
Mạn đàm về Chính Sách Kinh Tế Bidenomics
Đỗ Ngọc Hiển
Cựu Giáo Sư Kinh Tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
(Một góc nhìn)
LỜI MỞ ĐẦU.
Kính thưa quý vị đồng hương thân mến,
Thứ tư ngày 28 tháng 6/2023 người viết theo dõi bản tin lúc 8 giờ tối trên đài Việt Face 57.2 do hai thông tín viên Anh Dũng và Thanh Thảo cho biết Joe Biden vừa mới đưa ra chính sách kinh tế vĩ mô “Bidenomics” để giải quyết vấn nạn kinh tế Hoa Kỳ “Lạm Phát và Suy Thoái” (Staflation) hiện nay.
Người viết đã phản biện chính sách kinh tế sai lầm của Joe Biden trong nhiều bài trước đây và một phu nhân của người bạn đồng nghiệp ở trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt nghe tin người viết dự tính viết một bài mạn đàm về chính sách kinh tế vĩ mô mới “Bidenomics” của Joe Biden. Chị bạn khuyên người viết ba bài viết đã quá đủ rồi, đừng phí thời gian và giấy mực nữa, vì Joe Biden đã mất trí rồi.
Nhưng thực tình người viết muốn lột mặt nạ “đạo văn” của Joe Biden một lần nữa, một tổng thống bất tài và gian manh. Theo thông tín viên Thanh Thảo trích lại lời nói của Joe Biden, chính sách kinh tế “Bidenomics” có tầm vóc lớn về “Phát triển Hạ Tầng Cơ Sở”, không nhỏ bé và vụn vặt như dự án 1,2 ngàn tỷ đô la trước đây, nhằm tạo ra công ăn việc làm gia tăng sản xuất để giảm lạm phát và tránh suy thoái.
Những khái niệm tổng quát
1/ Định nghĩa Kinh Tế Học. (Economics)
Kinh Tế Học đạt trên nền tảng “Luật Khan Hiếm” (Law of scarcity) Nhu Cầu Vật Chất (Material wants) của xã hội thì vô hạn, trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên (Natural resources) thì hữu hạn. Một định nghĩa phổ quát được đại đa số kinh tế gia chấp nhận “Kinh tế học là một khoa học xã hội nhằm nhằm nghiên cứu xử dụng nguồn tài nguyên hữu hạn để thỏa mãn những nhu cầu vật chất vô hạn của con người”
2/ Bản chất khoa kinh tế học.
Kinh tế học là một “khoa học xã hội” nên liên quan tới chính trị học, tâm lý và thái độ của giới tiêu thụ, dân tộc học, khoa học, toán học .v..v.. ngay cả chiến tranh thiên tai như động đất lụt lội và cháy rừng đều gây ra ảnh hưởng tới tình trạng kinh tế
3/ Phân loại kinh tế học.
· Kinh tế vi mô (Microeconomics) nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cá nhân hay một công ty như sản xuất, tính toán lời lổ, tiếp thị .v..v..
· Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) Nghiên cứu tổng thể về lợi tức, tiêu thụ, tiết kiệm, giá cả và toàn dụng nhân công, thất nghiệp .v..v..của toàn thể xã hội.
4/ Mục tiêu tối hậu của một nền kinh tế là “tăng trưởng kinh tế” (Economic Growth) tức gia tăng Tổng Sản Lượng Nội Địa (Gross Domestic Products) ngày càng cao và lâu dài và “Ổn Định Giá Cả” (Price Stability)
5/ Chính sách kinh tế gồm chính sách Tài Chánh và Tiền Tệ (Fiscal and Monetary Policy). Các chính sách kinh tế đòi hỏi một thời gian ít nhất một năm mới biết tác dụng cuối cùng đến một vấn nạn kinh tế, và chỉ có giá trị tương đối, nghĩa là đạt được mục tiêu của tuyệt đại đa số, một thiểu số đối tượng có thể bị thiệt thòi và chính phủ phải tìm một biện pháp nào đó để đền bù.
6/ Lý luận trong kinh tế học.
Sự giải thích và kết luận về một sự kiện kinh tế chỉ có giá trị khi được chứng minh bằng các Dữ Kiện Thống kKê (Statistic Data) chính xác và trung thực.
Ngược dòng lịch sử các Trường Phái Kinh Tế Học
School of Economics)
I/ Trường phái kinh tế cổ điển (The classical school of Economics)
Ở đây người viết chỉ đề cập tới các trường phái kinh tế trong nền kinh tế tư bản cạnh tranh tự do tại Hoa Kỳ.
Vào giữa và cuối thế kỷ XVIII có rất nhiều luồng tư tưởng kinh tế đề cập tới mọi hoạt động kinh tế trong xã hội. Có nhiều Kinh Tế Gia (Economists) Triết Gia Kinh Tế (Economic philosophers) và Tư Tưởng Gia Kinh Tế (Economic Thinkers) xuất hiện, phần lớn từ Âu Châu, đặc biệt từ Anh, Đức và Pháp vì ba quốc gia này thời đó có nền kinh tế khá phát triển. Ở Pháp có kinh tế gia khá nỗi tiếng Jean Baptiste Say với chủ thuyết kinh tế “Số Cung tạo ra Số Cầu” (Supply creates Demand). Ở Anh Quốc có Stuart Mills, George Marshall, David Ricardo với bài khảo luận về Nguyên Lý Tiền Tệ và Thuế Vụ (Theory of Money and Taxation). David Ricardo cũng là người sáng lập ra trường phái Kinh Tế Cổ Điển (The founder of the classical school of Economics). Ngoài ra còn có Thomas Robert Malthus với khảo luận nỗi tiếng về dân số. Theo Malthus thực phẩm tăng theo cấp số cộng, dân số tăng theo cấp số nhân do đó nhân loại sẽ có nạn Nhân Mãn (Over population).
Sau hết, kinh tế gia đại diện cho trường phái kinh tế cổ điển nổi tiếng nhất thời đó là Adam Smith (1723-1790) người Tô Cách Lan (Scottish) với tác phẩm “Tìm Hiểu Sự Giàu Có Của Các Quốc gia” (Inquiry of Wealth of Nations) xuất bản năm 1776. Trong cuốn sách này Adam Smith tổng hợp và hệ thống hóa các luồng tư tưởng kinh tế đương thời và từ cuốn sách này nền Kinh Tế Tư Bản ra đời (The Capitalist System). Ông chủ trương chính sách Bất-Can-Thiệp (Non-interference) hay Không Nhúng Tay Vào (Hand-off) của chính quyền vào nền kinh tế. Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh (Mechanism of free and competitive market) sẽ hướng dẫn (guiding) các hoạt động kinh tế và điều chỉnh (Adjusting) các vấn nạn kinh tế (Economic problems).
Giữa thế kỷ XIX xuất hiện một số kinh tế gia cấp tiến như Friedrich Engels (1820-95) và Karl Marx (1818-85) chủ trương chủ thuyết “kinh tế tập quyền trung ương” (Centraly controled economy) bởi chính phủ hay chủ thuyết Kinh Tế Cộng Sản (Communist Economic System). Karl Marx đả phá nền kinh tế tư bản bóc lột qua Trị Giá Thặng Dư (Surplus Value) trong cuốn sách của ông “Tư Bản Luận” (Das Capitas-1867). Đề tài này nằm ngoài phạm vi của bài viết này nên người viết không bàn tới ở đây.
II/ Trường phái kinh tế Keynes (The Keynesian School of Economics).
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ 1929-1933, năm 1936 xuất hiện một cuốn sách nổi tiếng với nhan đề “ Lý thuyết tổng quát về Nhân Dụng, Lãi Suất và Tiền Tệ” (The general theory of Employment and Interest and Money) của kinh tế gia người Anh là John Maynard Keynes. Ông là một kinh tế gia và chuyên gia tài chánh (An economist and financial Expert). Ông quan sát kỹ cuộc khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ và đưa ra quan điểm Cơ Chế Thị Trường (Market mechanism) Bất Lực và thị trường không có sự cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition) nên gây trì trệ suy thoái kinh tế với nạn thất nghiệp trầm trọng. Do đó Keynes chủ trương chính phủ phải can thiệp và điều hướng nền kinh tế.
Theo trường phái kinh tế Keynes, số Cầu hay giới tiêu thụ là chủ thể quan trọng trong nền kinh tế vì lập luận rằng “Số Cầu tạo ra Số Cung” (Demand creates Supply) ngược lại với quan điểm của trường phái kinh tế cổ điển “Số Cung tạo ra Số Cầu” (Supply creates Demand)
Nói khác đi trong nền kinh tế có hai chủ thể, giới sản xuất (Số Cung) và giới tiêu thụ (Số Cầu). Hai trường phái kinh tế cổ điển và Keynes còn được gọi là trường phái kinh tế nghiêng về Số Cung (Supply-side Economics) và trường phái kinh tế nghiêng về Số Cầu (Demand –side Economics).
Đảng Cộng Hòa chủ trương và ưu đải giới sản xuất hơn trong vấn đề tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả nên áp dụng các chính sách kinh tế của trường phái nghiêng về Số Cung, trong khi đó đảng Dân Chủ đặc biệt quan tâm tới giới tiêu thụ nên áp dụng các chính sách kinh tế nghiêng về Số Cầu.
Các chính sách kinh tế trong nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ chỉ nằm trong hai dạng duy nhất là Tài Chánh (Fiscal Policy) và Tiền Tệ (Monetary Policy). Chính sách tài chánh liên quan đến tăng hay giảm thâu hoạch thuế má (Tax Revenue) và tăng hay giảm chi tiêu của chính phủ. Chính sách tiền tệ liên quan tới số cung tiền tệ qua sự tăng hay giảm Dự Trữ Bắt Buộc (Required Reserve) Lãi Suất Chiết Khấu (Discount Rate) và hoạt động thị trường mở cửa (Open market operation) tức là mua vào hay bán ra công khố phiếu cho dân chúng và ngoại quốc hay các định chế tài chánh như ngân hàng, quỹ bảo hiểm v..v... Đối với vấn nạn kinh tế như lạm phát hay thất nghiệp chính phủ có thể áp dụng chính sách tài chánh hay tiền tệ hoặc cả hai tùy trường hợp.
Trải qua lịch sử phát triển và tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ, ít có khi nào và hầu như chẳng có bao giờ, theo thiển ý người viết, có vấn nạn kinh tế vừa lạm phát lại vừa trì trệ hay suy thoái kinh tế. (Stagflation : Stagnancy, Inflation) như hiện nay.
Lạm phát cao và lâu dài hiện nay do nguyên nhân chính yếu và duy nhất là vì Joe Biden đánh mất sự Tự Túc (Self-sufficiency) nhiên liệu xăng dầu do việc cấm khai thác dầu thô qua kỹ thuật phiến đá (slates) trên đất công liên bang và thềm lục địa cộng thêm việc ngừng dự án đường ống dầu thô Keystone-XL từ Canada xuống Texas qua sắc lệnh hành chánh ngay khi lên nắm chính quyền.
Hậu quả tức thời, theo luật cung cầu, giá xăng dầu tăng vọt từ 2.5 đô la cuối năm 2020. Chi phí xăng dầu chiếm tỷ lệ lớn trong sản phí (Production costs) vì từ nguyên liệu tới thành phẩm đều cần tới chuyên chở và gây ra ảnh hưởng giây chuyền khôn lường. Joe Biden đang ở trong tình trạng lưỡng lan (Dilemma). Hiện nay ông chú trọng đến giải quyết nạn lạm phát qua chính sách Tiền Tệ Xiết Chặt (Tight Money Policy) qua việc tăng lãi suất chiết khấu của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đã 9 lần và có thề còn thêm 2 lần nữa trong năm nay 2023, tức từ 0.5% đầu năm 2021 lên tới khoảng 8.5% hiện nay hay từ 0.5 đô la lên tới 8.5 đô la cho mỗi 100 đô la xin chiết khấu.
Chính sách tiền tệ xiết chặt này khiến các ngân hàng thương mại sẽ tăng lãi suất xin vay tiền để đầu tư của giới sản xuất và giới tiêu thụ để chi tiêu. Hai giới này đều là nạn nhân, đặc biệt giới sản xuất nản lòng không gia tăng đầu tư gây ra thất nghiệp.
Joe Biden cũng áp dụng chính sách tài chánh tăng thuế doanh lợi (Corporate profits) từ 21% lên đến 28% khiến các xí nghiệp sản xuất nản lòng và bất mãn nên không tăng đầu tư và có thể giảm gây ra thải bớt công nhân.
Joe Biden bỏ hay giảm thuế suất đánh trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc khiến các nhà sản xuất nội địa không cạnh tranh nổi về giá cả nên có thể bị phá sản đóng cửa gây ra thất nghiệp.
Gần đây Joe Biden vẫn khoe và rêu rao nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi mạnh và nạn thất nghiệp ở mức 3.5%, mức thấp nhất trong nhiều thập niên qua. Người viết không tin, vì dựa vào các dấu chỉ kinh tế (Economic Indicators) dưới đây :
· Ngành xây cất nhà mới giảm 10% vì chi phí vật liệu xây cất tăng cao do lạm phát.
· Thị trường nhà cửa cũng giảm, ít người mua vì lãi suất vay tiền ngân hàng cao do lãi suất chiết khấu cao.
· Gần đây rất nhiều công ty lớn như Amazon sa thải nhiều ngàn công nhân.
· Sự sụp đổ ngân hàng lớn như Silicon Valley ở tiểu bang California và Signature tiểu bang New York cũng là một dấu chỉ kinh tế cho thấy ít nhà đầu tư và công chúng xin vay tiền do lãi suất cao, nên các ngân hàng này thua lỗ nặng trong vài năm qua, nên bắt buộc phải khai phá sản.
· Từ thời Bill Clinton mở cửa cho Trung Quốc xâm nhập vào nền Kinh tế Hoa Kỳ và phong trào Toàn Cầu Hóa kinh tế (Economic Globalization) bắt đầu phát triển mạnh, hàng ngàn công ty lớn nhỏ Hoa Kỳ bỏ nước chạy sang đầu tư tại Trung Quốc vì thị trường tiêu thụ lớn và giá nhân công rẻ, khiến nền tảng kỹ nghệ sản xuất Hoa Kỳ gần như kiệt quệ và rơi vào tình trạng trì trệ trừ thời kỳ Donald Trump.
· Chỉ số thị trường chứng khoán New York Down Jones, Nasdaq và Standard and Poor gia tăng không có nghĩa là nền kinh tế phục hồi mạnh và thịnh vượng vì như quý vị biết một số tài phiệt làm giá để làm giàu. Họ tung ra bán một số cổ phiếu lớn làm giá cổ phiếu giảm và chờ khi giá xuống thực thấp họ lại mua vào, kiếm lợi kết sù.
III/ Chính sách đạo văn. Trường phái kinh tế Bidenomics.
Joe Biden chỉ là một người đạo văn gian manh. Ông bắt chước Cựu Tổng Thống Ronald Reagan với học thuyết kinh tế Reaganomics lấy tiếng cho oai. Học thuyết Reaganomics chủ trương gì có lẽ Joe Biden cũng chẳng biết.
Reaganomics theo chính sách kinh tế của trường phái kinh tế nghiêng về Số Cung (supply-side economics) tức là chú trọng và nâng đỡ các nhà sản xuất, cũng là chủ trương của đảng Cộng Hòa. Reaganomics áp dụng chính sách tài chánh sau đây :
· Giảm thuế suất doanh lợi tối đa cho giới sản xuất. Một trong những lần giảm thuế suất doanh lợi lớn nhất trong lịch sử kinh tế Hoa Kỳ để kích thích đầu tư của giới sản xuất.
· Đơn giản tối đa luật lệ và thủ tục kinh doanh, xoá bỏ luật lệ cũ khắc khe thiếu hiệu năng, thiết lập luật lệ mới, đơn giản và phù hợp với nhu cầu hiện tại là kích thích gia tăng đầu tư tối đa của giới sản xuất.
· Thực hiện một dự án bảo trì và phát triển hạ tầng cơ sở quy mô về xa lộ xuyên bang, cầu cống, các phi cảng và hải cảng tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp. Cụu Tổng Thống Ronald Reagan đã thành công lớn, đưa nền kinh tế trì trệ suy thoái với mức thất nghiệp cao khoảng 15% lực lượng lao động thời cựu tổng thống Carter trở nên phồn thịnh, với mức sống của toàn dân được nâng cao.
Học thuyết đạo văn Bidenomics chủ trương gì ?
Theo thông tín viên Thanh Thảo trích dẫn thì bài nói chuyện với công chúng ở tiểu bang Michigan, Joe Biden sẽ thực hiện một chính sách kinh tế “Bidenomics” có tầm vóc lớn về “Phát triển hạ tầng cơ sở” không nhỏ bé và vụn vặt như dự àn 1.2 ngàn tỷ trước đây để tạo công ăn việc làm cho dân chúng, ngoài ra không có chính sách hay biện pháp nào khác. Chính sách chi tiêu của chính phủ để thực hiện một dự án vĩ đại “Phát triển hạ tầng cơ sở” là chính sách tài chánh của trường phái kinh tế nghiêng về Số Cung, tức là giới sản xuất. Như vậy Bidenomics bắt chước Reaganomics rồi! Tổng Thống Donald Trump cũng đã áp dụng hầu như 100% chủ thuyết kinh tế Reaganomics nghiêng về Số Cung tức là chú trọng và ưu đãi giới sản xuất gia tăng đầu tư tạo công ăn việc làm và tài hóa và giảm thất nghiệp. Donald Trump cũng thành công rực rở với tăng trưởng kinh tế từ 3,5%-4,2% và nạn thất nghiệp ở mức 3,5% lực lượng lao động, mức thấp nhất trong 5 thập niên qua. Donald Trump đã đưa nền kinh tế Hoa Kỳ thoát khỏi trì trệ thời Barack Obama để trở thành phú cường, mức sống của dân chúng được nâng cao, xã hội an toàn, đồng đô la có giá trị trên thị trường tiền tệ thế giới, tự túc xăng dầu và giá xăng rẻ, 2,5 đô la một ga lông xăng thường vào cuối năm 2020.
Vậy tại sao vừa mới nắm chính quyền, ngay trong tháng đầu Joe Biden đã ký mấy chục sắc lệnh hành chánh để xóa bỏ các chính sách chính trị và kinh tế của Tổng Thống Donald Trump ? Quý vị có câu trả lời không ? Nếu có xin cho người viết biết.
Theo quan điểm của người viết, Joe Biden mắc bệnh “Mặc cảm thua kém” (Complex of inferiority) trở nên tự ái và cố chấp nên xóa bỏ bất cứ gì mà cựu tổng thống Donald Trump đã áp dụng. Nếu Joe Biden tiếp tục áp dụng các chính sách kinh tế của Donald Trump, ông vẫn duy trì được một nền kinh tế thịnh vượng, mức sống vật chất cao hơn, an ninh nội địa bảo đảm hơn với ít tội ác hơn nhiều và ông không phải đương đầu với vấn nạn kinh tế lưỡng lan (Dilemma) vừa có lạm phát vừa có suy thoái kinh tế (Stagflation) như hiện nay.
Theo người viết, Joe Biden hãy tạm quên vấn nạn lạm phát hiện nay, mà hãy chú trọng vào sự giúp đở và ưu ái giới sản xuất qua các chính sách tài chánh để kích thích họ tăng gia mạnh đầu tư sản xuất, tạo công ăn việc làm, gia tăng tài hóa dồi dào cho thị trường tiêu thụ. Nói khác đi hãy thực hiện điều kiện “Ít tiền nhiều tài hóa” (A little money chases a lot of goods) tức là tăng trưởng kinh tế hay GDP cao và lâu dài, lạm phát và suy thoái kinh tế sẽ biến mất. Tóm lại Bidenomics là đạo văn Reaganomics và Trump-Megaism.
LỜI CUỐI.
Kính thưa quý vị đồng hương thân mến
Nhìn vào cốt lõi vấn đề, không phải vì mặc cảm thua kém nên Joe Biden tự ái hủy bỏ các chính sách kinh tế của cựu tổng thống Donald Trump. Joe Biden là một tổng thống bù nhìn, phải có một cá nhân hay một lực lượng nào đó đứng sau chỉ đạo nhằm phá hoại nền kinh tế Hoa Kỳ và làm suy yếu Hoa Kỳ trên chính trường thế giới. Cá nhân đó là tổng thống da đen Barack Obama và lực lượng đứng sau là Trung Cộng. Hai thủ phạm này ra lệnh cho tổng thống bù nhìn Joe Biden tạo ra nạn lạm phát cao và lâu dài qua chính sách nhiên liệu xăng dầu và suy thoái kinh tế gây ra sự bất mãn cao độ của tuyệt đại đa số dân chúng, đặc biệt giới trung lưu, dưới trung lưu và nghèo khó, gây ảnh hưởng chính trị xấu trong cuộc bầu cử tổng thống 2024. Theo một số cuộc thăm dò gần đây Joe Biden chỉ được 36% dân chúng ủng hộ. Barack Obama cũng là tay sai của Trung Cộng ngầm ra lệnh cho Joe Biden đảo ngược chính sách kinh tế Keynesian hay nghiêng về Số Cầu của đảng Dân Chủ Xã Hội Cấp Tiến và thay vào đó bằng chính sách đạo văn Bidenomics để cứu nguy trong cuộc bầu cử tổng thống tới, 2024.
Kính chào
Garden Grove
July/4/2023