Bức Tâm Thư Trước Lúc Lìa Đời – Một Kiếp Người Rốt Cuộc Sai Ở Đâu? / Bà Heo “Năm Hợi” ở Sóc Trăng

PHẬT PHÁP

Nhân quả không dễ nhìn thấy, nhưng lại chi phối chặt chẽ mọi việc cuộc sống chúng ta. Cầu mong cho nhân loại ai ai cũng hiểu sâu nhân quả, kinh sợ tội ác, khát khao hành thiện, thế giới sẽ bớt đi bao nhiêu đau khổ, cuộc đời sẽ tăng thêm biết bao nhiêu niềm hạnh phúc.
Xin mọi người chung tay cùng chia sẻ rộng rãi, để thiện pháp lan tóa, thế giới an bình.

NGUỒN:https://www.facebook.com/quangtu.chuyennhanqua/

Câu chuyện về nhân quả, báo ứng của người đàn ông có tên G.Q khiến người đọc rùng mình và suy ngẫm. Dưới đây là toàn bộ tâm thư của G.Q:

Tôi sinh ra ở một thôn nhỏ ở phía bắc tỉnh An Huy (TQ), vốn là một đứa trẻ ngoan, biết cần kiệm, nghe lời, hiếu học, kính trên nhường dưới. Cha mẹ gian lao vất vả nuôi tôi ăn học. Lớn lên, tôi thi đậu vào một trường đại học ở Thanh Đảo, từ đó rời xa quê cha đất tổ, bắt đầu cuộc sống thị thành kéo dài 18 năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào làm ở một công ty sửa xe ô tô, vì sự chăm chỉ, nỗ lực và tinh thần hiếu học của mình, dần dần tôi đã trở thành lãnh đạo của công ty.

Năm 2006, tôi rời công ty sửa xe ô tô, nhờ giới thiệu của đồng nghiệp, chuyển sang làm cho một đơn vị ở Bắc Kinh, ăn ở, đi lại đều do đơn vị hoặc khách hàng lo liệu. Vì thế, trong những năm đó, tôi gần như đi khắp mọi miền đất nước, đến nơi nào cũng sát sanh và được chiêu đãi sơn hào hải vị còn đang tươi sống. Tính sơ sơ, mỗi lần tiền vé máy bay của tôi không dưới 20 triệu. 

Mỗi lần được chiêu đãi khi nào, tôi cũng dùng món khoái khẩu là động vật còn đang sống để thả vào nồi lẩu hay đem lên bếp nướng mà tôi đâu có biết động vật đang vùng vẩy với sự đau đớn. Mỗi lần cũng phải đến vài chục triệu, ở thì chí ít là khách sạn 3 sao, có khi tận khách sạn 5 sao.

Con người tôi vốn rất tiết kiệm, nhưng vì những chi phí này không phải bỏ tiền túi ra, nên tôi không những không ý thức được việc tiêu pha lãng phí, mà còn cho rằng đó là phước báo của mình, cứ mặc tình mà hưởng thụ động vật tươi sống hằng ngày, cân nặng vùn vụt tăng lên đến 90kg. Tôi đâu có ngờ rằng, sát sanh và tiêu pha lãng phí như vậy là tôi đang làm tổn phước của chính mình!

Và cứ như vậy, 9 năm sau đó, vào tháng 8/2013, một tiếng sét giữa trời quang đã làm tôi tỉnh giấc mộng trường. Kết quả xét nghiệm khối u ở cổ cho thấy tôi bị ung thư biểu mô tế bào vảy giai đoạn cuối. Từ đó, tôi bắt đầu quá trình điều trị dài đằng đẵng, từ hóa trị cho đến xạ trị, nỗi thống khổ mà tôi phải chịu đựng người thường không thể nào hiểu nổi. Cân nặng càng ngày càng giảm, từ 90kg chỉ còn hơn 50kg.

Tháng 7/2014, khi đến Bệnh viện Trung Sơn ở Quảng Châu kiểm tra nguyên nhân bị sốt, kết quả chụp PET/CT đã tuyên cho tôi bản án tử hình. Trên cơ hoành của tôi mọc lên một khối u lớn 8,5 x 9,2cm, đã xâm hại đến cả xương sườn, đốt sống thắt lưng và đốt sống ngực, vùng phổi cũng có vài chỗ bị thương tổn. Bác sĩ cay đắng nói với tôi một câu: “Xin lỗi”.

Trở về Thanh Đảo, tôi bắt đầu đi làm hóa trị, không kết quả gì, lại đi làm xạ trị, được 3 lần thì tôi chịu không nổi nữa. Đến giờ, tôi thậm chí không còn đủ sức mà ngồi dậy, thân thể gầy như que củi chỉ còn da bọc xương.

Khoảng trung tuần tháng 10/2011, tôi chợt nhớ lại trước đây từng đọc qua sách Phật pháp. Tôi bắt đầu quy y Tam bảo và cũng bắt đầu chân thực phản tỉnh xem mình đã làm sai điều gì. Tôi chưa từng làm hại ai, sống rất cầm kiệm, đối xử với người già cũng không tệ… Tại sao?

Sau nhờ Thầy bổn sư chỉ dạy tôi mới hiểu rằng: Đây là quả báo đoản mạng do sát sinh! Hơn nữa, trong những năm qua, chi phí cho việc ăn ở, đi lại đều trừ hết vào phước báo của tôi. Giờ tôi đã thấm thía câu nói: “Hết phước thì mạng vong!”

Trong kinh Phật dạy: “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng, như sương như điện chớp”. 

Nhìn lại một đời của tôi, thực giống như đang nằm mộng. Khi gian khổ phấn đấu là giấc mộng mỏi mệt; khi cưới vợ sanh con, thăng tiến phát tài là giấc mộng đẹp tươi; khi mắc ung thư, bị bệnh tật dày vò là giấc mộng đau khổ. Phật là người chân thật, không vọng ngữ. Từng chữ, từng câu trong kinh Phật đều mở bày ra cho chúng ta chân tướng của nhân sinh vũ trụ.

Giờ tôi sắp phải lìa xa cõi đời rồi, có thứ gì tôi mang theo được đây? “Chẳng thứ gì mang theo được, chỉ có nghiệp theo mình mà thôi!” 

Hết thảy những thứ hữu hình trên thế gian này đều không mang theo được! Vợ con, nhà cửa, tiền bạc, tất cả những thứ mà tôi dành cả đời này phấn đấu vì chúng đều không mang theo được! 

Những sơn hào hải vị mà tôi từng thưởng thức, những khách sạn xa xỉ mà tôi từng hưởng thụ, tất cả những điều trước đây mang lại cảm giác sung sướng cho tôi giờ đều trở thành nghiệp lực của tôi. Biết bao nhiêu động vật đã mất mạng bởi cái miệng này, bởi ba tấc lưỡi này của tôi!

Giờ báo ứng đến rồi, vị giác của tôi bị hỏng hoàn toàn, ăn thức ăn nào vô cũng không cảm nhận được gì nữa. Ngay cả nói chuyện cũng rất khó khăn, vợ tôi phải cố gắng lắm mới nghe được tôi đang nói gì. Điều này một lần nữa chứng thực lời kinh Phật là đúng, mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là giả, sắc thanh hương vị xúc pháp cũng không phải thật. 

Cái khoái cảm khi hưởng thụ những tiện nghi trong các khách sạn cao cấp trước đây của tôi biến mất không còn chút vết tích, thay vào đó, giờ tôi nằm trên một chiếc giường nhỏ chưa đến 2m, nửa thân dưới của tôi bị hoại tử khắp nơi, tôi yếu đến nỗi không đủ sức để trở người. Đến lúc này, tôi thấu hiểu được rằng, thế giới Ta-bà thực sự quá đau khổ! Những điều nói trong kinh Phật hoàn toàn chân thực, không hề hư dối. Phật Thích Ca Mâu Ni thật là trí tuệ! 2500 năm trước đã chỉ rõ cho chúng ta thấy nỗi khổ của sanh lão bệnh tử.

Trăm ngàn vạn kiếp, khó khăn lắm, ta mới được thân người. Nhưng thân người chỉ giống như một bộ quần áo. Danh lợi có thể làm cho chúng ta càng lầm lạc, càng đọa sâu vào lục đạo luân hồi. Chúng ta có thể mượn cái giả tạm tu cái chân thật mới là trí tuệ thực sự, mục đích cuối cùng là phải thoát ly cho được luân hồi sanh tử. 

Chúng ta nên đối diện với cuộc sống bằng tâm bình thường, tâm định tĩnh và tâm biết đủ. Nương theo lời dạy của Thánh hiền, tìm cầu chân lý của đời người, trân trọng tất cả thứ mình có, thực hiện niềm cực lạc vĩnh hằng. Đây là tổng kết về đời người của tôi khi bệnh tật đã hết phương cứu chữa.

Hy vọng biết bao thời gian có thể trôi ngược trở lại trước đây! Giá như tôi có thể gặp được bạn lành, gặp được Phật pháp sớm hơn một chút! Giá như tôi có thể đổi tất cả sơn hào hải vị thành thức ăn chay, đem tất cả động vật bị xẻ thịt lột da, chiên xào nấu nướng kia đi phóng sinh…

Giá như tôi có thể tiết kiệm toàn bộ số tiền đi máy bay, ở khách sạn cao cấp kia để đem quyên góp cho trẻ em mồ côi, cho những người cần cứu trợ, hoặc đem in kinh sách, làm băng đĩa về văn hóa truyền thống… Rất nhiều, rất nhiều cái giá như…

Hy vọng tôi còn thời gian để sám hối những việc làm sai trái của mình, còn thời gian để làm nhiều việc tốt hồi hướng cho những con vật bị tôi ăn thịt hoặc bị tôi làm hại trước đây. Tôi thực sự rất xin lỗi chúng! Chân thành cầu nguyện Phật A Di Đà đại từ đại bi tiếp dẫn chúng về thế giới cực lạc. Tôi phát nguyện sau khi vãng sanh thế giới Tây Phương cực lạc nhất định sẽ quay về cứu độ cho chúng sanh trước tiên!

Hy vọng tôi được một lần nữa đấm lưng, rửa chân cho cha mẹ; được một lần nữa nấu cho cha mẹ một bữa ăn ngon để báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Song, dù thân phận làm con, thế mà giờ tôi không còn khả năng để làm việc này nữa. Hiếu Kinh có dạy:

Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám làm tổn thương, đó là khởi đầu của hiếu”. Việc sát sanh dẫn đến quả báo đoản mạng làm tôi không thể nào chăm nom săn sóc, lo việc hậu sự cho cha mẹ tôi, ngược lại làm cho người tóc bạc phải tiễn người tóc xanh, sao có thể xem là đứa con có hiếu được chứ?

Tôi chân thành khuyên các bạn: Cho dù bạn đã học Phật hay chưa, xin hãy tin rằng ở hiền gặp lành, ở dữ gặp ác. Làm hại bất cứ sanh mạng nào kỳ thực là đang làm hại chính mình. Phước báo của con người là hữu hạn. Khi còn sống ở đời, không nên dành quá nhiều sức lực vào việc kiếm tiền và hưởng thụ, nhất định phải trân quý phước báo của mình, sớm tu thiện tích đức để tạo thêm nhiều phước mới. Nhất định không được giống như tôi, chờ đến khi mạng sống sắp hết mới bắt đầu sám hối!

Luật nhân quả không chừa một ai, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi. Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sinh báo và hậu báo. Hiện báo là nghiệp thiện ác đời này làm ra thì chính thân này hưởng chịu kết quả.

 Sinh báo là nghiệp thiện ác đời này làm ra, tiếp ngay đời sau hưởng chịu quả báo. Hậu báo là nghiệp thiện ác đã được làm ra từ nhiều đời kiếp trong quá khứ, nhưng đến đời này kết lại hưởng chịu quả báo, hay nhiều đời kiếp trong thời vị lai mới thọ quả báo”.

Nam Mô A Di Đà Phật!

G.Q

 

          Chuyện Luân Hồi

Bà Heo “Năm Hợi” ở Sóc Trăng

Theo sư phó Tú Linh (chùa Mã Tộc, tức chùa Dơi, Sóc Trăng), con heo tên Năm Hợi chùa nhận vào năm 1989. Khi đó, chùa Dơi còn khá hoang vu, cây cối rậm rạp, dơi bay rợp trời, đậu dày đặc trong vườn cây cổ thụ.

Chùa Dơi còn khá hoang vu, cây cối rậm rạp, dơi bay rợp trời, đậu dày đặc trong vườn cây cổ thụ. ( hình ảnh chùa dơi )

Trong chùa có bà cụ Khiên, là người trông nom, quét dọn chùa. Đêm ấy, sau một ngày mệt nhọc vì quét dọn chùa, rẫy cỏ ngoài vườn, bà Khiên nằm ngủ mê mệt. Trong giấc mơ, Bồ Tát hiển linh bảo với bà rằng, ngày mai, sẽ có một nữ thí chủ đến chùa xin quy y.

Bà Khiên giật mình tỉnh giấc, toàn thân toát mồ hôi. Bà trở dậy, thắp hương trên chính điện. Bà Khiên tin rằng, Bồ Tát hiển linh đã thông báo với bà một tin trọng đại. Sáng hôm sau, bà Khiên dậy sớm hơn thường lệ. Vừa quét chùa bà vừa ngó chừng ra cổng xem có ai đến không.

Ngày đó, chùa Dơi rất vắng, lại chỉ có một cổng nhỏ, nên ai ra vào bà đều kiểm soát được. Gác cửa mãi đến tận trưa mà chẳng thấy nữ thí chủ nào như lời Bồ Tát báo mộng.

Nghĩ rằng giấc mộng không hiển linh nên bà Khiên tiếp tục công việc quét dọn của mình. Bà Khiên ngỡ ngàng khi phát hiện ở phía sau chùa, trong vườn dơi, có một con heo cái rất lớn đang ngủ ngon lành. Không biết heo nhà ai xông vào chùa, làm ô uế không gian thanh tịnh, nên tức mình, bà Khiên cầm chổi đập nhẹ vào mông, đánh thức nó dậy. Tuy nhiên, bà Khiên làm đủ trò mà con heo không chịu dậy, cứ ủn ỉn, rồi rên la.

Bà phải nhờ mấy du khách dùng que ngoáy vào tai, “cô nàng” mới chịu ngúc ngoắc cái đầu. Nhưng nó cứ đứng ì một chỗ, không chịu nhúc nhích. “Nữ thí chủ” đến chùa quy y! Một du khách bỗng hét lên: “Heo năm móng bà ơi! Heo này thiêng lắm, là cốt tinh của người đấy! Nó vào chùa là có duyên với nhà chùa rồi bà ạ”.

Lúc này, bà Khiên mới nhìn xuống chân con heo ấy, hóa ra là heo năm móng thật.( heo bình thừơng có 4 móng ) Khi ấy, bà mới giật mình nhớ lại giấc mộng đêm qua. Thì ra, nữ thí chủ đến chùa quy y chính là “nàng heo” này.

Bà Khiên không đuổi heo đi nữa, mà dùng nước lá tắm cho vị khách kỳ lạ này như rửa bụi trần. Nhà chùa nghe chuyện bà Khiên kể, rồi chứng kiến những biểu hiện lạ của “thí chủ mới đến cửa chùa”, cũng tin giấc mộng của bà Khiên là điềm báo của Phật. Vì thế, nhà chùa đã làm đủ các thủ tục cần thiết để nhận “cô heo” vào chùa. Bà Khiên chuẩn bị chỗ cho heo ở.

Với nhà Phật, con heo cũng là một kiếp sống, nên nhà chùa đối xử với heo như mọi thành viên trong chùa. Ban ngày nó chạy rong trong khuôn viên, tối chui vào ổ ngủ và đến bữa thì được các nhà sư mang đồ ăn cho. “Thí chủ “quy y kỳ lạ đó được mọi người đặt tên là Năm Hợi.

Nghĩ rằng nhà chùa có khả năng hóa giải nghiệp chướng heo “năm móng, ba giò” nên người dân quanh vùng dắt những con heo này đến gửi nhà chùa nuôi.

Thế là trên trời có đàn dơi, dưới đất có đàn heo ủn à ủn ỉn suốt ngày. Cũng từ ấy “cô heo” Năm Hợi trở thành “đại tỉ” của đàn heo đặc biệt tới hơn chục con. Điều đặc biệt là đàn heo không nghịch ngợm, không ủi đất, không phá hoại lung tung và rất lịch sự, không ị bậy bạ ra chùa. Ngày nào cũng thế, bất kể nắng mưa, sáng sớm Năm Hợi dẫn đầu, “đàn em” theo sau, xếp hàng thứ tự từ lớn đến nhỏ, lục tục ra khỏi sân chùa đi… khất thực.

Chúng cứ lặng lẽ đi dọc đường, qua các khu chợ, khu dân cư. Đoạn đường đàn heo đi khất thực dài hơn 3km, qua chợ Sóc Trăng, vào tận thành phố, rồi trở về chùa đúng lúc nhà chùa sắp tụng kinh. Người dân hai bên đường thấy đàn heo đi qua thì bố thí cho đồ ăn.

Có lẽ đã “quy y cửa Phật” nên chúng rất hiền, tuyệt nhiên không càn quấy, phá phách gì ngoài đường, ngoài chợ. Người dân cũng rất… tôn trọng đàn heo. Nhiều bà lão khi thấy chúng đi qua nhà mình liền mời dừng lại chơi rồi… dâng trầu và các chú ỉn thảnh thơi nhai bỏm bẻm, miệng đỏ tươi nhìn rất ngộ Ở chùa, đàn lợn cũng ăn theo chế độ ăn ngọ, tức là chỉ ăn uống trước 12h mỗi ngày, sau giờ đó là không ăn gì nữa. Khẩu phần ăn của chúng đơn giản như các nhà sư, khất thực được thứ gì thì ăn thứ đó.

Đồ ăn chủ yếu là đồ chay. Thế nhưng chẳng hiểu sao chúng lại lớn rất nhanh. Cô “Năm Hợi” đạt kích cỡ khổng lồ nhất, nặng đến 400kg, trông lừng lững như một chú voi con. Năm Hợi ở chùa được 7 năm thì “viên tịch” vì tuổi già. Sư phó Tú Linh của chùa Mã Tộc cho biết, cuối năm 1996, “Năm Hợi” chọn một nơi yên tĩnh ở góc vườn chùa nằm nghỉ rồi “hóa” một cách thanh thản, như thể tránh cho du khách viếng chùa khỏi trông thấy hình ảnh buồn.

Chính những biểu hiện kỳ lạ này mà khi “Năm Hợi” chết, nhiều người đã đến hương khói, cúng vái và họ đều xưng hô là “cô Năm Hợi”. Sau khi “Năm Hợi”, cũng như những anh, chị heo khác ở chùa chết, cũng đều được các sư chôn cất trong nghĩa địa sau chùa. Lễ mai táng cũng đầy đủ thủ tục, như mai táng người đã khuất.

Sau khi Năm Hợi “hóa”, một ngày, có người đàn bà từ Sài Gòn tìm đến chùa, nước mắt sụt sùi bảo với các nhà sư : “Nhiều lần người mẹ quá cố của con báo mộng rằng, mẹ con đầu thai làm heo, tên là Năm Hợi, sống ở chùa Mahatup (chùa Dơi, chùa Mã Tộc). Con mong các nhà sư cho con được làm lễ cầu hồn để linh hồn mẹ con được siêu thoát”.

Nhà chùa đã đồng ý để người phụ nữ này đạt được ước nguyện. Lễ cầu siêu hoành tráng xong xuôi, thì người phụ nữ này chỉ đạo thợ xây ngôi mộ, vẽ hình một con heo béo tốt lên bia, ghi tên Năm Hợi, với cả ngày “hóa”.

Nam Mô A Di Đà Phật!

 

 

 

 

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.