HIỆU ỨNG THAY ĐỔI LÃI SUẤT TÁI CHIẾT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG DỰ TRỮ LIÊN BANG -(Effects of Changes in Rediscount Rate of the Federal Reserve Bank – the FED)

TIẾNG LÒNG NGƯỜI

Những nguyên lý (Principles) và chính sách kinh tế (Economic policies) trong sách giáo khoa kinh tế vĩ mô (Macroeconomics textbơok) tại đại học mà người viết đã thâu nhận được.

 Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đã đổ tội cho giới tiêu thụ (số Cầu) tạo ra nạn lạm phát hiện nay, nhưng thực sự họ là nạn nhân đáng thương vì mức sống (Standard of living) đang suy giảm trầm trọng hiện nay. Ông chủ tịch, như một bác sĩ kinh tế, đã chẩn bệnh sai, và cho thuốc sai. Đáng lẽ phải hạ lãi suất tái chiết khấu lúc này để các nhà sản xuất có thể vay các ngân hàng thương mại dễ dàng với mức lãi thấp hơn để tăng gia sản xuất tài hóa nội địa với giá hạ đang thiếu hụt trong thị trường tiêu thụ thì đang làm ngược lại. Hậu quả là suy thoái (Recession) sẽ xảy ra cùng lúc với lạm phát, một trường hợp rất nguy hiểm.

Hiệu ứng thay đổi Lãi Suất Tái Chiết Khấu của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang

(Effects of Changes in Rediscount Rateof the Federal Reserve Bank – the FED)

 Đỗ Ngọc Hiển
Cựu Giáo Sư Kinh Tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
(Một góc nhìn)

 LỜI MỞ ĐẦU

Thưa quý vị đồng hương thân mến,

Trong tuần trước hình như ngày 15 tháng 12,2022 người viết không nhớ rõ chủ tịch ngân hàng Dự Trữ Liên Bang (The Federal Reserve Bank) thường gọi là “The FED” tuyên bố tăng lãi suất tái chiếkhấu (Rediscount Rate) thêm 0.05%. Từ ngày Joe Biden cầm quyền ngày 20 tháng 1/2021, lãi suất tái chiếkhấu đã tăng 7 lần từ 0.25% lên tới 4.5% hiện nay.

Lãi Suất Tái Chiết Khấu là gì ? Đó là tiền lãi (Interest) khi một ngân hàng thương mại cần tiền để tài trợ một dự án kinh doanh của một doanh nhân hay một công ty sản xuất đi vay tại  Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang. Vì ngân hàng này không có đủ tiền, nên đem dự án đó trị giá giả định là 100 triệu, đem cầm cố cho Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang vay 80 triệu và phải trả lãi suất tái chiếkhấu là 4.5% hiện nay. Nói khác đi, cứ vay 100 đô la, thì phải trả 4.5 đô la tiền lãi tái chiếkhấu.

Như vậy, ngân hàng thương mại phải chia sẻ tiền lãi (Interest) mà ngân hàng thương mại nhận được từ khách hàng với Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang. Mục đích tăng lãi suất tái chiếkhấu trong hai năm qua của FED là làm giảm áp lực lạm phát cao hiện nay. Theo Nha Thống Kê của bộ Lao Động Hoa Kỳ, mức lạm phát đã giảm từ 7.8% trong tháng 10, xuống còn 7.1% trong tháng 11/2022, và tức nhiên FED còn muốn giảm mức lạm phát hơn nữa qua việc tăng lãi suất tái chiếkhấu vừa mới tuyên bố trước đây.

Những thay đổi tăng hay giảm lãi suất tái chiếkhấu quan trọng như thế nào và hiệu ứng của nó ảnh hưởng đến nền tài chánh nói riêng và nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung ra sao, khiến gây xôn xao và hoảng loạn đối với mọi thành phần trong xã hội Hoa Kỳ và trên thế giới. Người viết xin mổ xẻ và trình bày đề tài này dưới đây.

   Thưa quý vị đồng hương, đề tài trên đây nằm trong lãnh vực tiền tệ (Monetary domain) khá phức tạp, để quý vị có một cái nhìn tổng thể, người viết sẽ trình bày nhiều khía cạnh dưới đây.

A-Tiền Tệ (money)

1/ Lịch sử tiền tệ.

Thời cổ xưa, khi chưa phát minh ra tiền tệ người ta trao đổi tài hóa với nhau qua việc trao đổi bằng hiện vật (Barter exchange) Thí dụ một người tiêu thụ nào đó muốn trao đổi một đôi giày mới lấy một con gà, họ phải tìm một người tiêu thụ nào khác muốn có một đôi giày mới. Việc trao đổi này quá bất tiện về thời gian và không gian. Vã lại trao đổi theo tỷ lệ nào, vì đôi giày mới trị giá 5 đô la, nhưng con gà trị giá 10 đô la, không  lẽ chặt đôi con gà ra. Việc trao đổi này gọi là trao đổi bằng tiền tài hóa (Commodity money). Sự trao đổi hay mua bán bằng tiền tài hóa xuất hiện từ xa xưa, khi các hoạt động kinh tế tập trung vào nông nghiệp. Vì vậy người ta dùng súc vật (cattle) để làm tiền trong các giao dịch thương mại. Trao đổi bằng tiền tài hóa bất tiện như trên, nên qua thời gian một loại tiền khác xuất hiện. Đó là tiền giấy biên nhận (Money receipts). Tiền thân của tiền giấy (Paper money) sau này là những biên nhận của các chủ nhân đúc tiền và giữ dùm kim loại vàng bạc (goldsmiths).

Những người có quý kim như vàng bạc đến nhà đúc tiền thành những đơn vị nhỏ tùy theo sức nặng để dễ trao đổi và nhận một giấy biên nhận (Receipt). Những chủ nhân quý kim này dùng giấy biên nhận để trả khi mua một vật dụng nào đó. Người bán vật dụng chấp nhận các biên nhận này vì họ biết rằng có thể đổi thành quý kim nơi các nhà đúc tiền hay giữ hộ quý kim. Một số người chủ đúc tiền khôn ngoan nhận thấy chỉ khoảng 35% số quý kim phải trả ra nên họ cho mượn 65% quý kim còn lại để kiếm lời. Những chủ nhân đúc tiền trở nên rất giàu có hồi đó. Sau này thấy có lời, các ngân hàng thương mại tư nhân nhảy vào kinh doanh và từ từ thay thế các tiệm đúc tiền và giữ dùm kim loại và cũng phát hành các giấy biên nhận gọi là tiền biên nhận (money receipts) hay tiền ngân hàng (Bank notes) Để thống nhất việc lưu hành các biên nhận của các ngân hàng thương mại tư nhân, ngân hàng trung ương (Central Bank) được thiết lập để thu mua quý kim lưu hành trong dân chúng và phát hành một loại tiền giấy hợp pháp và thống nhất (Legal tender) có mệnh giá (Face value) khác nhau và tiền giấy bắt đầu chính thức lưu hành từ đó, như ở Anh Quốc có ngân hàng trung ương Bank of England, ở Pháp có Banque de France, ở Nhật có Bank of Japan v..v..

Lúc đầu khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh, khối tiền tệ được bảo đảm 100% bằng quý kim bởi ngân hàng trung ương. Từ lúc này tiền giấy được phát hành theo kim bản vị (gold standard). Các nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh, tổng tài hóa và dịch vụ ngày càng tăng, nên cần thêm nhiều tiền hơn tương ứng với tổng sản lượng quốc gia và ổn định giá cả. Sự bảo đảm 100% bằng quý kim của ngân hàng trung ương giảm xuống 35% và sau cùng bị bỏ hẳn

2/ Vai Trò của Tiền T

a.  Trước hết, tiền tệ là một phương tiện trao đổi (Medium of Exchange)

b. Tiền tệ là đơn vị đo lường. Thí dụ một quả cam giá 50 xu, một đôi giày giá 10 đô la.

c.  Tiền tệ giữ vai trò tồn trữ tài sản (Store of Wealth). Cá nhân nào cũng giữ tài sản bằng một số tiền mặt (Cash) tại nhà hay tại ngân hàng phòng hờ những bất trắc chứ không tồn trữ tài vật nhiều.

3/ Giá Trị của Tiền Tệ

Trong một nền kinh tế, giá trị đích thực của tiền tệ là gì ? Đó không phải là khối quý kim vàng bạc hay khối ngoại tệ (Foreign Currency) giữ trong ngân hàng trung ương. Giá trị của khối tiền tệ đích thực là “Tổng Sản ợng Nội Địa Xổi” (Gross Domestic Product-GDP) vì tiền là để mua tài hóa và dịch vụ. Một nền kinh tế nếu không tiếp tục gia tăng khả năng hay tiềm năng sản xuất nội địa thì cũng phải lấy quý kim vàng bạc hay ngoại tệ cứng (Hard Foreign Currency) để nhập cảng thêm tài hóa cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội địa và tránh lạm phát. Ngoại tệ cứng như đồng đô la Mỹ có thể mua tài hóa dồi dào và đa dạng trong nền kinh tế phát triển Mỹ. Vì vậy quốc gia nào cũng muốn có nhiều đô la để nhập cảng hàng hóa Mỹ, hàng tiêu dùng thường và máy móc tân tiến v..v..

4/ Số Cung Tiền Tệ (Money Supply).

Khối lượng hay số cung tiền tệ gồm tiền mặt (Cash) tiền cắc kim loại (coins) và tiền ký thác chi phiếu (Checkable Deposit) trong hệ thống ngân hàng thương mại. Tiền mặt tiền cắc kim loại và tiền ký thác chi phiếu có sức thanh khoản 100% (Liquidity) nghĩa là có thể mua tài hóa trực tiếp trong thị trườngCổ phiếu (Stocks), trái phiếu (Bonds) như công khố phiếu (Treasury bonds) là loại tiền giống như tiền (Near money) vì phải đổi sang tiền mặt hay chi phiếu (Checks) mới mua được tài hóa và dịch vụ.

5/ Tốc Độ Lưu Hành Tiền T

Nói một cách tổng quát, khi nền kinh tế có toàn dụng nhân công, nền kinh tế đạt được tổng sản lượng nội địa xổi (GDP) tối đa, tức là nền kinh tế phồn thịnh, số cầu tổng thể, hay mức tiêu thụ cao, đơn vị tiền tệ như đô la sẽ chuyển tay nhiều lần hơn trong một đơn vị thời gian như một năm. Ngược lại khi nền kinh tế trì trệ hay suy thoái, tốc độ tiền tệ lưu hành sẽ chậm lại.

B-Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Bank)

1/ Lịch sử thành lập

Ờ Hoa Kỳ trước năm 1913 các ngân hàng thương mại tư nhân không bị chế định (Regulated) kiểm soát và tập trung hóa bởi chính phủ. Do đó xảy ra nhiều rối loạn vì có quá nhiều loại tiền ngân hàng (Bank notes) dùng như tiền, việc quản trị tiền thiếu hiệu năng ảnh hưởng tới số cung tiền tệ. Lúc thì có quá nhiều tiền lưu hành gây áp lực lạm phát, khi thì thiếu tiền lưu hành cản trở tăng trưởng kinh tế, sản xuất tài hóa và dịch vụ. Như vy trước năm 1913 Hoa Kỳ không có ngân hàng trung ương và chỉ khi  Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang được thiết lập mới đóng vai trò một ngân hàng trung ương và đồng đô la tiền giấy mới xuất hiện.

Năm 1913, Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Act) được quốc hội thông qua và ký phê chuẩn bởi Tổng Thống Wilson, phát xuất từ cuộc khủng hoảng năm 1907 vì bịnh dịchthất bại đáng báo động của các ngân hàng thương mại tư nhân, cả nước ngán ngẩm và bất mãn với tình trạng hỗn loạn và bất ổn của hệ thống ngân hàng tư nhân. Sau 6 năm khiếu động và thảo luận bởi lưỡng đảng, hệ thống Dự Trữ Liên Bang (The Federal Reserve System) được thành lập, mặc dầu bị các chủ ngân hàng thương mại tư nhân chống đối kịch liệt.

2/ Tổ chức

Cả nước Mỹ được chia ra 12 quận Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Districts), mỗi quận có một ngân hàng Dự Trữ Liên Bang và tổng hành dinh đặt tại New York, Chicago, San Francisco, Philadelphia, Boston, Cleveland, St. Louis, Kansas City, Atlanta, Richmond, Dallas, và Minneapolis.

Vốn tiên khởi do các ngân hàng thương mại hội viên trong hệ thống dự trữ liên bang đóng góp, và như vậy theo chính danh, mỗi ngân hàng Dự Trữ Liên Bang là một công ty sở hữu bởi các ngân hàng hội viên. Tất cả các ngân hàng Dự Trữ Liên Bang này được phối hợp bởi một ban Thống Đốc (Board of Governors) gồm 7 thành viên của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang đặt tại Hoa Thịnh Đốn, thường gọi là “Ban Dự Trữ Liên Bang” (Federal Reserve Board).

Mặc dầu tổng thống bổ nhiệm các Thống Đốc Dự Trữ Liên Bang cho nhiệm kỳ 14 năm và bổ nhiệm Chủ Tịch của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang cho nhiệm kỳ 7 năm, Ban Thống  Đốc (Board of Governors) chịu trách nhiệm trước quốc hội chứ không phải tổng thống.

3/ Trách nhiệm

Ban Dự Trữ Liên Bang hay Ban Thống Đốc (Board of Governors) tại Hoa Thịnh Đốn cùng với 12 Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang trong 12 quận tạo thành “Ngân Hàng Trung Ương” Hoa kỳ. Ngân Hàng Dự Trữ Liên bBang (The FED) có ba vai trò:

a. Quy định mức dự trữ bắt buộc (Reserve required) hiện nay là 20%. Các ngân hàng thương mại tư nhân bắt buộc phải nộp vào quỹ dự trữ tại FED 20% tổng số ký thác nhận được, và có quyền cho vay 80% còn lại.

b. Quy định lãi suất tái chiếkhấu khi cho các ngân hàng thương mại tư nhân mượn tiền.

c.. Điều hành “Hoạt động Thị trường mở” (Open-market operation) tức là mua bán các trái phiếu (Bill) như công khố phiếu (Treasury bonds) để điều phối và kiểm soát khối lượng hay số Cung tiền tệ đang lưu hành cho tương ứng với tổng sản lượng quốc gia nhằm ổn định giá cả (Price stability). Để điều hành hoạt động Thị Trường Mở, có một ủy ban gồm 12 thành viên, 5 đại diện từ 12 quận dự trữ liên bang và 7 thống đốc trong ban thống đốc tại Hoa Thịnh Đốn. Ủy ban này được gọi là Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (Federal Open-Market Committee)Đây là “Một nhóm công dân tư nhân quyền lực nhất Hoa Kỳ” (The most powerful group of private citizens in America)

d. Ủy Ban Thị Trường Mở (Open Market Committee) quản lý khí giới độc nhất và quyền lực nhất chính sách tiền tệ tân tiến, tức là kiểm soát “số Cung tiền tệ dự trữ” (supply of Reserves) là nền tảng của số Cung tiền tệ (money supply) quốc gia.

e. Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang là một ngân hàng trung ương được chính phủ thiết lập để giúp điều hành các nghiệp vụ của nó, phối hợp và kiểm soát các ngân hàng thương mại và quan trọng nhất là giúp kiểm soát số Cung tiền tệ quốc gia và tình trạng tín dụng.

C-Nguyên Nhân của Lạm Phát

Thưa quý vị đồng hương, cũng như một bác sĩ muốn chữa khỏi bệnh nhân, ông phải tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh đó rồi cho đúng thuốc chữa. Lạm phát cũng vậy, cũng là một thứ bệnh của một nền kinh tế, muốn chữa nó, kinh tế gia, là thầy thuốc kinh tế, cũng phải tìm ra nguyên nhân gây ra lạm phát và dùng chính sách kinh tế, tài chánh hay tiền tệ thích hợp để chữa trị.

Inflation is high. Here’s what money pros say to do about that. GETTY IMAGES/ISTOCKPHOTO

Trong kinh tế vĩ mô, chỉ có hai loại lạm phát. Lạm phát vì số cầu kéo (Demand pull Inflation) và lạm phát vì sản phí đẩy (Cost-push Inflation). Vậy nạn lạm phát hiện nay thuộc loại nào ? Theo quan điểm của người viết, đây không phải là nạn lạm phát vì “số Cầu kéo” mà là lạm phát vì “Sản phí đẩy”. Người viết xin phân tích dưới đây.

Nạn lạm phát do số Cầu kéo thường xảy ra khi nền kinh tế có toàn dụng nhân công, chỉ có thất nghiệp tự ý khoảng 4% lực lượng lao động và không có thất nghiệp bắt buộc, nghĩa là một công nhân ở trong lực lượng lao động kiếm một việc làm có mức lương tương xứng trong thị trường mà tìm không ra. Khi nền kinh tế có toàn dụng nhân công, mọi người có việc làm và có lợi tức để chi tiêu thoải mái và tổng sản lượng nội địa xổi (GDP) đã đạt tới mức tối đa, vì một lý do nào đó số cầu tổng thể (Aggregate Demand) tăng mạnh bất thường, để thỏa mãn, các xí nghiệp phải tăng lương cho công nhân, mua nguyên liệu với giá đắt hơn làm tăng sản phí, do đó giá thành sản phẩm tăng, nên giá bán sỉ phải tăng, tất nhiên đưa đến giá bán lẻ phải tăng gây ra lạm phát ở mức 2% mỗi năm. Đó là loại lạm phát thường xẩy ra như trong nhiệm kỳ của cựu Tổng Thống Donald Trump.

Từ ngày Joe Biden nắm chính quyền ngày 20 tháng giêng 2021, nền kinh tế` Hoa Kỳ chưa bao giờ có toàn dụng nhân công, vì ảnh hưởng của dịch corona-virus nhiều xí nghiệp sản xuất lớn hay các tiệm tiểu thương phải đóng cửa hay chỉ hoạt động bán phần gây ra nạn thất nghiệp trầm trọng làm tổng sản lượng nội địa xổi giảm nghiêm trọng, nhưng nạn lạm phát cũng chưa xảy ra. Chỉ khi Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp ngay sau ngày nhậm chức hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL và cấm khai thác thêm dầu thô qua phiến đá (Slates) trên đất liền và thềm lục địa, cộng thêm với nhiều luật lệ khắc nghiệt đối với giới khai thác dầu thô và chế biến thành nhiên liệu xăng dầu tối quan trọng trong tiến trình sản xuất, nạn lạm phát mới thực sự xảy ra.

Ngoại trừ trong nhiệm kỳ đầu của cựu Tổng Thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã có thể tự lực mà còn có thể xuất cảng xăng dầu, Hoa Kỳ phải nhập cảng hàng năm khoảng 25% nhu cầu xăng dầu nội địa, trong đó 8% từ Nga, phần còn lại 17% từ OPEC, và sau khi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, Hoa Kỳ cũng đã ngưng nhập cảng dầu thô từ Nga và tùy thuộc vào OPEC hoàn toàn 25%.

Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ nhiên liệu xăng dầu nhiều nhất trên thế giới. Từ nguyên liệu đến thành phẩm trong tiến trình sản xuất và phân phối tài hóa ra thị trường tiêu thụ đều cần đến chuyên chở. Giá phí chuyên chở chiếm một phần quan trọng trong sản phí.

Như quý vị đã chứng kiến ngay khi Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp, bãi bỏ các chính sách nhiên liệu xăng dầu của vị tổng thống tiền nhiệm Donald Trump, giá một gallon xăng thường (regular) đã lập tức tăng từ 2,5 đô la rồi lên đến mức tối đa gần 8 đô la ở California nơi thường có giá xăng dầu cao nhất nước mọi thời gian. Xăng dầu tăng giá, mọi thứ đều tăng theo, nhất là thực phẩm ở các siêu thị Á Đông, đặc biệt là các siêu thị Việt Nam, giá tăng vô tội vạ có thứ tăng 100% hay 200% như nước mắm chẳng hạn. Trong các siệu thị Hoa Kỳ, trứng tăng 50%, bột mì 27%, sữa 17% và bơ (butter) 25%, cơ quan bảo vệ giới tiêu thụ mới cho biết. Tệ hơn nữa, nạn thiếu sữa con nít xẩy ra trước đây, và hiện tại thuốc cảm cúm như Advil thiếu hụt trầm trọng, mỗi người tiêu thụ chỉ được mua một số lượng nhất định mỗi lần.

Trong thời gian qua để giảm áp lực lạm phát vì giá xăng dầu tăng, Joe Biden cho xuất kho dầu dự trữ an ninh quốc phòng hai lần khoảng 700 triệu thùng dầu thô, chiếm gần ½ kho dự trữ. Nhờ thế giá xăng dầu có lúc giảm đôi chút rồi lại tăng. Ngày nay, Hoa Kỳ phải nhập cảng khoảng 35% tổng số tiêu thụ nội địa từ OPEC để một phần lấp đầy kho dự trữ và giảm giá xăng dầu, giúp hạ mức lạm phát hiện nay ở mức 7.1% như Bộ Lao Động mới cho biết.

D- Hiệu ứng tăng Lãi Suất Tái Chiết Khấu 0.5% của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang.

1/ Mục tiêu tăng Lãi Suất Tái Chiết Khấu

  Thưa quý vị, mục tiêu tăng lãi suất tái chiếkhấu của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang rõ ràng là để giảm mức lạm phát hiện nay, và đối tượng của sự tăng lãi suất tái chiết khấu là số “Cầu” tức là giới tiêu thụvì cho rằng giời tiêu thụ chi tiêu nhiều quá làm tăng giá mọi tài hóa và dịch vụ hiện có trong thị trường. Thực là một lý luận ngu xuẩn dựa trên thực tế đang xảy ra. Nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay vẫn còn trong tình trạng trì trệ (Stagnancy) và có nguy cơ rơi vào suy thoái (Recession).

  Chính ông chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đương nhiệm cũng chần chừ tăng lãi suất tái chiết khấu vì sợ đẩy nền kinh tế vào suy thoái sớm hơn. Nực cười hơn nữa, theo một nguồn tin đáng tin cậy ông chủ tịch là một nhà luật sư, không phải là kinh tế gia, không có học vị tiến sĩ kinh tế chuyên về tiền tệ và tài chánh. Ông được Joe Biden chọn thay thế bà Janet Yellen đang là chủ tịch và mới xin từ chức vì đã tuyên bố lạm phát chỉ là tạm thời rồi được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Ngân Khố. Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang và Bộ Ngân Khố là hai cơ chế quan trọng nhất trong nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ. Hai người này là hai tên bồi, Joe Biden dùng để thao túng thị trường tiền tệ và tài chánh. Sự lựa chọn để làm chủ tịch được thực hiện dễ dàng vì đảng Dân Chủ nắm đa số ở thượng viện.

   Trong suốt năm 2021, tổng sản lượng nội địa xổi (Gross Domestic Products-GDP) tiếp tục suy giảm vì nạn thất nghiệp bắt buộc toàn phần hay bán phần do corona-virus tạo ra. Biết bao nhiêu công ty sản xuất lớn nhỏ và các xí nghiệp tiểu thương phải đóng cửa hay chỉ hoạt động bán phần, khiến bao nhiêu công nhân không có lợi tức để chi tiêu. Như vậy làm sao giới tiêu thụ lại có thể tăng chi tiêu quá mức để gây ra gia tăng giá cả tổng quát.

   Trong năm 2022 theo thống kê của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, tổng sản lượng nội địa xổi (GDP) giảm -1.6% trong tam cá nguyt 1 và -0.9% trong tam cá nguy2. Trong hai tam cá nguyđầu năm, GDP giảm -2.5% (-1.6% + -0.9%). Trong tam cá nguy3, Joe Biden khoe GDP tăng +2.6% và nền kinh tế đang phục hồi mạnh. Thực ra trong 3 tam cá nguyt  năm 2022, GDP chỉ tăng 01% (-2.5% – +2.6%). Trong tam cá nguyt  4, chưa biết GDP tăng hay giảm. Chỉ khi nền kinh tế có toàn dụng nhân công và (GDP) trong 4 tam cá nguycó tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân 4-5% thì lạm phát vì số Cầu (hay chi tiêu của giới tiêu thụ) mới tạo ra áp lực lạm phát ở mức 2% /năm. Nền kinh tế hiện nay chưa phục hồi chứ đừng nói đến đạt được toàn dụng nhân công gây áp lực lạm phát vì số Cầu.

   Thực là mâu thuẫn khi sợ số Cầu tạo ra áp lực lạm phát, Joe Biden lại tung tiền ra qua chương trình kích cầu 2000 đô la cho người lớn và 500 đô la cho mỗi trẻ con, 1,9 ngàn tỷ cho khối kích cầu “cứu nguy kinh tế” 1,2 ngàn tỷ cho “hạ tầng cơ sở”. Hành động này là “đổ thêm dầu vào lửa”. Những số tiền này không tạo ra công ăn việc làm đ tạo ra tài hóa tiêu thụ.

   Thưa quý vị, như quý vị đã biết “Lạm phát là Nhiều Tiền chạy theo Ít Tài Hóa” (Too much money chasing few goods). Đó là điều Joe Biden đang làm.

2/ Hiệu ứng tăng Lãi Suất Tái Chiết Khấu

Hiệu ứng tăng lãi suất tái chiếkhấu ảnh hưởng tới hai thành phần, giới tiêu thụ và giới sản xuất.

a.  Giới tiêu thụ (số Cầu)

   Dân chúng hay giới tiêu thụ Hoa Kỳ sau khi nhận được một số tiền mặt qua ba khối kích cầu trên đây chỉ đủ để đền bù vào sự gia tăng giá cả tổng quát trong một thời gian ngắn, sau đó chỉ tựa vào lợi tức kiếm được nếu có việc làm, và một phần nhờ tiền tiết kiệm nếu có, và để duy trì mức sống khỏi quá suy giảm, họ phải chạy đến các ngân hàng thương mại để vay tiền. Không phải mọi ngân hàng thương mại có dư nhiều tiền mặt để cho giới tiêu thụ vay. Số 80% tổng ký thác còn lại, sau khi nộp 20% cho FED như dự trữ bắt buộc, được các ngân hàng sử dụng vào đầu tư tại các xí nghiệp sản xuất, mua các trái phiếu như công khố phiếu và cho các công ty kinh doanh vay v..v…

   Để đáp ứng nhu cầu xin vay tiền của giới tiêu thụ, các ngân hàng thương mại phải chạy đến vay tiền tại Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang và chịu lãi suất chiếkhấu 4.5% thay vì 0.5% của mấy năm trước đây. Tất nhiên họ phải chuyển một phần gánh nặng 4.5% lãi suất chiết khấu cho khách hàng vay tiền để giữ mức lời dự trù, thay vì 8% trước đây, bây giờ 10%. Vì cần tiền giới tiêu thụ cũng phải chịu lãi suất cao. Ngoài ra điều kiện vay mượn cũng trở nên khó hơn, như phải có việc làm và tài sản làm bảo chứng. Tóm lại giới tiêu thụ là nạn nhân của sự tăng lãi suất tái chiếkhấu.

b.  Giới kinh doanh (số Cung)

  Các công ty kinh doanh, hàng năm nếu có doanh lợi (Corporate profit) phải trả cổ lợi (Dividend) cho các cổ đông ưu tiên và thường, phần ít còn lại bỏ vào quỹ dự phòng. Khi cần phát triển, họ phải có thêm vốn. Các công ty này có thể bán trái phiếu hay cổ phần để tăng vốn. Hai biện pháp này ít được chọn lựa vì phải trả lãi suất cao cho trái phiếu, và giảm bớt quyền sở hữu khi bán cổ phần. Họ thường chọn biện pháp vay tiền tại các ngân hàng thương mại và các ngân hàng này không muốn xuất vốn thì chạy đến vay tại Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang với lãi suất chiếkhấu thấp 0.5% trước đây, bây giờ phải trả 4.5%. Các ngân hàng thương mại, để duy trì mức lời dự tính sẽ chuyển một phần gánh nặng 4.5% lãi suất tái chiếkhấu cho các công ty xin vay, chẳng hạn lãi suất trước đây là 6% bây giờ là 8%. Các công ty kinh doanh thường trả lãi suất thấp hơn là giới tiêu thụ vì thường vay số tiền lớn và có thế chấp tốt.

  Thưa quý vị, đứng trước tình trạng nền kinh tế không sáng sủa hiện nay, vừa có thất nghiệp khá trầm trọng, lạm phát hiện ở mức còn cao 7.1% và không biết bao giờ chấm dứt, cộng thêm lãi suất chiết khấu tăng làm tăng lãi suất vay tiền tại các ngân hàng thương mại, như một nhà kinh doanh kiếm lời, quý vị phản ứng như thế nào ?

   Tệ hơn nữa, chính quyền Joe Biden còn tăng thuế suất doanh lợi từ 21% thời Tổng thống Donald Trump lên 28% hiện nay và còn nhiều luật lệ kinh doanh trói tay và làm nản lòng các nhà đầu tư, như vấn đề xả khí thải CO2 của một số công ty lọc dầu v..v..

   Joe Biden hủy bỏ thuế quan trên một số tài hóa nhập cảng từ Trung Quốc, sản xuất bởi các công ty Hoa Kỳ và tái nhập cảng vào Hoa Kỳ khiến nhiều công ty nội địa Hoa Kỳ không cạnh tranh nổi như tấm thâu ánh nắng mặt trời tạo ra điện tại các tư gia, và đồng thời khuyến khích họ ở lại Trung Quốc làm ăn.

   Nói tóm lại, Joe Biden không làm một điều gì nhằm khuyến khích và nâng đỡ giới sản xuất Hoa Kỳ để làm tăng Tổng Sản Lượng Nội Địa Xổi (GDP), tức là tăng số lượng tài hóa tiêu thụ, lạm phát tất nhiên sẽ xẩy ra.

LỜI CUỐI.

   Kính thưa quý vị đồng hương thân mến,

   Đứng trước thảm trạng kinh tế Hoa Kỳ hiện nay, người viết với chút ít kiến thức kinh tế và kinh doanh qua sách vở tại đại học và kinh nghiệm thực tế, nếu chưa phải là nhà kinh doanh kiếm lời, người viết sẽ không nhảy vào thị trường kinh doanh lúc này, và nếu đã là nhà kinh doanh, người viết sẽ chờ thời, không dại gì đầu tư thêm để sản xuất, vì môi trường và các yếu tố thuận lợi không có, mặc dầu nhu cầu tiêu thụ tài hóa  cao hiện nay.

Riêng về việc tăng lãi suất chiết khấu lúc này, để giảm lạm phát là sai lầm, phản tác dụng, đi ngược lại những nguyên lý (Principles) và chính sách kinh tế (Economic policies) trong sách giáo khoa kinh tế vĩ mô (Macroeconomics textbơok) tại đại học mà người viết đã thâu nhận được.

   Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đã đổ tội cho giới tiêu thụ (số Cầu) tạo ra nạn lạm phát hiện nay, nhưng thực sự họ là nạn nhân đáng thương vì mức sống (Standard of living) đang suy giảm trầm trọng hiện nay. Ông chủ tịch, như một bác sĩ kinh tế, đã chẩn bệnh sai, và cho thuốc sai. Đáng lẽ phải hạ lãi suất tái chiết khấu lúc này để các nhà sản xuất có thể vay các ngân hàng thương mại dễ dàng với mức lãi thấp hơn để tăng gia sản xuất tài hóa nội địa với giá hạ đang thiếu hụt trong thị trường tiêu thụ thì đang làm ngược lại. Hậu quả là suy thoái (Recession) sẽ xảy ra cùng lúc với lạm phát, một trường hợp rất nguy hiểm. Tội đồ của nạn lạm phát hiện nay là sự kiện “Thiếu năng lượng xăng dầu” khiến chi phí chuyên chở tăng cao từ nguyên liệu tới thành phẩm ra thị trường.. Điều này cũng thể hiện rõ ràng trong các quốc gia Âu Châu như Pháp, Đức, Ý.. v..v… Các quốc gia này có tỷ lệ lạm phát cao hơn Hoa Kỳ nhiều, trên 10% vì các quốc gia này quá lệ thuộc dầu thô và khí đốt từ Nga, nhiều nước như Đức lệ thuộc vào Nga 45% nhu cầu dầu và khí đốt tiêu thụ nội địa.

   Bài thuốc trị lạm phát hiện nay là tăng gia sản xuất tài hóa nội địa tối đa bằng cách khuyến khích và ưu đãi các xí nghiệp sản xuất, họ là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế, tức là tăng tổng sản lượng nội địa xổi (GDP).

   Nói tóm lại, hãy áp dụng trở lại chính sách kinh tế của cựu Tổng Thống Donald Trump trước đây, nó cũng đúng với sách vở ở đại học giảng dạy. Chắc chắn tên tổng thống Joe Biden không áp dụng lại vì thiếu kiến thức kinh tế hay vì mặc cảm. Theo thiển ý người viết, vì ông chủ tâm phá hoại nền kinh tế Hoa Kỳ theo chỉ thị của Trung Quốc, mục tiêu tối hậu của đảng cộng sản Trung Quốc. Joe Biden, tên tổng thống bán nước cho Trung Quốc để được giúp đỡ đắc cử tổng thống năm 2020 qua gian lận. Tội ác này đang được giải trình bởi Twitter của nhà tỷ phú Elon Musk.

Kính chào
Garden Grove ngày 
23/12/2022

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.