể nói giai đoạn 1992-2003 là thời điểm GHPGVNTN bị đặc tình Tôn giáo tràng ngập trong hàng lãnh đạo Giáo hội cả trong và ngoài nước. Âm mưu xâm nhập Giáo hội từ lâu, nay thông qua nhóm đặc tình Tuệ Sĩ, Hà Nội đã chọn thời điểm Đại hội Nguyên Thiều, Bình Định 2003 là lúc họ đánh Phân Hóa (Phân) để tiến đến xoá sổ GHPGVNTN.
Sớm phát hiện âm mưu cuộc đảo chánh GHPGVNTN trên đây, Hội đồng hai viện (Viện Tăng Thống với VHĐ) GHPGVNTN dưới sự chỉ đạo của đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Giáo hội đã tương kế tựu kế theo chiến lược “mượn củi đậu, nấu đậu” để đối phó với giáo gian đặc tình bằng cách lờ đi âm mưu đảo chánh của nhóm Tuệ Sĩ mà làm như chưa biết gì cả. Cho nên VHĐ cứ để Thầy Tuệ Sĩ tiến cử danh sách nhân sự mới (bởi bấy giờ nhân sự đều nằm trong tay Tuệ Sĩ cả). Mãi đến giai đoạn cuối Đại hội mà nhóm âm mưu đảo chánh của Tuệ Sĩ cũng không dò ra được chiến lược “mượn củi đậu, nấu đậu” của VHĐ. Một khi nhóm Tuệ Sĩ không dò ra “tầng sóng” “mượn củi đậu, nấu đậu” của VHĐ, điều nầy cũng có nghĩa là Nhà nước chưa hay biết gì về nội dung cùng diễn tiến Đại hội Nguyên Thiều 2003. Chính vì thế cả nhóm Tuệ Sĩ cũng như nhà nước XHCNVN lúc bấy giờ cứ đinh ninh rằng Đại hội Nguyên Thiều 2003 đang trong tầm khống chế của Tuệ Sĩ, là người của Ta. Thông qua Thầy Tuệ Sĩ xếp đặt “vòng trong” nên TW Hà Nội, Ban Tôn giáo tỉnh Bình Định cũng như các ban ngành liên quan chỉ tiếp cận “vòng ngoài” cho có lệ và hầu như thả lõng kiểm soát mặc cho Giáo hội cúng kiến, hội họp, bầu bán nhân sự đông đảo trong 3 ngày liền kể cả dùng loa phát tiếng lớn trong sinh hoạt Đại hội mà không ngăn chận, nói cách khác, nhà nước “thả giàn” cho Đại hội Nguyên Thiều tiến hành, đây là hiện tượng không bình thường mà từ trước nay chưa xảy ra. Điều cần biết là, nếu không có bóng dáng đặc tình trong Đại hội Nguyên Thiều 2003 mà Tuệ Sĩ là thũ lãnh giáo gian thì Xã nghĩa không dễ “buông lõng” cho VHĐ tiến hành Đại hội để họ làm đảo chánh trong giai đoạn cuối. Tuy nhiên với nhân sự trong nước (VHĐ), Giáo hội chỉ thỉnh cử nhân sự mà không bầu phiếu theo thông lệ nên nhóm giáo gian không có “cửa” để cài người vào được; với nhân sự hải ngoại (Văn phòng 2) Giáo hội ra Đạo Từ (của đức Tăng thống Thích Huyền Quang) lưu nhiệm với Chúc Từ (của Thầy Viện trưởng Thích Qủan Độ) tán trợ đại hội theo chiến lược “mượn củi đậu nấu đậu” đưa Đại hội đến thành công khiến cho Xã nghĩa thông qua Tuệ Sĩ âm muu đảo chánh Giáo hội không thành.
Trở lại nội tình Đại hội Nguyên Thiều 2003, việc dự kiến nhân sự hai viện GHPGVNTN nhiệm kỳ mới (2003-2005) được bảo mật cho đến giờ phút cuối cho đến Đại hội Nguyên Thiều 2003 giai đoạn 2 diễn ra tại Tu viện Quảng Đức, Châu Úc, danh sách nhân sự mới được công bố chính thức. Bấy giờ Ông Võ Văn Ái cho công bố Đạo Từ (đây là bản sao không có dấu ấn và chữ ký) Viện Tăng thống lưu nhiệm nhân sự cùng với Huấn từ VHĐ tán trợ Đạo Từ Viện Tăng Thống khiến âm mưu bầu bán theo dự kiến dùng số phiếu áp đảo Đại hội của Nhóm Thầy Quảng Ba không thực hiện được và âm mưu đảo chánh của nhóm “tứ quái’ (Thích Minh Tâm, Thích Quảng Ba, Thích Nguyên Siêu, Thích Bổn Đạt) không thành. Mãi cho đến giờ phút cuối Đại hội sắp hạ màn, nhóm Thích Quảng Ba vỡ mộng mà còn cố chống chế, Thầy Quảng Ba không cần thông qua chủ tọa đoàn của Đại hội, Thầy tự ý gọi điện thoại về Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định, xin Đức Tăng thống Thích Huyền Quang ban Đạo Từ lại. Bởi vì nhóm “tứ quái” phản bác Đạo Từ, Huấn Từ của Ông Võ Văn Ái đưa ra, họ cho đó là giả mạo, là do Võ Văn Ái đạo diễn ra. Từ đường dây điện thoại, Đức Tăng thống từ chối cú điện yêu cầu của Thầy Quảng Ba, ngài đáp rằng: “đã Đạo Từ rồi còn Đạo Từ gì nữa”. Lúc bấy giờ Ông Võ Văn Ái mới đưa ra nguyên bản gốc Đạo Từ Đức Tăng thống với Huấn Từ Ngài Viện trưởng, cả nhóm “tứ quái” mới vỡ lẽ ra thì mọi việc đã rồi.
Hoà thượng Thích Như Huệ phản đối việc Thích Quảng Ba áp đảo hội nghị, Hoà thượng Thích Như Huệ Chủ tọa Đại hội, đã phản đối việc Thích Quảng Ba áp đảo hội nghị, tuỳ tiện vượt qua nguyên tắc, nội qui Đại Hội, khi chưa có uỷ quyền của Đại Hội mà tuỳ tiện nhân danh Đại hội gọi về trong nước xin Đạo Từ lại cùng yêu cầu nọ kia với VHĐ trong nước.
Tin Đại hội Phật giáo Úc Châu 2003 thành công bay về trong nước, nhiều người vui mừng khôn xiết. Vốn là người trực tính, thẳng ngay, bày tỏ vẻ vui mừng với mọi người, trong một buổi họp mặt, có Thầy Thích Minh Tâm (đệ tử Ngài Thích Trí Quang) có cả Thầy Thích Tuệ Sĩ v.v… Thầy Thích Không Tánh nói: Mừng quá, Đại hội Úc Châu thành công tốt đẹp rồi. Nghe thế, Thầy Tuệ Sĩ bổng quát lên: “thành công cái gì mà thành công, người ta sắp xếp đâu đó hết cả rồi, bổng Đạo Từ, Huấn Từ ở đâu từ trên trời rơi xuống làm hỏng hết việc”. “Rồi đây sẽ từ chức hết cho mà xem”. Úi trời ạ. GH thành công tốt đẹp trong củng cố nhân sự, kiện toàn tổ chức, suy tôn Tăng Thống, thế mà với nhóm Tuệ Sĩ lại là nỗi đau thương rồi còn đe doạ sẽ từ chức hết, thế là thế nào vậy?? Một khi âm mưu ly khai GHPGVNTN không thành, nhóm Tuệ Sĩ, Quảng Ba, Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường thảm bại, cuốn cờ,
Đại Hội Nguyên Thiều 2003, sách lược “mượn củi đậu nấu đậu” của Viện Hoá Đạo đối phó với đặc tình nội gián; cũng như phá vỡ âm mưu XHCNVN xoá tên GHPGVNTN, đây là thành quả lớn lao đưa pháp nạn Xã nghĩa sang trang, Giáo hội vượt qua nguy nan trong gan tất. Âm mưu đảo chánh Giáo hội không thành, Xã nghĩa như đám cướp để “lọt lưới” chuyến hàng rồi xây xẩm đâm la hoảng,
Nhà nước tỉnh Bình Định thật là cay cú trước thảm bại nầy bèn đỗ tất cả sự thịnh nộ lên thành viên GHPGVNTN qua Sự Biến Lương Sơn [Thích Tuệ Sĩ, Sự Biến Lương Sơn 2003] để sau đó thành viên Giáo hội kẻ bị cầm tù, người thì bị chỉ định cư trú, số khác bị quản chế sự đi lại, mục đích nhà nước là làm tê liệt sinh hoạt Giáo hội. Mãi đến hơn 4 năm sau mà dấu ấn cay cú hằn sâu trong tâm thức người “ đầy tớ của nhân dân” vẫn chưa nguôi, nhân dịp cùng phái đoàn Bộ công an Hà Nội lên “chăm sóc” Tu viện Nguyên Thiều ngày 23 tháng 08 năm 2007 vừa qua, Ông Chế Trường, Giám đốc công an tỉnh Bình Định trút phẩn nộ, rao loa với cảnh đấy người đây là “Bao lâu tôi còn làm Giám đốc ở đây thì chuyện Đại hội năm 2003 sẽ không bao giờ xãy ra một lần thứ hai” [63: 60]
Trên tổng thể, Đại hội Nguyên Thiều 2003 đã đưa đến thành công khiêm tốn, danh sách nhân sự hai viện được thành hình làm nền tảng cho sự phục hoạt các đơn vị tỉnh, thành cả nước về sau đồng thời ra mắt Hội đồng Hai viện với Văn phòng 2 Hải ngoại và suy tôn (lễ suy tôn tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định, lễ hợp thức hóa với Văn phòng 2 hải ngoại tại tu viện Quảng Đức Châu Úc) Thầy Thích Huyền Quang, xử lý Viện Tăng thống lên ngôi Tăng thống thứ 4, GHPGVNTN. Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công đó lại còn nhiều lo âu nhất là sự xâm nhập của đặc tình giáo gian trong lòng Giáo hội nhất là lúc nầy: nhiệm kỳ 2003-2005 Thầy Tuệ Sĩ lại kiêm cả 2 chức vụ quan trọng: Phó viện trưởng kiêm Tổng thư ký VHĐ, đây mới thật sự là điều mà cả hai Thầy Thích Huyền Quang cũng như Thầy Thích Quảng Độ thường xuyên trăn trở… bởi Giáo hội thiếu người.
Đến đây có nhiều nghi vấn nêu ra là: “với người có “nhãn mác” án tử hình do chống Xã nghĩa như nhóm Tuệ Sĩ – Lê Mạnh Thát thì làm thế nào họ có thể dễ dàng “bắt tay” với nhà nước hay sao. Thưa rằng có nhiều nguyên nhân đưa đẩy như “ sa bẫy vào tròng”; “mưa dầm thấm đất” mà nỗi cợm hơn cả là do tham vọng lãnh tụ … Tôn giáo. Nhìn tổng thể thì pháp nạn có nguồn chính là do từ thời thế bên ngoài (XHCN), tuy nhiên lửa pháp nạn kéo dài là do sự tiếp tay của nhóm giáo gian bên trong, vậy bằng cách nào con virus giáo gian sinh ra, lan rộng và gây nên pháp nạn, việc nầy cũng cần phải biết rõ, xin nêu trường hợp điển hình.
347. Sự biến Lương Sơn
Sau vụ mượn tay giáo gian Tuệ Sĩ âm mưu đảo chánh GHPGVNTN không thành trong đại hội Nguyên Thiều (Tu viên Nguyên Thiều, Bình Định) 2003, Xã nghĩa trút cơn thịnh nộ qua Sự biến Lương Sơn, lên chư tôn lãnh đạo GHPGVNTN, hầu hết những vị tham dự Đại hội Nguyên Thiều hay có liên can đều bị bắt giữ giam cầm, quản chế theo kiểu “ở tù tại gia” (với tu sĩ thì có nghĩa là ở tù tại chùa). Biến cố chận bắt hàng giáo phẩm Giáo hội trên đường Từ Bình Định vào Sài Gòn, việc xãy ra tại đồn biên phòng Lương Sơn, Nha Trang, sau đó kẻ bị giam cầm, người bị đấu tố và bị quản chế bằng “lệnh miệng”: không được rời khỏi nơi cư trú. Có điều thật khôi hài là Thượng tọa Thích Thanh Huyền (cư trú chùa Già Lam, Gò Vấp), Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên (2003) nhận được đến 02 giấy mời từ phường trong cùng 01 ngày với hai nội dung trái ngược nhau, khiến cho Thượng tọa “lúng túng” trước cách hành xử luật pháp bất nhất của ông phường nhà nước rằng Thầy phải thi hành theo lệnh nào đây, do đó Thầy có thư phản đối việc nầy.
Thích Tuệ Sĩ, Sự biến Lương Sơn (sách) [113]
http://www.ahvinhnghiem.org/subienluongson.html
Tuệ Sĩ – Quảng Ba hợp đồng đảo chánh Văn phòng 2 Hải ngoại tại Hoa Kỳ không thành (T1: 347)
Cho đến 2004 nhà nước thông qua nhóm giáo gian Tuệ Sĩ thực thi kế hoạch GHPGVNTN “không Huyền Quang – Quảng Độ”, thời điểm được chọn là 2004, đại hội GHPGVNTN hải ngoại tại Hoa Kỳ (mỗi 4 năm 1 lần). Trong nước, nhân sự nhóm Tuệ Sĩ được củng cố, hải ngoại Thầy Quảng Ba ráo riết vận động; trong – ngoài nước kết hợp theo chỉ đạo của nhà nước để thực hiện kế hoạch đảo chánh Văn phòng 2 Hải ngoại tại Hoa Kỳ.
Trong nước, Thích Tuệ sĩ, một mặt chỉ đạo sắp xếp danh sách nhân sự mới, mặt khác Thầy còn bảo với Thượng toạ Thích Không Tánh: Việc sắp xếp nhân sự hải ngoại cho đại hội, đã có người lo liệu, Tây phương họ rất Dân chủ, cứ để họ tự làm, Ngài đừng có xen vào. Nước ngoài, Thầy Quang Ba sắp xếp nhân sự nhịp nhàng theo dàn dựng của Thầy Tuệ Sĩ trong nước. Thầy Quảng Ba (Úc Châu) bay sang tận Hoa Kỳ ngụ chùa Ni sư Thích Nữ Như Thanh (San Femando St San Jose, CA 95116) hằng 3 tháng trời ròng rả để bôn ba vận động các tự viện dồn phiếu cho nhóm Tuệ Sĩ. Theo kế hoạch, họ sẽ dùng lá phiếu đa số áp đảo để đảo chánh Văn phòng 2 GHPGVNTN tại Hoa Kỳ để bước tiếp theo là VP 2 hải ngoại biểu quyết truất phế Thầy Thích Quảng Độ rồi công bố “GHPGVNTN không Huyền Quang – Quang Độ”.
Chiến lược đề ra là lật đổ Thầy Thích Chánh Lạc, thay vào bằng Thầy Thích Huyền Dung (tu xuất trở lại, trước 1975 sống tại Anh, sau sang định cư Hoa Kỳ), cũng như thay Thầy Thích Viên Lý (ghế Tổng thư ký VP 2 GH) bằng Thầy Thích Minh Dung. Mô hình thay đổi nhân sự như thế là bởi Thích Huyền Dung là người cùng Thầy với Hoà thượng Tăng thống Thích Huyền Quang; trong khi đó Thích Minh Dung lại là cùng Thầy với Thích Viên Lý. Với bộ mặt nhân sự mới: huynh đệ thay huynh đệ như thế cũng không qúa “sốc” trước dư luận. Tất cả đã được dự kiến, theo hướng dùng lá phiếu áp đảo để lập lại chức danh nhân sự Giáo hội mới theo bài bản do Hà Nội đề ra. Một khi Giáo hội mới với nhân sự mới do nhà nước dàn dựng được thành hình thì mọi đường hướng đấu tranh đều rẽ theo hướng hòa hợp Xã nghĩa cả. Nếu thế thì trong thực tế GHPGVNTN chỉ còn cái tên trong khi đó thực chất thì không còn nữa, có nghĩa là GHPGVNTN coi như đã cáo chung. Kế sách đảo chánh GHPGVNTN trên đây được toan đi, tính lại đều do quân sư Quảng Ba bày ra hết cả. Tuy nhiên Đại hội Văn phòng 2 diễn ra, đến giai đoạn cuối thay vì tiến hành bầu cử nhân sự cho nhiệm kỳ mới thì thông qua sự nhất trí của Hội đồng hai viện, đức Tăng thống lại điều hành Giáo hội bằng Giáo Chỉ (Giáo Chỉ có giá trị ngang hàng với pháp lệnh) mà không theo bầu phiếu như thông tục khiến cho âm mưu cuộc đảo chánh Văn phòng 2 GHPGVNTN của nhóm “tứ quái” Quảng Ba cũng thất bại. Dù thế nhóm Tuệ Sĩ – Quảng Ba vẫn nuôi tham vọng chờ thời cơ… họ còn hẹn lại 4 năm sau, đến nhiệm kế (2004-2008) sẽ … đánh tiếp.
Tổng hợp những biểu hiện trên cho thấy: Ly khai GHPGVNTN là con đường tham vọng giáo chủ một góc trời của nhóm Tuệ Sĩ – Quảng Ba (nhóm 1). Tham vọng nầy lộ ra, Mafia Xã nghĩa (nhóm 2) đã đánh hơi được “sở thích của con mồi”; bên ngoài nhóm làng Mai Hạnh – Phượng (nhóm 3) cũng lao vào cuộc chơi “chính trị thời tiết”, đầu tư, rót tiền không giới hạn về cho nhóm Già Lam Tuệ Sĩ (Thân hữu Già Hồ) mong “mua cổ phần” xóa sổ GHPGVNTN, ba mưu đồ lớn” gặp nhau, cho nên không còn lạ gì nữa khi nhà nước hoà hợp với Thân Hữu Già Lam trong chiến lược ba bước xoá tên GHPGVNTN. Chỉ có điều là thành viên Tăng Ni Thân hữu Già Lam thì bị nhóm Thân hữu Già Lam “tứ quái” bán đứng cho Cộng sản mà họ chưa suốt biết; cũng như Hội chứng Vesak, Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 tại Việt Nam theo định hướng XHCN, đó chính là thống hận thương đau với Phật giáo thế nhưng nó lại được đám Giáo gian Thân hữu Già Lam thông đồng với Việt gian Xã nghĩa để làm ô danh Tổ đạo Già Lam, chẳng khác nào “bức tử Ôn Già Lam: Thích Trí Thủ thêm lần nữa”, cho nên giữa Tu hành thuần tuý, Giáo dục thuần tuý Xã nghĩa với Bức tử Ôn Già Lam lần nữa cũng chỉ cách nhau một lằn tơ mà thôi.
Nhìn chung, Mao Trạch Đông có nói: “Không sợ Tây [phương] xâm, chỉ sợ Hán gian”; cũng thế, nếu không có sự tiếp tay của nhóm giáo gian rước giặc vào nhà thì pháp nạn cũng không “cháy mãi” được, như muốn pháp nạn mau chóng qua đi thì trước nhất là phải “xử” đám giáo gian nầy.
Thầy Tuệ Sĩ, xin hoán chuyển (thôi việc) chức vụ
Thầy Tuệ Sĩ chẳng những cao ngạo qua suy nghĩ mà xa hơn nữa, trong hành động còn tiếm quyền lãnh đạo GH nhiều phen, điển hình là
2004: Thầy Tuệ Sĩ tự ý bổ nhiệm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên cho Thượng toạ Thích Thanh Huyền;
2004: Thầy Tuệ Sĩ bổ nhiệm Vụ trưởng Gia đình Phật tử vụ cho Nguyên Tín – Nguyễn Châu mà không thông qua Thầy Thích Quảng Độ, Viện trưởng hay Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo, đây là hiện tượng Xã nghĩa thông qua Tuệ Sĩ đánh xâm nhập GHPGVNTN, nhuộm đỏ từng phần để tiến đến toàn phần Giáo hội; Đây là hội chứng “lấy thịt đè người”, dùng số phiếu áp đảo để hạ bệ Thầy Thích Quảng Độ theo chiến lược ly khai – xóa sổ Giáo hội do Xã nghĩa chỉ đạo, âm mưu nầy thật hết sức nguy hiểm, tiếp sau đó
2004. Thầy Tuệ Sĩ lại cầm đầu nhóm xin thành lập: Gia Đình Phật tử Việt Nam trên thế giới ở trong nước (Ngoài nước do Thượng toạ Thích Như Điển, ở Đức đở đầu), rồi áp lực buộc Thầy Thích Quảng Độ phải phê chuẩn việc lập hội nầy. Âm mưu của nhóm Gia Đình Phật tử Việt Nam trên thế giới là gì, là muốn biến Gia Đình Phật tử Việt Nam thành tổ chức phi chính phủ, có qui chế tham vấn tại Liên Hiệp Quốc để tổ chức nầy một khi có đủ pháp lý sẽ sẳn sàng phản bác GHPGVNTN trên diễn đàn quốc tế theo sự chỉ đạo của Hà Nội. Việc Thầy Tuệ Sĩ tiếm quyền lãnh đạo với Hoà thượng Thích Quảng Độ như điển hình trên, đó là nằm trong chiến lược Tôn giáo vận Hà Nội dùng “con đại bàng nầy khống chế con đại bàng khác”.
Âm mưu không thành, Thầy Tuệ Sĩ bèn đưa đơn “xin hoán chuyển” chức vụ với lời đánh tiếng qua Ôn Thích Không Tánh (chùa Liên Trì, Q12, Thủ Thiêm) rằng “Thầy về thưa lại với Hòa thượng Viện trưởng,tôi viết thư như vậy phải hiểu là tôi đã từ chức; và tôi đã nhận lời làm việc với thầy Thátrồi. Nếu Hòa thượng mà tấn phong hay mời chức vụ gì tôi sẽ viết thư từ chối thì kỳ lắm”. Một chuyên đề “toàn tập” giáo gian Tuệ Sĩ sẽ nói vào một dịp khác
Thư “xin hoán chuyển” chức vụ của Thầy Tuệ Sĩ (Thư ngày 01-10-2005, lưu Vp VHĐ)
Thầy Tuệ Sĩ xử dụng tài chánh Giáo hội sai mục đích, dùng tiền cứu trợ bảo lụt miền Trung để “bảo trợ nhân sự” cho phe nhóm mình (T1: 366), thế nên một khi Thầy có Thư từ chức thì cả nhóm đều phát bệnh “luyến ái đức tin” mà xin nghỉ việc cùng lúc (Thư từ chức của nhóm Thầy Tuệ Sĩ còn lưu Văn phòng VHĐ)
Chính vì con bài Thân hữu Già Lam bay theo lộ đồ Thân hữu già Hồ đã bị phát hiện từ lâu, cho nên đó cũng là lý do giải thích vì sao mà Giáo Chỉ 02-2005 Viện Tăng thống đã “hợp thức hóa” đơn từ chức nhóm Tuệ Sĩ (Thích Thanh Huyền, Thích Đức Thắng…) và do đó nhóm Thân Hữu già Hồ: giáo gian Tuệ Sĩ không có tên trong danh sách Ban chỉ đạo Viện Hoá Đạo 2005-2007.
Giáo Chỉ 02-2005 ra đời, nó không có tên nhóm Tuệ Sĩ trong danh sách thành viên VHĐ 2005-2007, Tuệ Sĩ cùng nhóm đệ tử Nguyên Siêu, Vĩnh Hảo đánh phá lại Giáo hội; nhà nước cũng đồng thuận “tiếp lửa” ra quân. Nhóm Giáo Điểm, Trần Chung Ngọc mở đợt tấn công Giáo hội qua nhiều loạt bài, chủ yếu là đánh phá Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng VHĐ với cư sĩ Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng thông tin Phật giáo quốc tế. Chiêu thức “đánh bùn sang ao” của nhóm Giao Điểm, vu vạ cho Ông Võ Văn Ái là “ăn phân” NET, là CIA, cái kiểu chụp mũ kia được nhai đi nhai lại như trâu ăn rơm khô đến nhàm chám người nghe, không ai thèm quan tâm đến Nghè Ngọc khi nói về Ông Võ Văn Ái. Xét cho cùng, chẳng luận là ăn phân NET hay ăn gì, hể làm lợi cho Dân tộc Việt mau thoát khỏi họa Cộng sản là đều phải tôn vinh, ca ngợi. Chứ dừng bao giờ ăn cứt khỉ – vượn, Mác – Mao – Hồ – Nông đi tàn phá quê hương, dâng đất dâng biển cho Tàu cộng là điều sĩ nhục muôn đời phải lánh cho xa, ai ơi phải lánh cho xa.
2004–10-11. Đại hội khoáng đại kỳ 3, GHPGVNTNHN – Hoa Kỳ họp tại California Tổng cai thầu Giáo gian Quảng Ba (Châu Úc) hợp đồng với giáo gian Tuệ Sĩ (chùa Già Lam, Sài Gòn) âm mưu đảo chánhVP 2 GHPGVNTN không thành. Mặc dù có sự phá hoại của nhóm Giáo gian Thân hữu Già Lam, Đại hội đã vượt qua khó khăn và thành công viên mãn trước hàng trăm chư Tôn đức Tăng ni và hàng ngàn Phật tử tham dự hải ngoại.
Giáo gian Tuệ Sĩ: Thủ lĩnh thân hữu già Hồ là đầu mối gây nên lạm phát nhân sự GHPGVNTN trong và ngoài nước http://baovechanhphap.110mb.com/muudotuesy.htm đưa đến hệ quả là Giáo hội phân hóa trầm trọng, cần phải có thời gian thì Giáo hội mới phục hoạt lớn mạnh được. Đánh phá Giáo hội tiêu điều như thế mà chưa phải là dừng, “thua keo nầy bầy keo khác”, Giáo gian mở chiến dịch khác: hãy “ôm tất cả [giáo gian] vào lòng”.
349. Giáo gian hô hào chiến dịch hãy “ôm tất cả [giáo gian] vào lòng”
Từ những biểu hiện nghịch đồ phản đạo của Thầy Tuệ Sĩ như trên, vấn nạn nêu ra là đằng sau Thầy, có “thế lực đen” nào “bấm huyệt” vậy? Có không ít hiện tượng không bình thường cho thấy Thầy Tuệ Sĩ ứng xử “cùng bài bản” với đường lối hòa hợp Tôn giáo do nhà nước đề ra. Điển hình là Thầy Tuệ Sĩ hô hào VHĐ hãy đăng ký danh sách nhân sự Giáo hội (VHĐ) mà theo lời thầy là “để được sinh hoạt dễ dàng”. Hiện tương nầy cho thấy là thông qua Thầy Tuệ Sĩ, nhà nước Xã nghĩa mở chiến lược ly khai rồi vô hiệu hóa GHPGVNTN theo đường hướng đảng; Thế mà có không ít người giả vờ ngây thơ bảo rằng, việc cơ cấu nhân sự, “hãy ôm tất cả [giáo gian] vào lòng” mà Thầy Thích Quảng Bình là đầu đảng trong bầy đàn nầy.
Giáo gian Thích Quảng Bình đi về Việt Nam – Hoa Kỳ như đi chợ và dĩ nhiên là “lộ đồ bay” của Thầy luôn nằm trong tầm “ra đa định vị” của Xã nghĩa. Thầy la lết khắp đầu đường xó chợ để thực thi chỉ thị của Bắc bộ phủ trong chiến lược Đánh Xâm Nhập tạo tiền đề cho nhà nước Xã nghĩa mở chiến dịch đánh xóa sổ GHPGVNTN. Chiến lược 10 năm (1998-2008) XHCN âm mưu xóa sổ GHPGVNTN đã được nhà nước “gieo hạt” từ những năm 1998. Cho đến những năm 2003 được sự tiếp tay của Thầy Tuệ Sĩ, chiến lược xóa sổ GHPGVNTN được nhà nước châm ngòi!
Sau “Sự biến Lương Sơn” pháp nạn chuyển sang giai đoạn 4 xảy ra nhiều biến động lớn thật kinh hoàng. Cho đến 2008 là đỉnh điểm nhà nước tung tin loan truyền rằng Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng sẽ “xóa sổ Phật giáo Thống nhất trong thời hạn sớm nhất” nhằm thăm dò dư luận dọn đường cho chiến dịch. Trước diễn biến “trong đánh ra, ngoài đánh vào”, tình thế nguy nan “ngàn cân treo sợi tóc”, Viện Tăng thống đã ban hành Giáo Chỉ số 09-2007 hóa giải Chiến lược 10 năm XHCN âm mưu xóa sổ GHPGVNTN). Một cuộc Giải phẩu kịp thời đã cứu nguy GH trước bảo tố pháp nạn Xã nghĩa.
Quách Thị Hương Giang.
One thought on “Quách Thị Hương Giang: Những tiến trình Tuệ Sĩ âm mưu đảo chánh GHPGVNTN không thành ”