NHỮNG BẢN TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀY 6-1-2021

TIN TỨC - THỜI SỰ

—– Forwarded Message —–

From: MY LOAN <tmyloan@gmail.com>

Sent: Tuesday, June 1, 2021, 12:40:46 AM PDT

Subject: ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 1/6

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 1/6

Cựu TT Trump tôn vinh những người lính Mỹ đã ngã xuống trong Ngày Tưởng niệm

Cựu Tổng thống Trump đã ra tuyên bố để tôn vinh những người lính Mỹ đã hy sinh mạng sống của họ để bảo vệ “các quyền tự do thiêng liêng” và những người có di sản vượt thời gian soi sáng con đường “vận mệnh vinh quang của nước Mỹ”.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành một tuyên bố trong Ngày Tưởng niệm để tôn vinh những người lính đã ngã xuống là “những anh hùng vô song”, những người đã hy sinh mạng sống của họ để bảo vệ “các quyền tự do thiêng liêng của chúng ta” và những người có di sản vượt thời gian soi sáng con đường “vận mệnh vinh quang của nước Mỹ”.

Trong một tuyên bố ngày 31/5, cựu Tổng thống Trump đưa ra nhận xét  nhấn mạnh về việc cần biết ơn đối với các chiến binh đã ngã xuống của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, và ca ngợi “chiều sâu của sự tận tâm của họ, ý chí thép của họ và sự trong sáng của lòng yêu nước của họ”.

Ông nói: “Vào Ngày tưởng niệm này, chúng tôi tưởng nhớ các liệt sĩ đã trút hơi thở cuối cùng để bảo vệ Tổ quốc, gia đình, công dân và các quyền tự do thiêng liêng của chúng ta”.

Cựu tổng tư lệnh Mỹ nhấn mạnh: “Họ đã tạo nên những hy sinh cao cả để nhân dân của chúng ta được sống trong an toàn và Quốc gia của chúng ta có thể phát triển trong hòa bình. Chính vì sự dũng cảm của họ mà chúng ta có thể cùng nhau, với tư cách là một dân tộc, tiếp tục theo đuổi vận mệnh vinh quang của nước Mỹ”.

Ông tiếp tục: “Chúng ta mang nợ với tất cả những gì chúng ta có, và tất cả những gì chúng ta hy vọng trở thành, cho những anh hùng vô song này”.

Cựu Tổng thống Trump cũng gọi di sản của những người lính đã ngã xuống là “bất tử”, và lòng trung thành của người dân Mỹ đối với họ là “vĩnh cửu và bất diệt.”

Ông khẳng định: “Các chiến binh của Hoa Kỳ là lực lượng lớn nhất duy nhất cho công lý, hòa bình, tự do và an ninh giữa tất cả các quốc gia từng tồn tại trên trái đất. Chúa phù hộ cho những Người lính, Thủy thủ, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển, Không quân và Thủy quân lục chiến đã ngã xuống của chúng ta”.

Tuyên bố của cựu Tổng thống Trump được đưa ra khi Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden tham dự một buổi lễ tưởng niệm tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Virginia.

Ông Biden nói: “Tất cả những người mà chúng ta tôn vinh ngày hôm nay đã cống hiến cuộc sống của họ cho đất nước, nhưng họ sống mãi trong trái tim của chúng ta”.

Ông Biden ca ngợi các thế hệ quân nhân tại ngũ đã “hy sinh tối thượng” để bảo vệ đất nước và lý tưởng của nước Mỹ.

Ông nói: “Chúng ta phải tôn vinh sự hy sinh của họ bằng cách duy trì những gì tốt nhất của nước Mỹ, trong khi trung thực đối mặt với tất cả những gì chúng ta phải làm để làm cho quốc gia của chúng ta trở nên đầy đủ hơn, tự do hơn và công bằng hơn”.

Ông Biden cùng với Đệ nhất phu nhân Jill Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Đệ nhị quý ông Doug Emhoff, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley đã tham gia trong buổi lễ đặt vòng hoa tại Lăng mộ Chiến sĩ Vô danh của Hoa Kỳ.

Theo báo cáo gần đây nhất của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội (pdf), hơn 1 triệu quân nhân Mỹ đã chết trong các cuộc chiến tranh và các hoạt động chiến đấu khác kể từ năm 1775.

Tiểu bang Oklahoma đặt tên đường cao tốc vinh danh cựu TT Donald Trump

Kênh KTUL đưa tin vào cuối tuần qua, Thống đốc bang Oklahoma, ông Kevin Stitt đã ký dự luật đặt tên cho một đoạn đường cao tốc ở tiểu bang này theo tên của cựu Tổng thống Donald Trump.

Đây là 1 trong 41 dự luật mà ông Stitt đã ký và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/11/2021. Một phần đoạn đường cao tốc 287 bắt đầu từ thành phố Boise, trải dài hơn 32km dọc theo vùng “Cán chảo Oklahoma” (Oklahoma Panhandle) và kết thúc tại đường biên giới phía Đông Nam Oklahoma-Texas, sẽ được đặt theo tên cựu Tổng thống Trump.

Theo tờ The Oklahoman, các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa đã đưa đề xuất “đường cao tốc Trump” vào dự luật đặt tên cầu và đường cao tốc hàng năm của cơ quan lập pháp tiểu bang, việc này vốn thường không gây nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên bà Kay Floyd, Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện của Cơ quan lập pháp Oklahoma, đã gây khó khăn khi chỉ ra rằng luật tiểu bang quy định một người phải qua đời ít nhất 3 năm trước khi các cây cầu hoặc đường cao tốc có thể được đặt tên để vinh danh họ, chỉ có duy nhất ngoại lệ đối với người nhận được Huân chương Danh dự (Medal of Honor – phần thưởng cao quý nhất trong quân đội Hoa Kỳ).

Các đảng viên Cộng hòa đã giải quyết vấn đề này bằng cách thông qua một sửa đổi luật loại bỏ yêu cầu về mốc thời gian 3 năm.

Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa ủng hộ đề xuất trả tiền cho các biển báo trên đoạn đường cao tốc mang tên cựu Tổng thống.

Hai năm trước, 2 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa thuộc cơ quan lập pháp bang Oklahoma đã cố gắng đặt tên một phần của tuyến đường 66 theo tên ông Trump, nhưng đề xuất đó đã vấp phải sự phản đối gần như ngay lập tức của lưỡng đảng vì bị cho là đang chính trị hóa một trong những con đường nổi tiếng nhất của quốc gia.

Viện Virus học Vũ Hán ‘vẫn đang hoạt động‘, ông Pompeo và TNS Rand Paul cảnh báo

Cuối tuần qua, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul (Kentucky) và cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng cảnh báo công chúng về việc Viện Virus học Vũ Hán vẫn đang hoạt động, và những hoạt động gây tranh cãi có thể vẫn đang tiếp diễn ở đó.

Trong một lần xuất hiện trên đài Fox, Thượng nghị sĩ Paul nói: “Tôi rất lo lắng rằng sự việc này vẫn tiếp diễn và chính phủ Hoa Kỳ đang tài trợ cho nó”.

Tuần trước, một sửa đổi do ông Paul đề xuất để cấm sử dụng phần tiền đóng thuế của dân Mỹ để tài trợ cho nghiên cứu “đạt được chức năng” ở Trung Quốc đã được thông qua tại Thượng viện Mỹ, với mọi thành viên đảng Dân chủ đều bỏ phiếu ủng hộ đề xuất này. Cuộc bỏ phiếu nhất quán này khiến ông Paul nhận định, những người này có thông tin liên quan hoặc thông tin chỉ ra giả thuyết về việc virus Corona Vũ Hán xuất phát từ phòng thí nghiệm sẽ có tính thuyết phục mạnh hơn.

Thượng nghị sĩ Paul nói: “Một năm trước, bất kỳ ai đề cập đến khả năng virus này thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán đều bị coi là những kẻ điên rồ thuộc phe cánh hữu, [hoặc] những người theo thuyết âm mưu”. Nhưng bây giờ, ông tiếp tục: “Các bạn có phe cánh tả bắt đầu tự hỏi về nó, và khi tôi đưa ra bản sửa đổi của mình để nói rằng chúng ta nên bỏ tài trợ cho nghiên cứu này ở Trung Quốc, nó đã khiến mọi thành viên đảng Dân chủ tham gia”.

Ông tiếp tục: “Tiết lộ vào tuần trước rằng 3 nhân viên trong phòng thí nghiệm Vũ Hán đã bị bệnh giống COVID vào tháng 11, trước khi người Trung Quốc thừa nhận – đây là một vấn đề lớn, và vì vậy tôi nghĩ không ai có thể phủ nhận khả năng này nữa – chúng tôi không biết chắc chắn, nhưng chúng tôi có rất nhiều bằng chứng nhắm đến phòng thí nghiệm này”.

Trong một lần xuất hiện khác trên kênh truyền hình này, ông Pompeo tuyên bố, có mối liên hệ giữa phòng thí nghiệm này và quân đội Trung Quốc. Ông còn khẳng định, phòng thí nghiệm Vũ Hán vẫn đang hoạt động và có thể đang tham gia vào cùng một loại thí nghiệm.

Ông nói: “Phòng thí nghiệm virus học đó vẫn đang hoạt động. Nó có thể vẫn đang tiến hành các loại nghiên cứu giống như nó đã tiến hành có thể đã dẫn đến việc loại virus này thoát ra khỏi phòng thí nghiệm đó”. Cựu ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, có “rất nhiều bằng chứng” cho thấy, virus Corona Vũ Hán gây ra đại dích COVID 19 đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc.

Ông cho biết: “Điều tôi có thể nói chắc chắn là thế này: chúng tôi biết rằng họ đã tham gia vào các nỗ lực kết nối với Quân đội Giải phóng Nhân dân bên trong phòng thí nghiệm đó, vì vậy hoạt động quân sự được thực hiện cùng với những gì họ tuyên bố chỉ là nghiên cứu dân sự cũ kỹ. Họ từ chối cho chúng tôi biết đó là gì, họ từ chối mô tả bản chất của một trong 2 thứ đó, họ từ chối cho phép Tổ chức Y tế Thế giới tiếp cận khi tổ chức này cố gắng tiến vào đó”.

Cách đây không lâu, các bài viết cho rằng virus Corona Vũ Hán bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm đã bị nhiều trang mạng xã hội cấm và đánh dấu là thông tin sai lệch.

Ngoài TT Trump, Đảng Cộng hòa có 9 người có thể tranh cử tổng thống

Thống đốc tiểu bang Florida, Ron DeSantis 

Trong khi ông Trump chưa đi đến quyết định cuối cùng về việc có tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2024 hay không, thì có 9 đảng viên Cộng hòa khác có thể là ứng viên tiềm năng đại diện cho đảng này tham gia cuộc đua với ứng viên của đảng Dân chủ.

Theo The Hill, đứng đầu danh sách là Thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis. Thành tích phòng chống dịch mà không cần dùng tới những biện pháp hà khắc của ông DeStantis đang giúp ông có được uy tín lớn. Thống đốc Florida chỉ đứng ở vị trí thứ hai sau ông Trump trong cuộc thăm dò tín nhiệm của Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) ở Orlando vào đầu năm nay.

Người thứ hai được liệt kê trong danh sách là cựu Phó Tổng thống Mike Pence. Một cuộc khảo sát của Politico / Morning Consult được công bố vào đầu tháng 5 cho thấy ông Pence ở vị trí thứ hai sau ông Trump trong số các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa. Ngoài ra, một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Tony Fabrizio vào tháng 4 chỉ ra rằng ông Pence là người dẫn đầu trong danh sách các ứng cử viên tiềm năng, thu được 19% sự ủng hộ, ông DeSantis theo sát phía sau với 17%.

Người kế tiếp trong danh sách là bà Kristi Noem, Thống đốc bang Nam Dakota. Cũng giống như ông DeStantis, bà Noem đạt được nhiều thành tích ở vai trò thống đốc. Việc bà Noem xây dựng một nhóm hành động có tên Noem Victory Fund và sẽ thăm bang Iowa để gặp gỡ những người ủng hộ đảng Cộng hòa càng làm cho người ta tin rằng bà có kế hoạch chạy đua vào Tòa Bạch Ốc trong kỳ bầu cử năm 2024.

Tiếp theo trong danh sách là những cái tên nổi tiếng khác như cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, Thượng nghị sĩ Josh Hawley, Thượng nghị sĩ Tom Cotton, Thượng nghị sĩ Tim Scott, và Thượng nghị sĩ Rick Scott.

WHO đổi tên các biến chủng Covid theo ký tự Hy Lạp

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một hệ thống đặt tên mới cho các biến thể của COVID-19, theo BBC.

Từ bây giờ WHO sẽ sử dụng các chữ cái Hy Lạp để chỉ các biến thể được phát hiện lần đầu tiên ở các nước như Anh, Nam Phi và Ấn Độ.

Ví dụ, biến thể B.1.1.7 phát hiện lần đầu Vương quốc Anh được gắn nhãn là Alpha, Nam Phi Beta và Ấn Độ là Delta.

WHO cho biết điều này nhằm đơn giản hóa các cuộc thảo luận nhưng cũng giúp xóa bỏ một số kỳ thị về tên gọi.

Vào đầu tháng 5, chính phủ Ấn Độ đã chỉ trích việc gọi tên biến thể B.1.617.2 là “biến thể Ấn Độ”, mặc dù WHO chưa bao giờ chính thức sử dụng tên gọi này.

Trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của WHO, Maria Van Kerkhove, viết trên Twitter rằng: “Không có quốc gia nào nên bị kỳ thị trong việc phát hiện và báo cáo các biến thể”. Bà Kerkhove cũng kêu gọi “giám sát chặt chẽ” các biến thể và chia sẻ dữ liệu khoa học để giúp ngăn chặn sự lây lan.

Thủ tướng Úc và New Zealand lên tiếng mạnh mẽ về Tân Cương, Hồng Kông và Biển Đông

Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng New Zealand ngày 31/5 đã hối thúc Bắc Kinh cho các quan sát viên bên ngoài “tiếp cận mà không có sự kiểm soát” khu vực Tân Cương, Trung Quốctheo Bloomberg.

Theo tuyên bố chung sau cuộc họp hôm thứ Hai (31/5) tại Queenstown, New Zealand, hai Thủ tướng “bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình hình nhân quyền” ở khu vực Tân Cương và nói rằng Liên Hợp Quốc cũng các tổ chức khác nên được phép thực hiện các chuyến thăm “có ý nghĩa”.

Chính quyền Trung Quốc thường xuyên tuyên bố rằng họ cho phép các phóng viên và những người khác đến thăm Tân Cương. Tuy nhiên, các nhà báo đến thăm Tân Cương phàn nàn rằng họ bị cảnh sát theo dõi, ngăn cản nói chuyện với người dân và bị cấm vào các địa điểm quan trọng.

Một nhóm chuyên gia của Liên Hợp Quốc vào năm 2019 ước tính khoảng 1 triệu người Hồi giáo bị giam giữ trong các trại ở Tân Cương. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố chính quyền Trung Quốc phạm tội “diệt chủng và tội ác chống lại loài người” trong cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ngoại trưởng Antony Blinken hồi tháng 1 cũng đã đồng ý với tuyên bố này của người tiền nhiệm.

Hai nhà lãnh đạo Úc và New Zealand cũng nhắc tới Hồng Kông và Biển Đông trong tuyên bố chung.

Bà Ardern và ông Morrison cho biết họ “quan ngại sâu sắc về những diễn biến hạn chế quyền và sự tự do của người dân Hồng Kông”, cũng như “những diễn biến ở Biển Đông, trong đó có việc tiếp tục quân sự hóa các khu vực tranh chấp và tăng cường các hoạt động gây bất ổn ở Biển Đông”.

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với hệ thống thương mại đa phương và Tổ chức Thương mại Thế giới. Theo truyền thông địa phương, New Zealand trước đó đã thông báo rằng họ sẽ tham gia vụ kiện của Australia lên WTO chống lại thuế quan đối với lúa mạch của Trung Quốc với tư cách là bên thứ ba.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 31/5 cáo buộc Thủ tướng Úc và New Zealand đã đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về Tân Cương và các vấn đề nội bộ khác của Trung Quốc.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.