
MẠN ĐÀM SỰ VỠ NỢ CỦA NGÂN HÀNG SILLICON VALLEY
Mạn đàm sự vỡ nợ của Ngân Hàng Silicon Valley
Đỗ Ngọc Hiển
Cựu Giáo Sư Kinh Tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
(Một góc nhìn)
LỜI MỞ ĐẦU
Kính thưa quý vị đồng hương thân mến,
Như quý vị đồng hương mới nghe trên đài truyền hình và đọc trên báo chí Ngân Hàng Silicon Valley (SVB) vừa bị phá sản tuần trước, hình như thứ sáu ngày 10 tháng 3/2023 ở San José, tiểu bang Calfornia, thì mấy ngày sau đó, Ngân Hàng Signature ở Nữu Ưóc cũng khai phá sản.
Trong bài này,. người viết chỉ bàn về Ngân Hàng Silicon Valley tại sao vỡ nợ. Ngân Hàng SVB đứng hàng thứ 18 và nằm trong vùng Silicon Valley rất quan trọng vì rất nhiều công ty điện tử hoạt động ở đây.
Người viết có một chút kinh nghiệm về lãnh vực ngân hàng thương mại. Tháng 5/1965 người viết mới du học ở Mỹ về, và hai tháng sau xin vào làm tại Ngân Hàng Quốc Gia ở số 17 bến Chương Dương Sàigòn và lúc đó ông Nguyễn Xuân Oánh là Thống Đốc. Sau ba tháng tập sự, người viết với tư cách là một chuyên viên được ông Nguyễn Thanh Hùng thân phụ nhạc sĩ Nguyễn Thanh Trang, là Giám Đốc Thanh Tra Ngân Hàng, nhận làm việc duới quyền ông. Sau này, các Nha đều được nâng lên là Tổng Nha. Ông Nguyễn Thanh Hùng trở thành Tổng Thanh Tra Ngân Hàng. Ông Nguyễn Thanh Hùng đã dịnh cư ở Quận Cam tiểu bang California và mất tại đây.
Vai trò và nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại.
I/ Vai trò
Ngân hàng thương mại tư nhân là một định chế tài chánh “mượn đầu heo nấu cháo” nghĩa là dùng tiền của công chúng, tiền ký thác (deposit) để kinh doanh (cho vay và đầu tư) kiếm lời.
Vốn sơ khởi để thiết lập ngân hàng thường không lớn. Theo thiển ý người viết, như ở Hoa Kỳ, một ngân hàng nhỏ cần khoảng 30 triệu đổ lại để xây cất hoặc thuê mướn cơ sở chính (main office) và một số chi nhánh, và trang bị máy móc, dụng cụ văn phòng v..v..
II/ Nghiệp vụ.
Ngân hàng thương mại tư nhân giao thương với quần chúng qua các nghiệp vụ chính yếu như:
– Phát hành các loại chương mục (accounts) như chương mục chi phiếu vãng lai (current checking account) chương mục tiết kiệm (saving accounts).. v..v..
– Nhận tiền ký thác (deposits) của quần chúng càng nhiều càng tốt. Đây là nghiệp vụ ngân hàng chính yếu và quan trọng.
– Cho quần chúng và các xí nghiệp sản xuất vay để kiếm lời. Nhận tiền ký thác và cho vay hay đầu tư là hai nghiệp vụ ngân hàng then chốt quyết định một ngân hàng thành công hay thất bại. Một ngân hàng có số ký thác lớn mới có thể cho vay nhiều và đầu tư để kiếm lời.
Số tiền ký thác nhận được hàng ngày từ quần chúng, thí dụ 10 triệu đô la, sau khi phải nộp 20% cho Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang như là dự trữ bắt buộc (required reserve) ngân hàng thương mại có quyền cho vay 80% số ký thác còn lại. Tuy nhiên, không ngân hàng thương mại nào liều lĩnh và thiếu khôn ngoan cho vay hay đầu tư vào công khố phiếu ngắn hay dài hạn tất cả 80%, mà phải duy trì một dòng thanh khoản (cash-flow=tiền mặt) hàng ngày khoảng 20% để trả cho quần chúng khi họ rút tiền mặt hay ký chi phiếu trả. Tỷ lệ dòng thanh khoản này cao thấp tùy mỗi ngân hàng dựa vào dữ liệu thống kê bình quân rút tiền hàng ngày trong một thời gian.
III/ Chính sách cho vay và đầu tư.
Nhìn chung, các ngân hang thương mại áp dụng hai chính sách cho vay và đầu tư.
– Chính sách bảo thủ (conservative policy)
Một số ngân hàng áp dụng chính sách bảo thủ, nghĩa là khi cho vay hay đầu tư vào một công ty kinh doanh họ xem xét đơn xin vay kèm theo bản dự án đầu tư chi tiết rất cẩn thận, tìm hiểu lịch sử và hoạt động của công ty trong quá khứ, mới thiết lập hay đã hoạt động lâu năm, tình trạng tài chánh ra sao qua hai mục tiêu sản và tích sản trong bảng cân bằng (balance sheet) và tờ khai lời lỗ (income statement) hai mục mỗi năm, và đặc biệt chú tâm tới bảo đảm hoàn trái (collateral).
– Chính sách cấp tiến. (progressive policy)
Một số ngân hàng ham lời khi cho vay hay đầu tư vào một dự án không cần biết có khả thi hay không, xét đơn xin cẩu thả, không quan tâm nhiều đến lịch sử thành lập và hoạt động của công ty trong quá khứ và cũng không quan tâm nhiều đến bảo đảm khả năng hoàn trái (collateral). Nhiều khi vì cả nễ bạn bè hay họ hàng mà cho vay v..v..Ngoài ra, nhiều ngân hàng thiếu khôn ngoan khi chỉ cho vay hay đầu tư trong một lãnh vực nhất định mà không phân tán tiền cho vay hay đầu tư vào nhiều ngành khác nhau, tức “bỏ tất cả trứng trong một giỏ”.
Sự khác biệt giữa Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ và Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam
I/ Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam .
Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam là một ngân hàng trung ương (central bank) và là quốc doanh (government owned) hoạt động như một cơ quan tự trị (autonomous agency) với số vốn sơ khởi của chính phủ và không hoạt động vì tư lợi (non-profit). Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa bổ nhiệm Thống Đốc và có quyền bãi nhiệm khi thấy cần thiết, tuy nhiên Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam tương đối độc lập với chính phủ về chính sách tiền tệ và hối đoái phù hợp với tình trạng kinh tế trong mỗi giai đoạn.
Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam cũng có trách nhiệm bảo toàn và quản trị tài sản quốc gia như vàng và ngoại tệ do đó có Tổng Nha Hối Đoái, trước đây đứng độc lập.
Như đã nói ở trên, người viết đã từng phục vụ hơn một năm tại Nha Thanh Tra Ngân Hàng với một nhóm chuyên viên chừng 5 người, mỗi năm phải đi thanh tra từ 3 tới 4 ngân hàng. Nhóm chuyên viên thanh tra làm việc tại ngân hàng đó chừng hai tuần và yêu cầu ngân hàng cung cấp các tài liệu đặc biệt liên quan đến các hồ sơ cho vay và đầu tư có đúng pháp luật không, bảo đảm vay (collateral) có an toàn không. Sau đó làm một tờ trình khoảng 15 trang với những khuyến cáo và đề nghị nếu có tùy trường hợp, nộp lên cho ông Giám Đốc Thanh Tra duyệt xét rồi gửi cho ngân hàng liên hệ.
Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam mô phỏng tổ chức giống hệt như Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, ngoại trừ là một ngân hàng quốc doanh với 4 nhiệm vụ:
· Ấn định dự trữ bắt buộc (requires reserve)
· Qui định lãi suất chiết khấu (discount rate)
· Điều hành hoạt động thị trường mở (open market operation)
· Phát hành tiền tệ (money printing) quốc gia.
Một trường hợp bê bối ngân hàng đặc biệt xảy ra ở Việt Nam khoảng năm 1973 là vụ “Tín Nghĩa Ngân Hàng” do ông Nguyễn Tấn Đời làm chủ và là Tổng Giám Đốc mà các cụ cao niên Việt Nam có lẽ còn nhớ, đã bị Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chiếu cố và bắt bỏ tù ông Nguyễn Tấn Đời cho đến ngày mất nước mới được thả sau đó..
Người viết nghe phong thanh ông Nguyễn Tấn Đời xuất thân là một đốc công (foreman) thợ hồ, sau đó ông thiết lập công ty làm gạch xây cất rất thành công và trở nên giàu có.
Tín Nghĩa Ngân Hàng mới và nhỏ do bà Đốc làm Tổng Giám Đốc khi người viết đã là một thành viên trong Ban Thanh Tra đến thanh tra vào giữa năm 1966. Trong thời gian đó, Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 7 ngân hàng thương mại hoạt động, như Việt Nam Thương Tín lớn nhất, là một ngân hàng thương mại công, vốn do chính phủ cấp, nhưng hoạt động như một cơ quan tự trị, đặc biệt chuyên lo các nghiệp vụ ngân hàng với các cơ quan chính quyền. Ngoài ra còn có Ngân Hàng Sàigòn, Ngân Hàng Đông Phương do tiến sĩ Trần Quý Thân làm Tổng Giám Đốc, Ngân Hàng Quân Đội và Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp hậu thân của Nông Tín Cuộc (Agricultural Credit Union) thuộc Bộ Canh Nông và một số chi nhánh của các ngân hàng quốc tế như Ngân Hàng Quốc Gia Paris (BNP) Ngân Hàng Mỹ Quốc (Bank of America) Ngân Hàng Pháp Á (France Asie), Ngân Hàng Mã Nhật Tân (Mahattan Bank) v..v..
Người viết không rõ lý do nào mà bà Đốc, Tổng Giám Đốc bán Tín Nghĩa Ngân Hàng cho ông Nguyễn Tấn Đời, một người ít học và không có kinh nghiệm về ngành ngân hàng. Theo người viết biết, ông Nguyễn Tấn Đời đã nhờ ông Nguyễn Anh Tuấn, tốt nghiệp trường Haute Etude de Commerce (HEC) tại Paris làm cố vấn. Ông Tuấn đã từng giữ chức Giám Đốc Viện Hối Đoái thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Tiền lời ký thác bình quân của toàn hệ thống ngân hàng lúc đó khoảng 8% nhưng Tín Nghĩa Ngân Hàng phá cách trả 12%, có khi lên tới 15% khiến dân chúng rút tiền từ các ngân hàng khác và ký thác vào Tín Nghĩa Ngân Hàng làm các ngân hàng khác gần như vỡ nợ, có thể đưa đến việc sụp đổ cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Số tiền ký thác tại Tín Nghĩa Ngân Hàng hồi đó còn lớn hơn số tiền ký thác tại Việt Nam Thương Tín. Ông Nguyễn Tấn Đời dùng số tiền ký thác lớn này mua nhiều công ty và nhà thương, gọi là “Thần Y, Thần Tài”, tức là các nhà thương và các công ty đủ loại. Do sự cố vấn và đề nghị của Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, ông Nguyễn Tấn Đời bị đưa ra tòa và bị kết tội phá hoại hệ thống ngân hàng thương mại và bị bỏ tù tại khám Chí Hòa và hẵn nhiên tất cả tài sản của ông bị chính phủ tịch thâu để bồi thường cho những người ký thác.
II/ Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (The Federal Reserve Bank – FED)
· Lịch sử thành lập
Tại Hoa Kỳ, trước năm 1913 các ngân hàng thương mại tư nhân không bị chế định (regulated), kiểm soát (controlled) và tập trung hóa (centralized) bởi chính phủ. Do đó xảy ra nhiều rối loạn vì có quá nhiều loại tiền ngân hàng (bank notes) dùng như tiền và việc quản trị tiền ngân hàng thiếu hiệu năng ảnh hưởng tới số cung tiền tệ (money supply). Lúc thì có quá nhiều tiền gây áp lực lạm phát, khi thì thiếu tiền lưu hành cản trở tăng trưởng kinh tế, sản xuất tài hóa và dịch vụ.
Như vậy trước năm 1913, Hoa Kỳ không có ngân hàng trung ương sở hữu bởi chính phủ, và chỉ khi Ngân Hàng Dự Trự Liên Bang Tư Nhân (The Federal Reserve Bank – the FED) được thiết lập mới đóng một vai trò Ngân Hàng Trung Ương và đồng đô la tiền giấy mới xuất hiện. Danh xưng “Trung Ương” không có nghĩa là do chính phủ sở hữu như Ngân Hàng Anh Quốc (Bank of England) hay Ngân Hàng Nhật Bản (Bank of Japan). Năm 1913 Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Act) được Quốc Hội thông qua và ký phê chuẩn bởi Tổng Thống Woodrow Wilson, phát xuất từ cuộc khủng hoảng năm 1907 vì bệnh dịch. Thất bại đáng báo động của các ngân hàng thương mại tư nhân, cả nước ngán ngẩm và bất mãn với tình trạng hỗn loạn và bất ổn của hệ thống ngân hàng tư nhân. Sau 6 năm bàn cãi và thảo luận sôi nổi bởi lưỡng đảng, Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (The Federal Reserve System) được thành lập, mặc dầu bị các chủ ngân hàng thương mại tư nhân chống đối kịch liệt.
· Tổ chức
Cả nước Mỹ chia ra 12 Quận Dự Trữ Liên Bang (12 Federal Reserve Districts) mỗi quận có một ngân hàng dự trữ liên bang và tổng hành dinh đặt tại New York, San Francisco, Philadelphia, Boston, Cleveland, Chicago, St Louis, Kansas City, Atlanta, Richmond, Dallas và Mineapolis. Tổng Hành Dinh New York là quan trọng nhất.
Theo ông Nickliffe B. Vennard Sr, tác giả cuốn sách “Sự Xảo Trá của Dự Trữ Liên Bang” (The Federal Reserve Hoax) vốn đầu tư ban đầu của cả Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang lúc đầu vào năm 1913 là 147 triệu đô la và theo thời giá hiện nay là 304 triệu đô la, và tổng tích sản (assets) của hệ thống là 54 tỷ đô la từ tiền lời trong các hoạt động thị trường mở (open market operation) tức là mua bán công khố phiếu và 7% tiền lời chi phí in tiền (printing cost). Tác giả cũng đề nghị Quốc Hội thực hiện quyền lực pháp lý mua lại hệ thống Dự Trữ Liên Bang với trị giá 304 triệu đô la hiện nay, như vậy thu được 54 tỷ đô la tài sản của hệ thống để trả nợ công. Do đó chuyển đổi “hai chữ” (two words) “Federal Reserve” note thành “ United States ” note trên hệ thống tiền giấy Hoa Kỳ.
Như vậy, vốn tiền khởi 304 triệu đô la do các ngân hàng thương mại hội viên tư nhân trong Toàn Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang, là một công ty gồm 12 Quận Dự Trữ Liên Bang đóng góp, và như thế theo chính danh, mỗi ngân hàng dự trữ liên bang là một công ty sở hữu bởi các ngân hàng hội viên tư nhân. Nói rõ hơn, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang là một công ty kinh doanh tư nhân.
Tất cả các Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang này được phối hợp bởi một Ban Thống Đốc (Board Governors) gồm 7 thành viên của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang đặt tại Hoa Thịnh Đốn, thường gọi là “Ban Dự Trữ Liên Bang” (Federal Reserve Board).
Mặc dầu Tổng Thống bổ nhiệm các Thống Đốc Dự Trữ Liên Bang cho nhiệm kỳ 14 năm và bổ nhiệm Chủ Tịch (Chairman) Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang cho nhiệm kỳ 7 năm với sự chấp thuận của Thượng Viện, Ban Thống Đốc (Board Governors) chịu trách nhiệm trước Quốc Hội, chứ không phải Tổng Thống.
Vị Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang không bao giờ bị bãi chức bởi Tổng Thống, ngoại trừ hết nhiệm kỳ hay tự ý từ chức và được hưởng lương trọn đời dù chỉ làm Chủ Tịch một ngày.
Vì là một công ty tư nhân, chính quyền gồm Quốc Hội và Tổng Thống không có quyền kiểm soát ngân sách và các nghiệp vụ ngân hàng của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang, và cũng không có quyền đòi hỏi phải ra điều trần trước Quốc Hội hay Tổng Thống. Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang thường là Cố Vấn của Tổng Thống trong lãnh vực chính sách tiền tệ.
Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang được miễn trả thuế lợi tức và không bị hậu kiểm (audit). Không một cá nhân nào dám bới móc và đòi kiểm soát hệ thống ngay cả các viên chức công quyền như Dân Biểu Hạ Viện mà yên thân. Đó là trường hợp Dân Biểu Mc Fadden đã chỉ trích và đòi Quốc Hội phải có quyền kiểm soát và điều hướng Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang bị chết đột tử vì bệnh tim sau một mũi chích thuốc bệnh cúm ngày 3 tháng 10 năm 1936. Cũng cần nhắc lại những cổ đông lớn nhất của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ là dòng họ Rothschilds, gốc Do Thái ở Luân Đôn nắm giữ hơn 57% số chứng khoán không tiếp cận với thị trường công cộng.
· Trách nhiệm.
Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang có 3 trách nhiệm:
a/ Quy định mức Dự Trữ Bắt Buộc (Reserve Required), hiện nay là 20% tổng số ký thác.
b/ Quy định Lãi Suất Chiết Khấu (Discount Rate) khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền.
c/ Điều hành “Hoạt Động Thị Trường Mở” (Open-market Operation) tức là mua bán các trái phiếu (bonds) như công khố phiếu (treasury bonds) nhằm kiểm soát và điều phối số cung tiền tệ đang lưu hành trong thị trường.
· Quyền hành in tiền quốc gia.
Theo lệnh của Tổng Thống qua Bộ Ngân Khố yêu cầu Hạ Viện chuẩn chi thêm một số lượng tiền cho ngân sách quốc gia, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang cho in thêm và tính tiền công 7% chi phí in cho số tiền đó. Theo Jason Chaffetz, tác gỉả cuốn sách “The Deep State” tiền xuất phát từ “không khí” (thin air). Đúng vậy, đồng đô la hiện nay không có quý kim nào như vàng bảo đảm (backing). Tiêu chuẩn Kim Bảng Vị (Gold Standard) đã bị bãi bỏ vào năm 1934.
III/ Công Ty Bảo Hiểm Ký Thác Liên Bang. (Federal Deposit Insurance Company)
Sau cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế 1929 – 1933 tại Hoa Kỳ, để bảo vệ những người dân có số tiền ký thác trước đây dưới 100 ngàn và hiện nay là 250 ngàn đô la được bồi thường từ một Công Ty Bảo Hiểm Ký Thác Liên Bang Tư Nhân (Federal Deposit Insurance Company – FDIC) được thiết lập năm 1935, nếu ngân hàng vỡ nợ có mua bảo hiểm ký thác.
Các ngân hàng thương mại không bị bắt buộc bởi luật pháp phải mua bảo hiểm ký thác của công ty này, nhưng đại đa số các ngân hàng lớn đều mua, phần nhiều các ngân hàng nhỏ địa phương không mua bảo hiểm ký thác.
Mạn đàm sự vỡ nợ của “Silicon Valley Bank”
Cũng như tất cả các ngân hàng thương mại tư nhân khác, Silicon Valley Bank (SVB) cũng chỉ là một định chế tài chánh “mượn đầu heo nấu cháo” để kiếm lời. Sự thành công hay thất bại có nhiều nguyên do nội tại và ngoại vi.
· Nguyên do Nội Tại
a/ Khả năng quản trị kém, thiếu chuyên nghiệp. Theo báo chí cho biết, Ngân Hàng Silicon Valley bị thua lỗ 1.7 tỷ đô la trong hai năm qua nhưng không chịu hay không biết chấn chỉnh cấp thời.
b/ Ngân Hàng Silicon Valley đã đầu tư vào công khố phiếu dài hạn một số tiền rất lớn, đã phạm một lỗi lầm “bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ”.
c/ Không dự trù giữ một thanh khoản tiền mặt (cash-flow) đủ lớn để đề phòng việc rút tiền bất thường của khách hàng.
d/ Vì bị lỗ 1.7 tỷ đô la trong hai năm qua khiến các cổ đông bất an, đem bán cổ phần ra quá nhiều làm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán gây mất tin tưởng của giới ký thác nên họ đổ xô nhau rút tiền ra.
e/ Chính các thành viên trong hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành, phần lớn là các sở hữu chủ của công ty, đã bán nhiều triệu đô la cổ phần trước đó mấy tháng, khiến dân chúng càng mất tin tưởng vào ngân hàng dẫn đến sự khủng hoảng (panic) lòng tin của quần chúng vào ngân hàng.
f/ Cũng có thể Ngân Hàng Silicon Valley quá tham lam (greedy) muốn có doanh lợi cao, nên cho vay hay đầu tư thiếu thận trọng trong việc thẩm định khả thi của các dự án đầu tư và cho vay.
· Nguyên do Ngoại Vi.
a/Nguyên do ngoại vi chính là dịch Corona-Virus. Dịch Corona-Virus bất thình lình xảy ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc khoảng cuối năm 2019 gây ra nạn thất nghiệp bán phần hay toàn phần tại các xí nghiệp sản xuất, làm các xí nghiệp này thua lỗ hay phá sản do các chính sách cách ly và đeo khẩu trang do chính phủ ban hành. Trường hợp này xảy ra tại các xí nghiệp nội địa độc lập hay các xí nghiệp hùn hiệp ở ngoại quốc, nhất là ở Trung Quốc.
Các công ty điện tử lớn và kỹ thuật cao ở Silicon Valley đều làm ăn với Trung Quốc và các công ty này phần lớn là khách hàng của Ngân Hàng Silicon Valley ở San José. Vì tình trạng thua lỗ và khánh kiệt của các xí nghiệp sản xuất, các nhà đầu tư giảm vay tiền tại Ngân Hàng Silicon Valley và mất khả năng trả tiền lời hàng năm và trả nợ đáo hạn.
b/ Vì chính quyền Joe Biden tạo ra nạn lạm phát cao và dài hạn do chính sách năng lượng xăng dầu ngu xuẩn làm tăng giá phí chuyên chở gây hậu quả dây chuyền đối với mọi tài hóa kinh tế, nhất là thực phẩm, đưa đến sự phẫn nộ và bất mãn của đại đa số quần chúng Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng chính trị tai hại cho đảng Dân Chủ, nên Joe Biden phải nhất quyết phải giảm mức lạm phát càng sớm càng tốt bằng cách yêu cầu Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang áp dụng chính sách tiền tệ khắc nghiệt (tight monetary policy) qua việc tăng lãi suất chiết khấu (discount rate). Chính sách này làm nãn lòng và gây khó khăn cho giới đầu tư vì phải trả lãi suất vay tiền đầu tư cao hơn từ các ngân hàng thương mại. Đây chính là hành động “đổ thêm dầu vào lửa”.
LỜI CUỐI.
Kính thưa quý vị đồng hương thân mến,.
Lời cuối sau đây là quan điểm cũa người viết về tình trạng Ngân Hàng Silicon Valley bị sụp đổ nói riêng và hiện trạng kinh tế đen tối Hoa Kỳ nói chung.
Trước hết, Silicon Valley Bank chỉ là một nạn nhân của dịch Corona-Virus và chính sách tiền tệ khắc nghiệt (tight monetary policy) sai lầm qua việc tăng lãi suất chiết khấu của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang để giảm lạm phát, thay vì áp dụng chính sách tiền tệ bành trướng (expansionary monetary policy) để kiềm chế nạn suy thoái kinh tế với thất nghiệp bắt buộc trầm trọng như đang diễn ra trong thực tế, làm Tổng Sản Lượng Nội Địa Xổi (Gross Domestic Product – GDP) suy giảm nghiêm trọng với nhiều tài hóa kinh tế thiếu hụt trong thị trường tiêu thụ, mà còn phải đạt được toàn dụng nhân công cao và bền vững, nghĩa là tăng trưởng kinh tế cao và bền vững (tức là GDP).
Chính quyền Joe Biden nhìn sai nguyên nhân của lạm phát hiện nay, vì cho là số Cầu Tổng Thể (Aggregate Demand) của giới tiêu thụ tạo ra, nhưng chính thực số Cung Tổng Thể (Aggregate Supply) của giới sản xuất tạo ra, hậu quả của chính sách năng lượng xăng dầu ngu xuẩn do Joe Biden áp dụng, khiến giá chi phí chuyên chở tăng vọt và gây ảnh hưởng dây chuyền.
Trên bình diện tổng thể của hiện trạng nền kinh tế Hoa Kỳ, những biện pháp và chính sách tiền tệ và tài chánh sau đây cần được áp dụng :
· Người viết hoàn toàn đồng ý với lời đề nghị của ông Wickliffe B. Vennard Sr, tác giả cuốn sách “Sự Lừa Bịp của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang” (The Federal Reserve Hoax). Tác giả đề nghị yêu cầu Quốc Hội sử dụng pháp lý mua lại Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang có Cổ Phần Tư Bản (Capital Stock) trị giá 304 triệu đô la hiện nay và hủy bỏ Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Act, 1913). Như vậy sẽ thụ đắc được Tổng Tích Sản (Assets) 54 tỷ đô la hiện nay của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang để giúp trả nợ công hiện nay đã lên tới 30 ngàn tỷ đô la. Và thay đổi hai chữ “Federal Reserve” notes thành “ United State ” notes.
· Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang phải được đặt dưới quyền kiểm soát, chế định, điều hướng và hậu kiểm các hoạt động tiền tệ bởi Quốc Hội, mặc dầu vẫn giữ tư cách một cơ quan tự trị trong nghiệp vụ. Quốc Hội cũng có quyền yêu cầu Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang ra điều trần khi cần. Chính phủ cũng tiết kiệm được tiền lời 7% chi phí in tiền và doanh lợi qua các hoạt động thị trường mở nhiều tỷ đô la.
· Giảm chi tiêu mơ hồ và phí sản xuất trong chương trình năng lượng xanh (Green New Deal). Sự hâm nóng toàn cầu (Global Warming) tất nhiên rất quan trọng và nguy hiểm trong tương lai, nhưng bao lâu chương trình năng lượng xanh chưa có thể thay thế ngay năng lượng xăng dầu, thì tự túc vẫn là yếu tố chiến lược cho sự vận hành nền kinh tế hiện nay và nhất là trên bình diện quân sự.
Thực là ngây thơ và nực cười trong khi Trung Quốc thải 35% khí độc toàn cầu chỉ đóng góp 15% tổng chi phí và Ấn Độ thải 25% và đóng góp khoảng 10% trong khi Hoa Kỳ thải khoảng 10% khí độc lại phải đóng góp 25% tổng chi phí trong Hiệp Định Năng Lượng Xanh ở Paris. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có bầu không khí trong sạch và an toàn nhất trong các quốc gia kỹ nghệ. Chưa có một thành phố nào ở Hoa Kỳ mịt mù khí thải CO2 như Bắc Kinh, cả tuần không nhìn thấy mặt trời.
· Sự lệ thuộc vào nhập cảng nhiên liệu xăng dầu vào ngoại quốc rất nguy hiểm dễ bị bắt chẹt về số lượng, giá cả và sự dọa nạt (black mail) chính trị và kinh tế. Thực tế đã chứng minh điều này giữa khối Âu Châu và Nga trong vấn đề xăng dầu và khí đốt hiện nay.
Trên bình diện an ninh quốc gia, sự thiếu hụt nhiên liệu xăng dầu, phải xử dụng khoảng 40% kho dự trữ an toàn như hiện nay thật là nguy hiểm nếu có chiến tranh xảy ra bất ngờ.
Sự lạnh nhạt hiện nay giữa Joe Biden và Saudi Arabia và sự hòa hoãn xích lại gần nhau giữa Iran và Saudi Arabia, hai cường quốc dầu hỏa, qua bàn tay lông lá của Trung Quốc đặt Hoa Kỳ trước một thách thức nguy hiểm, và kẻ thủ lợi chính là Trung Quốc trong vấn đề nhập cảng nhiên liệu dầu hỏa từ hai quốc gia này.
· Sự sụp đổ của Ngân Hàng Silicon Valley ở California và Ngân Hàng Signature ở New York, hai ngân hàng lớn trong số 20 ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ và khoảng 11 ngân hàng nhỏ địa phương cũng đang gặp khó khăn cuối cùng có thể đưa đến sự sụp đổ cả hệ thống ngân hàng thương mại Hoa Kỳ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế như năm 1929-1933 không? Theo người viết, vấn nạn này khó có thể xảy ra. Có hai lý do.
a/ Công ty Bảo Hiểm Ký Thác Liên Bang (Federal Deposit Insurance Company-FDIC) là một cái thắng (brake) giúp kềm hảm nạn đại khủng hoảng kinh tế. FDIC là một công ty tư nhân, một cánh tay hỗ trợ Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, bảo đảm trả 250 ngàn đô la cho mỗi người ký thác, nếu ngân hàng nào đó vỡ nợ nhưng có mua bảo hiểm ký thác từ FDIC. Nhờ đó, đại đa số người ký thác vẫn còn tiền để chi tiêu cầm hơi chờ thời.
b/ Chiến tranh Ukraine-Nga là một cái thắng thứ hai. Kỹ nghệ chiến tranh tại Hoa Kỳ đã thâu dụng nhiều công nhân đang thất nghiệp, có đến 5 triệu người liên quan tới việc sản xuất khí giới, quân trang, quân dụng để viện trợ cho Ukraine. Hơn nữa vũ khí của Hoa Kỳ tân tiến có độ chính xác rất cao nên toàn thế giới đều muốn mua như hệ thống hỏa tiển bắn hàng loạt IMARS. Những người này cũng còn có lợi tức để chi tiêu sinh sống.
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đưa đến 20% lực lượng lao động khoảng 150 triệu người bị thất nghiệp bắt buộc, tức khoảng 30 triệu (20% X khoảng 150 triệu). Lúc đó công ty bảo hiểm ký thác liên bang chưa được thiết lập, nó xuất hiện sau cuộc khủng hoảng. Vào thời gian đó, đại đa số dân chúng không có lợi tức để chi tiêu, trong khi đó tài hóa kinh tế và dịch vụ ứ đọng ê hề, rẻ mạt nhưng cũng không có người mua sắm vì bị thất nghiệp.
· Nền tảng sản xuất kỹ nghệ tại Hoa Kỳ đã bắt đầu phá sản từ thời chính quyền Bill Clintonvà kéo dài 24 năm qua ba đời tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama cho mãi đến đời tổng thống Donald Trump mới được cải thiện đôi phần. Trong ba đời tổng thống nói trên, phong trào Toàn Cầu Hóa Kinh Tế bắt đầu phát triển, Trung Quốc được gia nhập Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (World Trade Center-WTC) và mở cửa giao thương với thế giới năm 1976 để cứu nguy, do ông Đặng Tiểu Bình chủ trương với câu nói để đời “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miển là mèo nào bắt được chuột”.
Trung Quốc có thị trường tiêu thụ khổng lồ với 1.4 tỷ người, nhân công lại rẻ mạt, hai ưu điểm tối quan trọng cho việc đầu tư kiếm lời lớn của các công ty quốc tế. Hoa Kỳ dẫn đầu trong phong trào các công ty sản xuất bỏ nước ra đi để kinh doanh ở Trung Quốc. Có nhiều ngàn công ty lớn khắp thế giới đổ xô đầu tư vào Trung Quốc với số tiền cực lớn và kỹ thuật cao. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tư đứng đầu vào Trung Quốc với cả ngàn công ty lớn nhỏ, như GE, Ford, GM, các công ty HighTech, Apple v..v..
· Thưa quý vị đồng hương, theo quan điểm người viết, trước tình trạng đen tối Hoa Kỳ hiện nay vừa có lạm phát cao và suy thoái kinh tế trông thấy, thang thuốc chữa bệnh toàn diện và gấp rút là phải hoán chuyển phương trình lạm phát “Nhiều tiền – Ít tài hóa” thành phương trình tăng trưởng kinh tế “Ít tiền – Nhiều tài hóa” bằng các chính sách tài chánh như:
a/ Hạ thuế suất doanh lợi xuống 21% như thời của Tổng Thống Trump.
b/ Bỏ thuế đánh trên tiền lời (capital gain) khi bán máy móc và dụng cụ phế thải một năm nhằm trợ giúp và ưu đãi các nhà đầu tư.
c/ Miển thuế lợi tức doanh lợi nếu đem tái đầu tư.
d/ Áp dụng thuế suất quan thuế cao trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc để giảm nhập siêu khoảng 500 tỷ đô la mỗi năm, chặn dòng đô la chảy ra ngoại quốc quá nhiều khiến đô la mất giá. Ngoài ra còn giúp các xí nghiệp sản xuất nội địa cạnh tranh nổi về giá cả với hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc.
e/Tìm mọi biện pháp tài chánh ngắn hạn hổ trợ và ưu đãi có thể để chận đứng việc các xí nghiệp bỏ nước ra đi và khuyến khích một số xí nghiệp trở về nước làm cho Hoa Kỳ hùng cường và vĩ đại trở lại, như đơn giản hóa luật lệ kinh doanh phức tạp và thiếu hiệu năng nhằm khuyến khích gia tăng đầu tư.
Nói tóm lại, phải vổ béo Con Gà (giới sản xuất) Đẻ Trứng Vàng (công ăn việc làm). Nói khác đi, mục tiêu chính yếu bây giờ là “Tăng Trưởng Kinh Tế” (Economic Growth-GDP) cao và bền vững lâu dài, giúp tăng thâu hoạch thuế má (Tax Revenue) cao trong thời gian dài tạo ra Thặng Dư Ngân Sách (Budget Surplus) và mọi vấn nạn kinh tế như lạm phát, suy thoái kinh tế, thất nghiệp, nợ công và trần nợ cũng sẽ được giải quyết nhờ tăng trưởng kinh tế (Economic Growth-GDP) cao và bền vững lâu.
Kính chào
Garden Grove ngày 18/4/2023
Nguồn tài liệu:
· The Federal Reserve Hoax – The Age of Deception
Wickliffe B. Vennard Sr
· Economics – Principles, Problems and Policies
Cambell R. Mc Connell & Stanley L. Brue