
TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ VỤ KIỆN TEXAS CÙNG VỚI CÁC TIỂU BANG CỘNG HÒA KIỆN 4 TIỂU BANG “CHIẾN ĐỊA” VỀ VIỆC BAN HÀNH CÁC THỦ TỤC, QUY ĐỊNH BẦU CỬ VI HIẾN
NGUỒN: https://www.facebook.com/hgtuong
LTS: Vì bản chất vụ việc khác biệt so với các vụ tranh chấp khác giữa các tiểu bang với nhau mà Tối cao pháp viện đã từng giải quyết trước đây như phân tích dưới đây, nên có thể nhiều khả năng là Tối cao pháp viện liên bang phải xét xử trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan và chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Bản chất vụ kiện của tiểu bang Texas đối với 4 tiểu bang chiến địa là chưa có tiền lệ trong lịch sử tố tụng của nước Mỹ, tức là chưa từng xảy ra trước đây bao giờ.
Liên quan đến vụ kiện của tiểu bang Texas và các tiểu bang Cộng hòa khác đổi vị 4 tiểu bang “chiến địa” về việc ban hành thủ tục quy định bầu cử trái Hiến pháp, hiện cũng có một số anh chị em viết bài phân tích rất hay, rất sâu sắc, và cũng đưa ra được dự đoán về kết quả giải quyết của tối cao Pháp viện liên bang. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn “thủ tục tố tụng” tại Tối cao Pháp viện, và những quyết định mà nó có khả năng phán quyết, mình phân tích chuyên sâu hơn theo như dưới đây để các bạn có thể nắm rõ hơn về vụ việc.
Phương thức thụ lý và xét xử, hay còn gọi là thủ tục tố tụng (rules of the Court) tại Tối cao Pháp viện liên bang là khác hoàn toàn so với thủ tục tố tụng tại các tòa án cấp dưới. Theo đó, bất cứ một vụ án nào muốn được Tối cao Pháp viện liên bang thụ lý để giải quyết, thì phải thông qua 2 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn Thứ nhất, một bên trong vụ kiện (thường là bên không bằng lòng phán quyết của các tòa cấp dưới vì cho rằng có sai phạm trong việc áp dụng pháp luật) sẽ gửi đơn đề nghị Tối cao Pháp viện liên bang thụ lý vụ án, gọi là petition for writ of certiorari. Thường là đơn khởi kiện cùng với các chứng cứ liên quan cũng được nộp kèm theo cùng lúc với đơn yêu cầu thụ lý này. Ngay khi nhận được đơn yêu cầu này, các thẩm phán tối cao Pháp viện xem xét và lấy ý kiến bằng biểu quyết tập thể, theo đó chỉ cần đủ 4 thẩm phán đồng ý thụ lý, thì vụ kiện xem như chính thức được Tối cao Pháp viện thụ lý để giải quyết, cho dù 5 thẩm phán kia từ chối. Trong giai đoạn này, các thẩm phán Tối cao pháp viện KHÔNG căn cứ vào nội dung đơn kiện, tức là sự vi phạm Hiến pháp, pháp luật của phía bên kia trong vụ kiện để quyết định xem có thụ lý hay không. Cơ sở để các thẩm phán TCPV xem xét, quyết định thụ lý, đó là quy mô và mức độ của sự tác hại, ảnh hưởng của bản chất vụ án đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước Mỹ nếu như vụ việc không được thụ lý.
Thông thường, Tối cao Pháp viện sẽ không thụ lý vụ án nếu đó là những vụ không hoặc ít gây ảnh hưởng, ít để lại hậu quả xấu cho nước Mỹ, và thường đó là những vụ án có tính chất tranh chấp cá nhân, phạm vi nội bộ giữa hai bên tranh chấp, nhưng không ảnh hưởng đến những cá nhân, tổ chức, tiểu bang khác trong liên bang. Chúng ta có thể thấy những vụ án loại này thường là những tranh chấp dân sự phát sinh theo hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hoặc là những tranh chấp chỉ có sức ảnh hưởng trong phạm vi nội bộ của các tiểu bang tranh chấp như tranh chấp về đường biên giới, tranh chấp về nguồn nước, nguồn khoáng sản giữa hai tiểu bang với nhau. Những vụ tranh chấp này thường là Tối cao Pháp viện không thụ lý, và để các tiểu bang hay các bên tranh chấp tự thương lượng, giải quyết với nhau.
Tuy nhiên, nếu là những vụ tranh chấp có tính chất ảnh hưởng, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước Mỹ, ví dụ như những vụ tranh chấp về sự kỳ thị đối xử, phân biệt tôn giáo, chủng tộc… hay những vụ vi phạm nhân quyền và các vấn đề được hiến pháp liên bang bảo vệ khác, thì gần như là Tối cao Pháp viện sẽ thụ lý giải quyết. Trong vụ kiện này của tiểu bang Texas đối với 4 tiểu bang “chiến địa”, bản chất của vụ tranh chấp ở đây là việc bốn tiểu bang chiếm địa tự ý thay đổi luật bầu cử của họ để giành được lợi thế cho ứng cử viên dân chủ. Và bởi vì Joe Biden là ứng cử viên tổng thống cho Đảng Dân chủ đề cử, mà ông ta và con trai đã có quá nhiều bê bối và có dấu hiệu đã bị Trung cộng khống chế, vì vậy, việc vi phạm Hiến pháp của các tư bản “chiến địa” sẽ giúp cho Joe Biden trở thành tổng thống Mỹ và các chính sách quản lý của ông ta ban hành sẽ có ảnh hưởng, tác hại nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của tất cả các tiểu bang trong liên bang, bởi vì theo quy định của hiến pháp liên bang, các tiểu bang phải có trách nhiệm tuân thủ luật do chính phủ Liên bang. Có thể kể sơ lược những ảnh hưởng tiêu cực trong các chính sách của Joe Biden đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước Mỹ như sau:
– Các chính sách về đối ngoại, ngoại giao của Joe Biden chắc chuẩn sẽ làm cho Trung cộng mạnh lên, đồng thời làm suy yếu nước Mỹ, làm mất công ăn việc làm của người Mỹ;
– Việc Joe Biden và Đảng Dân chủ chủ trương cách giảm ngân sách đối với lực lượng cảnh sát (defund the police) sẽ làm gia tăng tỷ lệ tội phạm và như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội;
– Việc Joe Biden và Kamala chủ trương chính đóng cửa nền công nghiệp dầu mỏ nội địa sẽ làm cho hàng triệu công nhân thất nghiệp, từ đó tạo gánh nặng cho an sinh xã hội; thêm vào đó sẽ đẩy giá nhiên liệu nội địa lên cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, làm trì hoãn sự phát triển của nền kinh tế;
– Việc Joe Biden và Đảng Dân chủ trương mở rộng số thẩm phán tối cao Pháp viện (packing the Court) sẽ tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm cho việc phá bỏ bản hiến pháp liên bang do các tiền nhân lập quốc xây dựng nên, mà hậu quả kéo theo có thể thấy, đó là tình trạng ly khai của các từ bạn giận đến tan rã liên bang Mỹ.
– Và còn nhiều chính sách tai hại khác các theo kiểu xã hội của Joe Biden và Đảng Dân chủ nữa…
Chính vì vậy, theo như phân tích chi tiết ở trên, thì tối cao Pháp viện liên bang buộc phải thụ lý vụ kiện của Texas, và chúng ta đã thấy tỉ lệ đồng ý thụ lý (đồng ý nghe vụ kiện) áp đảo là 6 – 3 nhưng mình đã chỉ ra trong bài viết trước.
Giai đoạn Thứ hai, Tối cao Pháp viện Liên bang sẽ mở phiên tòa xem xét đơn kiện và ra phán quyết theo nguyên tắc biểu quyết tập thể quá bán, tức là phán quyết chung cuộc sẽ theo ý kiến ít nhất 5 thẩm phán có cùng quan điểm về vụ kiện. Tối cao pháp viện có thể phán quyết về vụ kiện bởi một trong các quyết định sau đây:
1. Chấp nhận yêu cầu trong đơn kiện của tiểu bang Texas, vô hiệu đối với quy định bầu cử của bốn tiểu bang chiến địa, tức là vô hiệu hóa luôn đối với các đại cực trị của các tiểu bang này. Trong trường hợp này xem như không ứng viên nào đạt đủ 270 phiếu đại cử tri theo quy định để trở thành tổng thống hợp pháp. Lúc đó, Hà vì liên bang sẽ quyết định ai là tổng thống tiếp theo theo phương thức mỗi tiểu bang một phiếu bầu như mình đã phân tích trong bài viết trước. Tuy nhiên, để tối cao pháp viện có thể ra phán quyết như thế này, thì bên gửi đơn yêu cầu, hay là những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải cung cấp đầy đủ các chứng cứ về hành vi gian lận phiếu bầu là hậu quả trực tiếp do các quy định vi Hiến này gây ra. là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để cung cấp các chứng cứ về việc gian lận phiếu bầu của Đảng Dân chủ như vụ máy chủ Dominion, các chứng cứ về việc sử dụng công nghệ Blockchain chống gian lận bầu cử, lời khai có tuyên thệ của các nhân chứng, đặc biệt là nhân chứng Edward Snowden, Assange trong vụ wikileaks… có lẽ đây là phán quyết mà phía tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa mong muốn nhất.
2. Bác đơn khởi kiện của tiểu bang Texas, đồng thời công nhận kết quả bầu cử ở các tiểu bang có tranh chấp. Trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi trong đơn kiện không chỉ ra được sự vi phạm Hiến pháp của các tiểu ban chiến địa. Trường học ngày là không thể xảy ra vì chúng ta thấy sự vi phạm Hiến pháp của các tiểu bang chiến địa là quá rõ ràng, được thể hiện trên giấy trắng mực đen cả rồi.
3. Tối cao Pháp viện chấp nhận yêu cầu của tiểu bang Texas, hủy kết quả bầu cử ở các tiểu bang chiến địa, đồng thời trả “hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm để điều tra xét xử lại từ đầu”, tức là hủy kết quả bầu cử ở các tiểu bang và cho tổ chức bầu cử lại từ đầu ở các tiểu ban tranh chấp này.
Đánh giá về 3 khả năng như nêu trên mà Tối cao pháp viện có thể ra quyết định về vụ án này, chúng ta thấy nếu tối cao Pháp viện ra quyết định theo một trong hai khả năng 1 và 2 nếu trên, thì hậu quả có thể xảy ra là các tiểu bang tiến hành ly khai và nội chiến xảy ra. Còn đối với trường hợp thứ 3, thì các bên có lẽ sẽ dễ dàng “tâm phục khẩu phục” và chấp nhận kết quả bầu cử mới miễn là việc tổ chức bầu cử lại phải đảm bảo tính trung thực, công bằng, khách quan, và tuân thủ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Để hàn gắn nước Mỹ, nhiều khả năng tối cao Pháp viện sẽ chọn phán quyết theo trường hợp thứ ba này.
P/S: bởi vì Đảng Dân chủ đã chủ trương tiến hành vi gian lận bầu cử ở quy mô lớn, nên nếu tối càng phát hiện ra phán quyết bất lợi cho bọn chúng, kể cả là phán quyết theo như trường hợp thứ ba trên đây, thì bọn chúng có thể kích động cho đám khủng bố Antifa, BLM vậy bạo loạn cướp phá tài sản của người dân Mỹ. Như vậy việc ban hành một lệnh thiết quân luật cũng là cần thiết để duy trì trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ của liên bang Mỹ!
Tuong Hua