“CONG” LÝ DƯỚI ĐẦM LẦY! – PHẢI CHĂNG TAM QUYỀN PHÂN LẬP ĐÃ BỊ XÓA BỎ THAY BẰNG THỂ CHẾ “CHUNG LẬP” VỚI GIỚI TINH HOA?

TIẾNG LÒNG NGƯỜI

“CONG” LÝ DƯỚI ĐẦM LẦY!

Nguyễn Thị  Bé Bảy

Oct 19, 2022

Không có gì ngạc nhiên, khi phiên tòa xử Igor Danchenko về tội nói dối với FBI do Thẩm Phán Đặc Biệt John Durham truy tố, đã kết thúc vào ngày 17/10/2022, với  kết quả là bị can toàn thắng. 

Igor Danchenko đã được tha bổng hết cả 5 cáo buộc nói dối với FBI về vụ hồ sơ Steele Dossier. Cáo buộc thứ nhất được ông Chánh Án Anthony Trenga bác bỏ vào ngày 14/10/22 và 4 cáo buộc tiếp theo cũng được Bồi Thẩm Đoàn tuyên bố vô tội trong ngày 17/10/22.

Igor Danchenko là nhân vật cung cấp những tin tức và nhũng dữ kiện để bịa ra hồ sơ Steele Dossier chống Trump, do bà Hillary Clinton và đội tranh cử của bà ta chi tiền ra mướn cựu điệp viên người Anh tên là Christopher Steele ngụy tạo, để vu khống ông Trump thông đồng với Nga..

Nhưng thực tế, thì Danchenko đã nói thật về những dữ kiên mà hắn cung cấp. Hắn cho biết, đó chỉ là những lời đồn đãi, những câu chuyện ngồi lê đôi mách, những chuyện vớ vẩn trong các quán bar, và những suy đoán tầm phào của hắn mà thôi. Chẳng hạn như chuyện ông Trump và những cô gái điếm Mạc Tư Khoa đã tưới những  “trận mưa vàng” lên chiếc giường mà Obama đã từng nằm trong một khách sạn hạng sang tại Mạc Tư Khoa. Câu chuyện này được giới truyền thông cánh tả, những dư lợn viên chống Trump tin sống tin chết, và chắc mẽm rằng đã có 1 cái tape thu được cái cảnh “mưa vàng” đang nằm trong tay của…Putin! 

ohn Durham, left, and Igor Danchenko -via CNN Po;itics

Việc ông John Durham truy tố Igor Danchenko về tội nói dối với FBI hình như với mục đích không phải để buộc tội anh chàng này, mà dụng ý chính của ông Durham là sử dụng phiên tòa để phanh phui và công khai hóa những điều dối trá của cơ quan FBI bằng những lời khai của các nhân chứng. 

Quả thật vậy, trong phiên xử Igor Danchenko, ông Durham đã lôi ra một số chi tiết làm sáng tỏ toàn bộ câu chuyện bịa đặt thông đồng Nga-Trump!

– Nổi bật nhất, Durham tiết lộ rằng vào ngày 3 tháng 10 năm 2016, FBI đã đề nghị trả tiền cho Christopher Steele, tác giả bộ hồ sơ Steele Dossier  lên tới 1 triệu đô la để cung cấp bất kỳ thông tin, nhân chứng hoặc vật chứng hoặc tài liệu nào có thể hỗ trợ các tuyên bố trong hồ sơ này. Nhưng bất chấp “phần thưởng” khổng lồ được đề nghị, Steele không thể làm theo lời yêu cầu của FBI được, vì chính ông ta là người biết rất rõ hơn ai hết về xuất xứ giả mạo của những dữ kiện dùng để “chế tạo” ra hồ sơ. 

– Điều quan trọng tiếp theo là, mặc dù Steele không hề khẳng định tính xác thực của hồ sơ,  nhưng chỉ 18 ngày sau, FBI đã dùng nó để tiến hành thủ tục xin tòa án FISA ra trát theo dõi Carter Page, cố vấn chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của Trump. Trong những lá đơn gửi lên tòa án FISA, FBI đã trưng hồ sơ Steele Dossier để làm bằng chứng cụ thể, và tuyên bố rằng Page đang hoạt động như một đặc vụ của Nga.

Liên tiếp sau đó, FBI còn xin thêm được các trát toà theo dõi ông Trump sau khi ông đã vào Bạch Ốc, cũng với Steele Dossier làm bằng chứng.

– Kế đến, sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống vào ngày 8 tháng 11 năm 2016, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, bao gồm FBI, bắt đầu soạn thảo “bản đánh giá” của họ về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử 2016. Vào đầu tháng 1 năm 2017, bản đánh giá công bố rằng Nga đã giúp Trump thắng cử.

Bản đánh giá gồm có bản tóm tắt hồ sơ Steele, cho rằng nó đã được chứng thực. Việc đưa hồ sơ của Steele vào trong “sản phẩm” chính thức của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, đã mang lại cho hồ sơ này một uy tín đáng kể và sự tin cậy mà trước đó nó không có.

Chính cái uy tín do cộng đồng tình báo ban phát cho Steele Dossier nên truyền thông mới phổ biến hồ sơ này, sau khi đã giữ nó lại từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017. Trong thời gian tiếp theo, hồ sơ Steele và những tuyên bố ngớ ngẩn của nó đã trở thành tâm điểm trong chiến dịch chống Trump của giới truyền thông cánh tả. Nhưng như ông Durham  đã vạch trần và công khai hoá, là việc đưa hồ sơ Steele vào bản đánh giá của cộng đồng tình báo và FBI là một sự  lừa dối của tập đoàn này.

Danchenko trong bảng trả lương của FBI

 

Một tiết lộ quan trọng khác được Durham đưa ra trong một “motion” trước khi xét xử, là Danchenko đã  trở thành nhân viên của FBI từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 10 năm 2020, với tư cách là một người cung cấp tin mật. Bằng cách ban cho Danchenko vị trí đặc biệt này, FBI đã che giấu sự có mặt của Danchenko khỏi tầm mắt của Quốc Hội và các nhà điều tra khác. Điều này rất quan trọng, vì Danchenko đã nói với các nhà điều tra FBI vào tháng 1 năm 2017 rằng, hồ sơ Steele dựa trên những tin đồn và những lời nói bá láp trong lúc trà dư tửu hậu. Nếu FBI thừa nhận hồ sơ Steele không hơn gì những câu chuyện tào lao trong quán bar, thì không còn lý do gì để tiếp tục điều tra Trump, cho nên FBI phải che giấu Danchenko dưới vỏ bọc người cung cấp tin mật.

 ổ nhiệm Danchenko làm nguồn tin mật còn có một lợi ích khác cho FBI. Đặc vụ FBI Kevin Helson, người chỉ đạo trực tiếp của Danchenko đã xác nhận tại tòa vào tuần trước, vì Danchenko là một nhân viên mật mới của FBI, nên cần phải xóa sạch những trữ liệu trong điện thoại của anh ta. Điều này cũng có nghĩa là loại bỏ các bằng chứng về những lời nói dối của Danchenko đối với FBI, là bằng chứng mà Durham đang thiếu.

Sự gian dối của Comey.

WASHINGTON, DC – DECEMBER 07: Former Federal Bureau of Investigation Director James Comey Getty Images)

Vào tháng 3 năm 2017, Giám đốc FBI khi đó là James Comey đã thông báo cho các nhà lãnh đạo quốc hội, cái gọi là Gang of Eight, về cuộc điều tra của ông trong chiến dịch tranh cử của Trump. Như ghi chú tóm tắt của Comey tiết lộ, các thành viên của Quốc Hội đã không được thông báo về việc Steele từ chối khẳng định hồ sơ của anh ta là thật, cho dù có  phần thưởng 1 triệu đô la do FBI đề nghị, Quốc Hội cũng không được thông báo là Danchenko đã phủ nhận hồ sơ.

Ngoài ra, Comey còn nói với các nhà lãnh đạo quốc hội rằng hồ sơ “chủ yếu được lấy từ nguồn phụ có trụ sở tại Nga” và “FBI thì không có quyền kiểm soát đối với nguồn phụ có trụ sở tại Nga”. Những lời tương tự cũng được FBI sử dụng trong đơn xin Toà  FISA  ban  hành lệnh theo dõi Trump.

Điều này cũng hoàn toàn gian dối.

Sự thật, Danchenko không phải “gốc Nga”, anh ta từng là nhà phân tích thuộc Viện Brookings của đảng Dân Chủ có trụ sở tại Virginia , FBI không những có quyền kiểm soát anh ta mà anh ta còn là nhân viên làm việc dưới quyền của họ. 

Những sự gian dối của Comey đã gây áp lực thành công và vào tháng 5 năm 2017, quyền Bộ Trưởng Tư Pháp Rod Rosenstein đã bổ nhiệm cựu Giám Đốc FBI Robert Mueller làm cố vấn đặc biệt để điều tra các cáo buộc về sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của Trump đối với Nga.

Sự gian dối của Mueller

Former Special Prosecutor Robert Mueller testifies before Congress on July 24, 2019, in Washington, DC. –  via Getty Images)

Mueller phủ nhận việc điều tra hồ sơ của Steele.

Trong lời khai trước quốc hội vào ngày 24 tháng 7 năm 2019, Mueller nhiều lần tuyên bố rằng hồ sơ Steele nằm ngoài quyền hạn của ông ta. Tuy nhiên, bằng chứng được Durham đưa ra vào tuần trước từ hai nhân viên phản gián, Brittany Hertzog và Amy Anderson, đã vẽ lên một bức tranh rất khác. 

Hertzog và Anderson được bổ nhiệm vào văn phòng cố vấn đặc biệt của Mueller vào mùa hè năm 2017. Tại Tòa vào tuần trước, Hertzog đã làm chứng rằng cô được giao nhiệm vụ điều tra hồ sơ Steele, (mà Mueller cho rằng nằm ngoài quyền hạn điều tra của ông ta). Theo lời khai của Anderson , nhóm phụ trách hồ sơ Steele của Mueller bao gồm ít nhất năm đặc vụ.

Là một phần trong nhiệm vụ của họ, Hertzog và Anderson đã điều tra hai trong số các “nguồn phụ” của Danchenko, là Olga Glakina, một công dân Nga sống tại Cyprus và Charles Dolan, giám đốc phụ trách ngoại vận chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton, ông này có liên hệ lâu năm với Bill và Hillary Clinton. Để tìm hiểu kỹ hơn về hồ sơ Steele, Anderson đã bay đến Cyprus để đích thân phỏng vấn Galkina.

Theo lời khai của Anderson vào tuần trước, Galkina thừa nhận rằng Dolan là nguồn cung cấp hồ sơ. Với mối quan hệ lâu dài của Dolan với gia đính Clintons , điều này gây ra một vấn đề lớn cho nhóm của Mueller. Khi Anderson cũng phát hiện ra rằng Dolan có quan hệ tốt với các cấp cao hơn trong chính phủ Nga, cô ấy đã khuyến nghị nên mở một cuộc điều tra về Dolan. Tuy nhiên, nhóm của Mueller đã ngăn cản không cho cuộc điều tra tiếp tục và tiêu hủy bản ghi nhớ của cô về vấn đề này.

Những tuyên bố gian dối của Mueller không kết thúc ở đó. Một nhân vật bị cáo buộc là trung tâm của hồ sơ, Sergei Millian,  tuyên bố trên Twitter rằng anh ta đã liên lạc với văn phòng của Mueller từ năm 2017 đến năm 2019. Báo cáo của Mueller cho rằng Millian từ chối gặp các nhà điều tra, trong khi Millian tuyên bố rằng anh ta đã đề nghị gặp nhóm của Mueller ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm cả ở Vương quốc Anh và Thụy Sĩ. Nhóm của Mueller có thể dễ dàng sắp xếp một cuộc gặp như vậy nếu họ muốn, bằng chứng thực tế là họ đã sẵn sàng  phỏng vấn Galkina ở Cyprus. 

Lý do Mueller không muốn nói chuyện với Millian và sau đó nói dối về chuyện này, vì Millian mới thật sự là trọng tâm của hồ sơ. Theo Steele, Millian là người chủ mưu những cáo buộc quan trọng trong hồ sơ, bao gồm “âm mưu hợp tác được phát triển tốt đẹp” giữa Trump và Điện Cẩm Linh, câu chuyện về cuốn băng “mưa vàng” khét tiếng, và rằng Nga đã giúp Trump bằng cách chuyển các emails của đảng Dân Chủ bị hacker đánh cắp cho Wikileaks.

Tuy nhiên, có một trở ngại. Millian chưa bao giờ nói chuyện với Steele hay Danchenko. Danchenko sau đó thừa nhận với FBI rằng anh ta đã nói khác với Steele. Đây không chỉ là vấn đề của Danchenko mà còn của Mueller và FBI. Millian là chủ mưu các cáo buộc dối trá quan trọng của hồ sơ. Không có Millian với những cáo buộc quan trọng, hồ sơ Steele hoàn toàn sụp đổ. Đó là lý do tại sao Mueller không muốn gặp Millian, vì sự thật về những cáo buộc gian dối sẽ bị phanh phui! 

Trong khi những tiết lộ của Durham giải thích các khía cạnh quan trọng của cuộc săn lùng phù thủy chống lại Trump, thì chúng sẽ không nhiều lắm trừ khi những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm. 

Bản thân Durham đã thể hiện sự không quan tâm rõ rệt trong việc theo đuổi các nhân vật chính của vấn đề như Comey hay Mueller, thay vào đó chỉ tập trung đến các nhân vật tầm thường. Để giải thích điều này, có lẽ  Durham đã bị trói tay bởi Bộ Tư Pháp của Biden. Nếu đúng như vậy, trong báo cáo cuối cùng của Durham sẽ được đưa ra trong vài tháng tới cần phải nêu chi tiết các trường hợp cản trở đó ra. 

Bất kể lý do gì khiến Durham không theo đuổi được lãnh đạo của FBI và đội ngũ của Mueller, nhưng ông đã để lại dấu vết và bằng chứng cho những người khác theo đuổi.

Ví dụ, tuyên bố sai sự thật của Mueller rằng ông không điều tra hồ sơ Steele vẫn còn trong thời hiệu cho đến năm 2024 để bị truy tố. Việc che giấu Danchenko trong vị trí người đưa tin mật được kéo dài đến năm 2020, có nghĩa là thời hiệu về các cáo buộc liên quan sẽ còn hiệu lực cho đến năm 2025. Durham sắp kết thúc công việc của mình, nhưng vẫn còn rất nhiều thứ để những người khác tiếp tục.

Kết luận:

Công tâm mà nói, Igor Danchenko quả thật vô tội vì đã không nói dối với FBI về Steele Dossier. Hắn đã “thành thật khai báo” và thú nhận, hồ sơ đó chỉ là tổng hợp của những lời đồn đãi, những chuyện ngồi lê đôi mách trong các quán bar lúc trà dư tửu hậu, cộng thêm những suy luận tào lao của cá nhân hắn.

Người nói dối ở đây chính là nhân vật đứng đầu FBI, và những nhân viên cao cấp của cơ quan FBI, mục đích là phá hoại nghị trình Make America Great Again của TT Trump, mà việc vu khống thông đồng Nga-Trump chỉ là một trong nhiều thủ đoạn của các quái nhân quái thú trong cái Đầm Lầy Hoa Thịnh Đốn.

– Liệu có ai dám tiếp tục truy tố những vai chính trong âm mưu vu khống “thông đồng Nga-Trump” như ông Durham đã vạch trần và công khai hóa?

– Hay là Công Lý tiếp tục Cong Queo dưới cái Đầm Lầy Hoa Thịnh Đốn?

Kính thưa quý vị,

Hãy thay đổi tình thế bằng lá phiếu của chúng ta trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 8 tháng 11 năm 2022!

Nguyễn Thị  Bé Bảy

Oct 19, 2022 

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.